Thủ tướng: Cần xóa bỏ ngay thứ văn hóa không nhúc nhích
20/05/2019 | 10:43 AM



(chinhphu.vn) Sáng 19/5/2019, tại Hà Nội, phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, Thủ tướng nêu rõ, cần xóa bỏ ngay thứ văn hóa không nhúc nhích, để “nước đến chân mới nhảy”, đợi nhắc thì làm, sáng cắp ô đi chiều cắp về, đang trong giờ rời nhiệm sở không có lý do chính đáng. Không ăn lạm từng giây, từng phút, từng đồng thuế của người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Lễ phát động do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương.
Sự kiện được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là hoạt động thiết thực, mang ý nghĩa sâu sắc để tưởng nhớ Bác Hồ về lời dạy và tấm gương suốt đời vì nước, vì dân, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương nêu rõ, năm 2019 là năm quan trọng, cần có sự bứt phá để thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tạo tiền đề vững chắc để nước ta phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới.
Thủ tướng cho rằng, trong thời gian qua, đội ngũ công chức, viên chức ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp. Phong cách giao tiếp, ứng xử đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện văn hóa công sở. Ở một số nơi, công tác tiếp công dân chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất. Một bộ phận cán bộ công chức mang nặng tư duy cửa quyền, thiếu trách nhiệm với dân, không nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế, có lời nói, hành xử không chuẩn mực, không tôn trọng cấp trên, thiếu công bằng với cấp dưới, gây bức xúc trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.
Ảnh VGP/Quang Hiếu
Chính thức phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, Thủ tướng đề nghị mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt một số nhiệm vụ. Đó là cần xóa bỏ ngay thứ văn hóa không nhúc nhích, văn hóa để “nước đến chân mới nhảy”, văn hóa đợi nhắc thì làm, không nhắc thì cũng làm nhưng làm chậm, chậm trễ trong xử lý nhiệm vụ được giao mà nhân dân, cơ quan đang mong đợi.
Văn hóa công sở phải gắn với gia đình và văn hóa xã hội. Cán bộ công chức phải thực sự nêu gương với người thân trong gia đình, con cái, bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội. Văn hóa công sở là đúng giờ, không đi trễ về sớm, xóa bỏ thứ văn hóa đang trong giờ rời nhiệm sở không có lý do chính đáng. Thủ tướng yêu cầu cán bộ, công nhân viên không được bỏ bê công việc, không ăn lạm từng giây, từng phút, từng đồng thuế của người dân. Thực hành làm hết giờ sang làm hết việc, xóa bỏ văn hóa sáng cắp ô đi chiều cắp về.
Văn hóa công sở gắn với trách nhiệm công vụ, trong đó trách nhiệm công vụ là trung tâm, văn hóa là cái gốc. Văn hóa công vụ là phải đặt giá trị tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lấy lợi ích người dân, doanh nghiệp làm mục tiêu.
Ảnh VGP/Quang Hiếu
Để cụ thể những quan điểm trên, Thủ tướng đề nghị phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” rộng hơn nữa là biến phong trào thành chiến lược xây dựng văn hóa công sở dựa trên 3 trụ cột.
Thứ nhất, là cần xây dựng lại hệ giá trị chuẩn mực trong văn hóa công sở. Đây là yêu cầu mang tính tiền đề. Giống như mọi văn hóa khác, văn hóa công sở không thể cân đong, đo đếm được trực tiếp mà được hình thành từ trong ý thức của từng người, tạo nên niềm tin giá trị, động lực thôi thúc cách ứng xử làm việc của mỗi cá nhân. Vì vậy, mỗi cán bộ, công chức cần phải có niềm tin vững chắc vào mỗi giá trị văn hóa mà cơ quan, công sở của mình theo đuổi.
“Niềm tin đó thường chỉ có được khi chúng ta thực hành nêu gương, bắt đầu từ cấp trên làm trước, cấp dưới làm sau, lãnh đạo làm gương, nhân viên soi vào. Nếu gương mà bẩn thì mặt người soi nhìn cũng không hay ho gì”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các địa phương. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Trụ cột thứ 2 là kiến tạo nên môi trường làm việc có văn hóa và hiệu quả. Không thể có một công sở có văn hóa nếu môi trường làm việc thiếu các chuẩn mực của văn hóa, nội bộ tồn tại căng thẳng, soi xét lẫn nhau, nghi ngờ, đố kỵ, bất hợp tác; mục tiêu làm việc chỉ chú trọng đến tiền lương thay vì giá trị công việc được tạo ra và cống hiến. Môi trường công sở được ví như một xã hội thu nhỏ, ở đó, hành xử có sự tương tác của mỗi cán bộ, công chức sẽ tạo nên bầu không khí và những giá trị nơi công sở.
Trong môi trường đó, mỗi cán bộ, công chức là những con người có trái tim, có cảm xúc, có trí tuệ, có bản lĩnh chứ không phải là những cỗ máy – robot, máy móc, bàng quan, vô cảm. Do đó, cần thúc đẩy sự cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, sẽ giúp khơi nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo và cống hiến”, Thủ tướng chia sẻ.
Môi trường công sở cũng là nơi bảo đảm vệ sinh môi trường, nhất là không có khói thuốc lá, ít nhất không không có rác thải nhựa trong các công sở.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các cơ quan Trung ương. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Trụ cột thứ 3 là hình thành hình ảnh, tác phong, cốt cách của cán bộ, công chức chuyên nghiệp, tận tâm, mẫu mực, sáng tạo vì người dân phục vụ. Mỗi con người khi đã làm cán bộ, công chức Nhà nước thì phải uốn nắn mình trở thành những con người mẫu mực, chuyên nghiệp, sáng tạo, luôn tận tụy, vì lợi ích của người dân, của doanh nghiệp. Trong mọi vị trí và điều kiện công tác, phải luôn nỗ lực hoàn thành trách nhiệm được giao, tạo sự tin tưởng và thân thiện với lãnh đạo, với đồng nghiệp và người dân. Tính chuyên nghiệp trong công sở thể hiện ở sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, ứng xử với cấp trên, đồng cấp và cấp dưới, biết cách thức tổ chức công việc và hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng hạn, tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức, lành mạnh trong quan hệ, thăng tiến dựa trên năng lực và thành quả công tác.
Hướng đến 3 trụ cột đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, đề án đã được giao. Triển khai đồng bộ các quy định về văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị mình.
Thi đua xây dựng môi trường làm việc dân chủ, văn hóa, thân thiện, hiện đại, cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn, công sở văn minh, khoa học. Niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại mọi trụ sở.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Bằng khen cho các tập thể. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng đề nghị thi đua thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức lối sống, đạo đức công vụ, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành. Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thi đua thực hiện tốt chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, luôn sẵn sàng chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, phải không ngừng thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ trong tình hình mới. Thi đua thực hiện giao tiếp tốt, tác phong chuyên nghiệp, làm việc khoa học, kỷ cương, kỷ luật hành chính; tôn trọng, lắng nghe, tận tình với người dân; hợp tác chặt chẽ, tương trợ với đồng nghiệp. Cấp trên phải công tâm, khách quan, lắng nghe và tôn trọng cấp dưới. Cấp dưới phải phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công của cấp trên theo đúng quy định.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải đi đầu, gương mẫu trong thực hiện văn hóa công sở.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trao Bằng khen cho các tập thể. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác, một lần nữa Thủ tướng kêu gọi mỗi cán bộ, công chức, viên chức hãy phát huy tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết chúng sức, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, thi đua thực hiện văn hóa công sở, đạo đức công vụ, dốc lòng phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc./.
Nguồn: theo http://chinhphu.vn
Tin liên quan
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
- Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế
- Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự
Xuất bản thông tin
Hội thảo tham gia ý kiến liên quan tới việc triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Thứ Sáu, ngày 09/05/2025 03:12Ngày 9/5/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến về các nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2023/NĐ-CP và Thông tư 32/2023/TT-BYT liên quan tới việc triển khai Luật Khám...
Cấp cứu thành công trẻ 8 tháng tuổi bị sởi biến chứng nghiêm trọng
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:42Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc đã cứu sống trẻ bị sởi biến chứng rất nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, ARDS, sốc nhiễm khuẩn... Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện...
Căn bệnh ung thư gây ra gần 8.500 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, có người 20 tuổi đã mắc
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:34Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Theo WHO, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca mắc mới, 115.000 ca tử vong do ung thư. Các loại ung thư phổ biến gồm ung thư...
Yêu cầu đẩy mạnh kê đơn thuốc điện tử, liên thông đơn thuốc và bán thuốc theo đơn
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:32Việc áp dụng công nghệ thông tin là phương án hữu hiệu để có thể quản lý việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc cũng như truy xuất nguồn gốc thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đồng...
Các ngành đào tạo thuộc nhóm kỹ thuật y học
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:29Bà Ngô Thị Hồng (Bắc Ninh) hỏi, nhóm ngành kỹ thuật y học gồm những ngành nào? Trường hợp tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành kỹ thuật y học, mã số V.08.07.18 có bằng thạc sĩ...
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng tại Việt Nam: Từ tôn vinh đến thúc đẩy cơ chế, chính sách nghề nghiệp
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:16Tôn vinh điều dưỡng nhân Ngày Quốc tế Điều dưỡng (International Nurses Day – IND) không chỉ là sự ghi nhận những đóng góp thầm lặng nhưng không thể thay thế của điều dưỡng, lực lượng...
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:14Lãnh đạo Bệnh xá đảo Song Tử Tây , Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cho biết, đến sáng ngày 10/5 sức khỏe của bệnh nhân Trần Văn Ưu đã ổn định. Đưa...
Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:11Một bé trai 5 tuổi (ở Thường Tín, Hà Nội) nghịch giải rút quần, tự cuốn “thắt cổ” treo mình trên dây mắc màn, nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ. Bố bệnh nhi cho...
Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:09Theo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:06Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, sức khỏe của nhân dân là tài sản vô giá và là nền tảng cho sự phồn vinh quốc gia. Kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, đơn vị...
'Giờ vàng' nào giúp điều trị đột quỵ cấp hiệu quả?
Thứ Bẩy, ngày 10/05/2025 04:22Tại hội thảo khoa học "Giải pháp bảo vệ tế bào thần kinh cho bệnh nhân đột quỵ cấp và phục hồi chức năng sau đột quỵ", các chuyên gia đã nhấn mạnh vai trò của "giờ vàng" để điều trị sớm đột quỵ...
Bình Thuận mở rộng đối tượng tiêm vaccine nhằm ngăn chặn bùng phát dịch sởi
Thứ Bẩy, ngày 10/05/2025 04:21Hiện, tỉnh Bình Thuận đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi (đợt 3) cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi đến 15 tuổi tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ...
Ngành sản phụ khoa Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau
Thứ Bẩy, ngày 10/05/2025 04:17TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định: Ngành sản phụ khoa đang bước vào một kỷ nguyên đổi mới sáng tạo, cần tăng cường hợp tác quốc tế và không để bất kỳ...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
Thứ Năm, ngày 08/05/2025 04:08Ngành y tế đang lấy ý kiến sửa đổi Luật BHYT, để cụ thể một số nội dung tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. GS.TS Trần Văn Thuấn,...