Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 của WHO

28/05/2022 | 20:03 PM

 | 

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 75 Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) từ ngày 22/5 – 28/5/2022 tại Geneva, Thụy Sỹ.

Chương trình nghị sự năm nay của Đại Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 có một nội dung hết sức quan trọng, đó là bầu Tổng Giám đốc của WHO nhiệm kỳ tháng 7/2022 – tháng 7/2027. TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, quốc tịch Ethiopia, Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ 7/2017 – 7/2022 đã được Hội đồng Chấp hành của WHO nhất trí tái ứng cử Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ tháng 7/2022 – tháng 7/2027. 

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus đã dành được đa số phiếu bầu của các quốc gia thành viên và trở thành Tổng Giám đốc WHO nhiệm kỳ tháng 7/2022 – tháng 7/2027. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cam kết sẽ nỗ lực hết mình, hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các quốc gia thành viên và tiếp tục cải tổ WHO để có thể hỗ trợ các nước tăng cường, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là ứng phó với những đại dịch nguy hiểm như COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 của WHO - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có bài phát biểu với chủ đề: "Sức khỏe vì Hòa bình và Hòa bình vì Sức khỏe"

Ngoài nội dung bầu Tổng Giám đốc của WHO, chương trình nghị sự của Đại Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 gồm 04 trụ cột chính: (1) Thêm 1 tỷ người hưởng lợi từ bao phủ y tế toàn dân; (2) Thêm 01 tỷ người dân được bảo vệ tốt hơn trước tình trạng y tế khẩn cấp; (3) Thêm 01 tỷ người dân sống khoẻ hơn và tốt hơn và (4) WHO hỗ trợ hiệu quả hơn cho các quốc gia.

Kỳ họp WHA75 đã thảo luận và thông qua các chiến lược, kế hoạch hành động về: Chương trình ngân sách 2022-2023; tài chính bền vững; các bệnh không lây nhiễm, phát triển hệ thống y tế bền vững, sức khoẻ tâm thần, bao phủ y tế toàn dân, phòng chống rượu bia, thuốc lá, HIV, viên gan B và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng chống Lao, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, chương trình tiêm chủng, các bệnh truyền nhiễm, nhân lực y tế, sức khoẻ bà mẹ trẻ em.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn và đoàn đại biểu của Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực đóng góp cho các nội dung của cuộc họp về các vấn đề y tế toàn cầu và khu vực. 

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 75 của WHO - Ảnh 2.

Tại Phiên toàn thể của Kỳ họp lần thứ 75 Đại Hội đồng Y tế thế giới, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã có bài phát biểu với chủ đề: "Sức khỏe vì Hòa bình và Hòa bình vì Sức khỏe". Thứ trưởng đánh giá cao Tổ chức Y tế Thế giới đã nâng cao vai trò của y tế trong việc thúc đẩy hòa bình và đảm bảo rằng sức khỏe vẫn là quyền cơ bản của con người đối với mọi người dân trong thời chiến tranh và xung đột. 

Sức khỏe vì hòa bình và Hòa bình vì sức khỏe là một phong trào toàn cầu mới mà tất cả các quốc gia phải tham gia. Một vấn đề có quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp đến cuộc sống cần có sự hành động và cam kết của mỗi quốc gia. Sự đóng góp của các quốc gia vì sức khỏe, vì hòa bình bắt đầu từ mỗi thôn bản. Thôn, bản khỏe mạnh là nền tảng của một quốc gia hòa bình. 

Đây là lý do tại sao hệ thống y tế cơ sở mà Việt Nam xây dựng trong nhiều thập kỷ qua là nền tảng để bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Những người dễ bị tổn thương và người dân ở các khu vực khó tiếp cận là đối tượng mà Việt Nam quan tâm để đạt được UHC.

Với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và hiện nay, và mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi, đồng thời bao phủ 98% dân số có bảo hiểm y tế để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã cho thấy năng lực quốc gia quyết định mức độ nghiêm trọng của hậu quả của đại dịch, biến đổi khí hậu và các trường hợp khẩn cấp khác, bao gồm cả xung đột. 

Việt Nam cam kết hưởng ứng lời kêu gọi của WHO nhằm xây dựng khả năng phục hồi của hệ thống y tế đối với đại dịch và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã cam kết dài hạn để đạt được mức phát thải carbon ròng vào năm 2050 trong COP 26 vào tháng 11 năm 2021. 

Việt Nam cùng mọi quốc gia kêu gọi nỗ lực chấm dứt xung đột và tiếp tục thể hiện tình đoàn kết để đảm bảo rằng ở những nơi có xung đột, sức khỏe vẫn sẽ được công nhận là quyền cơ bản của con người. Chính phủ Việt Nam ủng hộ các nỗ lực thực hiện mục tiêu này. 

Chính phủ Việt Nam đã thông báo với Liên hợp quốc tại Việt Nam khoản tài trợ 500.000 đô la Mỹ để giúp đỡ các nỗ lực của Liên hợp quốc và WHO trong công tác cứu trợ ở Ukraine.

Với hơn 20 bài tham luận thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, đoàn đại biểu Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và chủ động vào các chương trình nghị sự của kỳ họp được các quốc gia thành viên đánh giá cao. Phái đoàn Việt Nam tại Geneva cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong công tác chuẩn bị và cùng tham dự Kỳ họp.

Nhân dịp tham dự Đại Hội đồng Y tế Thế giới 75, đoàn Bộ Y tế đã tham dự một số cuộc họp bên lề với các đối tác quốc tế như: Tổ chức IAEA, Bộ phận Phòng chống bệnh lây nhiễm WHO Tổng hành dinh và tham dự một số cuộc họp song phương với Úc, Đan Mạch...

Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm và vai trò là một thành viên tích cực của khu vực Tây Thái Bình Dương tại diễn đàn quan trọng nhất về y tế toàn cầu, góp phần đưa tiếng nói của các quốc gia đang phát triển vào quá trình xây dựng và hoạch định các chính sách y tế toàn cầu trong tương lai./.

Ths. Phạm Thị Minh Châu, Phó VT Vụ HTQT từ Geneva, Thụy Sỹ


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa: Hợp tác chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:42

Chồng hồ sơ bệnh án dày như cuốn sách của em bé sinh non

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:41

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:40

Tuy Hòa triển khai khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm vào ngày 21 hàng tháng

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:38

Ý nghĩa nhân văn từ chương trình tặng sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:34

Thông tuyến 'thuốc bệnh viện', lợi đôi đường

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:33

Liên thông kết quả cận lâm sàng: tiết kiệm thời gian, chi phí

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:32

Quyết liệt đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trước những hệ lụy của chúng đối với giới trẻ

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:30

Hà Nội: Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:29

Thay đổi chế độ dinh dưỡng để phát triển sức vóc của người Việt

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:28

Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:27

Phẫu thuật cấp cứu thành công người đàn ông bị xương cá đâm thủng hành tá tràng

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:25

Thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:23

Chủ quan với nốt mụn ở cổ, nam thanh niên phải nhập viện điều trị

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:22

Nội soi mật tuỵ ngược dòng gắp sán lá gan kích thước khủng trong ống mật chủ

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:20

Dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:19

Hội thảo phương thức mới về truyền thông y tế

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:18

Khánh thành Đơn vị Điện Quang và Can Thiệp Tim Mạch tại Hà Nội

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:16

Bước đột phá trong điều trị các bệnh lý thần kinh tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:14

Tăng cường năng lực triển khai thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 09:04

Thăm dò ý kiến