Thủ tướng: Cần hỗ trợ, tháo gỡ mọi vướng mắc, sản xuất bằng được thuốc, vaccine COVID-19 trong nước
27/11/2021 | 15:30 PM



Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần hỗ trợ, thúc đẩy, tháo gỡ mọi vướng mắc để sản xuất bằng được vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong nước, nhưng phải bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả và đúng pháp luật, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.
Sáng 27/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp về nhập khẩu và sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước.
Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan liên quan, đại diện các cơ sở nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc, các chuyên gia, nhà khoa học.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Nghiên cứu một số loại thuốc điều trị COVID-19 đặc hiệu
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 26/11, trên thế giới có 326 loại vaccine đang được nghiên cứu, trong đó 132 loại vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng bằng các công nghệ khác nhau.
Có 24 loại vaccine đã được phê duyệt sử dụng ở các nước, trong đó có 8 loại được WHO cấp phép. Có hơn 25 phương pháp điều trị đã và đang được tiếp cận.
Tại Việt Nam, có 9 loại vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp. Đến ngày 25/11/2021, cả nước đã tiêm được khoảng 116,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó có 69,0 triệu liều mũi 1 và 47,4 triệu liều mũi 2. Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 113,5 triệu liều, trong đó có 66,5 triệu liều mũi 1 và 47,0 triệu liều mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều là 92,2% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 65,2% dân số từ 18 tuổi trở lên. Đối với trẻ từ 12-17 tuổi, đến nay đã có 28 tỉnh triển khai, tiêm được 2,9 triệu liều, tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều là 27,9% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 4,0%.
Về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước, hiện có các ứng viên vaccine như Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, vaccine do Công ty Shionogi (Nhật Bản) phát triển.
Bộ Y tế cũng đang hướng dẫn các đơn vị trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ các quốc gia khác như Cuba, Ấn Độ… và có thư gửi WHO giới thiệu các đơn vị của Việt Nam tham gia chương trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mRNA của WHO.
Việt Nam đang sử dụng một số thuốc điều trị đặc hiệu như Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir,...; thuốc kháng thể kép cho bệnh nhân COVID-19 nặng và một số thuốc hỗ trợ khác, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền… Một số loại thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu… cũng đang được nghiên cứu.
Có đơn vị đang triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1,2,3 đối với một số thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu xuất phát từ các bài thuốc, vị thuốc cổ truyền để phòng và điều trị COVID-19. Kết quả giai đoạn 2 cho thấy các thuốc cổ truyền có tính an toàn, về hiệu quả cần được tiếp tục chứng minh trong các nghiên cứu giai đoạn 3 với cỡ mẫu lớn hơn.
Bộ Y tế và các bộ, ngành, đơn vị đang phối hợp chặt chẽ để việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Thúc đẩy sản xuất vaccine và thuốc điều trị sẽ giúp tăng cường năng lực y tế trong nước
Sau khi lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dịch bệnh còn diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sau hai năm phòng, chống dịch, chúng ta đã đúc rút được các nguyên lý phòng, chống dịch dựa trên 3 trụ cột về cách ly, xét nghiệm, điều trị và phương châm "5K+vaccine+thuốc điều trị+công nghệ+đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác".
Việt Nam đã chuyển hướng chiến lược từ "0 COVID-19" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Để phòng, chống dịch hiệu quả, thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế cho thấy vaccine có tính chất quyết định, cộng với ý thức người dân là rất quan trọng.
Việc thúc đẩy sản xuất vaccine và thuốc điều trị sẽ giúp tăng cường năng lực y tế trong nước, góp phần phát triển ngành công nghiệp dược của Việt Nam.
Thủ tướng hoan nghênh Bộ Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, nhà khoa học, chuyên gia đã hưởng ứng sự kêu gọi, phát động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, vào cuộc tích cực, chủ động trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc điều trị trên tinh thần nhân đạo, trị bệnh cứu người.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là quyết tâm, phấn đấu sản xuất bằng được vaccine, thuốc điều trị trong nước để chủ động phòng chống dịch hiệu quả, tiết kiệm ngân sách và chứng minh trí tuệ, sức sáng tạo của con người Việt Nam.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là nhất quán, xuyên suốt, quyết liệt để sản xuất bằng được vaccine và thuốc phòng, chống COVID-19 dựa trên truyền thống nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc và vaccine trong nhiều năm qua, phát huy năng lực sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường của nhân dân ta, của ngành dược, ngành y tế, sự nỗ lực của các nhà khoa học, chuyên gia, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là quyết tâm, phấn đấu sản xuất bằng được vaccine, thuốc điều trị trong nước để chủ động phòng chống dịch hiệu quả, tiết kiệm ngân sách và chứng minh trí tuệ, sức sáng tạo của con người Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cần tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất bằng được vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong nước
Chia sẻ với các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, Thủ tướng nêu rõ, đây là công việc rất quan trọng, rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm do liên quan tới tính mạng, sức khỏe người dân. Do đó, cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết để nhận thức và hành động cho đúng. Cần hết sức tránh hai khuynh hướng là chủ quan, nóng vội và trì trệ, bảo thủ, cản trở sự phát triển, bảo đảm thực chất, không chạy theo thành tích.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chịu bất cứ một tác động, sức ép nào. Các cơ quan quản lý, chuyên môn cần làm việc công tâm, khách quan, trung thực, hiệu quả để đạt mục tiêu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng đề ra, bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật.
Thủ tướng đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất cần kiên trì theo đuổi công việc này vì mục tiêu khoa học, tinh thần nhân đạo và bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân. Tính mạng và sức khỏe của nhân dân là quan trọng nhất.
Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát lại, hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất thuốc và vaccine trong nước. Vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì đề xuất cấp đó tháo gỡ trên tinh thần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Bộ Y tế chủ trì, các cơ quan, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để mọi việc thông suốt, xử lý ngay các vướng mắc, không để kéo dài, ách tắc. Công tác truyền thông cần chủ động, tích cực nhưng thận trọng, trung thực và khách quan.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra công tác đảm bảo an toàn y tế phục vụ SEA Games 31
- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 (AHMM15) và các Hội nghị liên quan tại Bali, Indonesia 13 – 16/5/2022
- Tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế
- Bộ Y tế tiếp nhận 7,2 triệu liều vaccine do Australia tài trợ để cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
- Bộ Y tế tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
- Bộ trưởng Bộ Y tế trao Kỷ niệm chương “ vì sức khỏe nhân dân” cho Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam
- Cần quan tâm hơn về hoạt động quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở
Xuất bản thông tin
Sáng 16/5: Cả nước còn gần 1,3 triệu ca COVID-19 theo dõi, điều trị; 14 triệu người Việt đã có hộ chiếu vaccine
Thứ Hai, ngày 16/05/2022 01:23Bộ Y tế cho biết, đến nay cả nước còn 1,29 triệu người mắc COVID-19 theo dõi, điều trị. Trung bình số ca nhiễm mới ghi nhận trong 7 ngày qua là 2.493 ca/ngày. Đây cũng là mức trung bình thấp...
Hà Nội: Gần 169.000 trẻ từ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19, chỉ còn 140 F0 điều trị tại viện
Thứ Hai, ngày 16/05/2022 01:21Hà Nội ghi nhận 461 ca COVID-19 trong ngày 14/5, giảm 27 ca so với hôm qua. Gần 169.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm vaccine mũi 1. Bệnh nhân phân bố tại 161 xã, phường,...
Sau điều trị tại bệnh viện K, nhiều “Chuyến xe yêu thương” hỗ trợ người bệnh ung thư trở về nhà
Thứ Tư, ngày 11/05/2022 00:18Chuyến xe yêu thương đưa người bệnh trở về nhà đón tết là hành trình thân thuộc với nhiều người bệnh ung thư trong nhiều năm qua, những chuyến xe ấy gắn liền với sự hân hoan,...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/5 của Bộ Y tế
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 13:46Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ 16h ngày 14/5 đến 16h ngày 15/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 301 ca so...
Bộ Y tế: Bãi bỏ công văn 2009 về thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn chỉ là thủ tục hành chính
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 13:40Liên quan đến việc Bộ Y tế vừa có văn bản bãi bỏ công văn 2009/BYT- KHCT về việc thanh toán các dịch vụ kỹ thuật sử dụng máy mượn, máy do các đơn vị trúng thầu vật tư, hóa chất đặt, chiều 15/5,...
Hà Nội: Gần 169.000 trẻ từ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine COVID-19, chỉ còn 140 F0 điều trị tại viện
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 13:38Hà Nội ghi nhận 461 ca COVID-19 trong ngày 14/5, giảm 27 ca so với hôm qua. Gần 169.000 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã tiêm vaccine mũi 1. Bệnh nhân phân bố tại 161 xã, phường, thị trấn...
Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping kiểm tra công tác đảm bảo an toàn y tế phục vụ SEA Games 31
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 13:37Hơn 1.000 cán bộ y tế được huy động để tham gia đảm bảo công tác y tế phục vụ SEA Games 31. Trong những ngày qua, Tiểu ban Y tế và Kiểm tra Doping đã tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị...
Sáng 15/5: Chi tiết 340 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Nâng cấp dòng phụ BA.4 và BA.5 thành 'biến thể đáng lo ngại'
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 13:36Theo Bộ Y tế đến nay cả nước còn 340 ca COVID-19 nặng; Bộ Y tê yêu cầu tiếp tục phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 14/5
Thứ Bẩy, ngày 14/05/2022 13:35Thông tin ca mắc COVID-19 mới Tính từ 16h ngày 13/5 đến 16h ngày 14/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.895 ca nhiễm mới đều trong nước (giảm...
Sáng 14/5: Chỉ còn hơn 300 F0 nặng đang điều trị; Cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của cả nước thế nào?
Thứ Bẩy, ngày 14/05/2022 13:32Bộ Y tế cho biết, đến nay còn hơn 1,3 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đang điều trị, giám sát, trong đó có 333 F0 nặng. Sau nhiều tháng, số ca COVID-19 trung bình ghi nhận trong 07 ngày...
Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 13:31Bộ Y tế khẳng định: Việc thanh toán BHYT đối với máy đặt, máy mượn hiện nay đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6807/BYT-BH ngày 09/11/2018 của Bộ Y tế và không liên quan đến việc...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 (AHMM15) và các Hội nghị liên quan tại Bali, Indonesia 13 – 16/5/2022
Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 05:32Thực hiện kế hoạch công tác đối ngoại của Bộ Y tế năm 2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Trưởng đoàn công tác cùng các Vụ, Cục liên quan đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN...
Tăng cường giám sát các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em
Thứ Sáu, ngày 13/05/2022 09:37Ngày 13/5/2022, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 2480/BYT-DP đến các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực về việc giám sát các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân...