Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phòng chống dịch đậu mùa khỉ

01/08/2022 | 19:48 PM

 | 

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch, bao gồm phát hiện sớm dựa trên lâm sàng, tìm nguồn cung cấp xét nghiệm chẩn đoán để chủ động phát hiện sớm ca bệnh xâm nhập để cách ly và điều trị kịp thời.

Chiều 1/8, Bộ Y tế tổ chức tập huấn toàn quốc Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ và một số nội dung về điều trị cúm A.

Buổi tập huấn được tổ chức trong bối cảnh số ca mắc đậu mùa khỉ tăng mạnh trên toàn thế giới khi chỉ trong 7 ngày có tới hơn 4.000 ca bệnh xác định được báo cáo. Tổng số ca bệnh ghi nhận đến nay là hơn 22.000 ca.

Trong đó, 7 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc, Trung Quốc/Đài Loan… đã ghi nhận 62 ca bệnh.

Các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phòng chống dịch

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai, vì thế việc chuẩn bị tâm thế ứng phó là cần thiết.

"Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào xâm nhập, trước tình hình dịch lây lan ở nhiều quốc gia, Bộ Y tế đã kích hoạt Văn phòng đáp ứng dịch khẩn cấp và triển khai các biện pháp phòng chống dịch" - Thứ trưởng cho hay. 

dau_mua2.jpg

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai. Ảnh: Lê Hảo

Ông cũng yêu cầu các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác phòng chống dịch, bao gồm phát hiện sớm dựa trên lâm sàng, tìm nguồn cung cấp xét nghiệm chẩn đoán để chủ động phát hiện sớm ca bệnh xâm nhập để cách ly và điều trị kịp thời. 

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phòng chống dịch đậu mùa khỉ - Ảnh 2.

Hịện không có thuốc kháng virus nào có hiệu quả đã được chứng minh cho bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Cùng đó, Thứ trưởng yêu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh đề xuất nhu cầu để chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị, sinh phẩm cho chẩn đoán và điều trị; Cục Quản lý Dược tiếp tục tìm nguồn cung ứng thuốc điều trị đậu mùa khỉ theo khuyến cáo và bảo đảm các nguồn cung ứng các thuốc điều trị nói chung, thuốc điều trị biến chứng...

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định xu hướng gia tăng ca bệnh đậu mùa khỉ là chắc chắn. Đặc biệt sau khi WHO công bố tình trạng y tế khẩn cấp, các quốc gia sẽ tăng cường giám sát và ban hành các hướng dẫn chẩn đoán xác định, ca bệnh sẽ tăng lên.

WHO đánh giá tổng thể nguy cơ dịch đậu mùa khỉ trên toàn thế giới ở mức trung bình. Khu vực châu Âu ở mức cao, khu vực khác ở mức trung bình. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương gồm cả Việt Nam chỉ ở mức nguy cơ thấp đến trung bình. Đánh giá này dựa trên 3 tiêu chí: độ nặng của bệnh, nguy cơ bệnh xâm nhập và nguy cơ lây truyền trong khu vực.

Điều đáng nói, vấn đề khó khăn trong chẩn đoán lâm sàng ca bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này là việc xuất hiện các ca bệnh có triệu chứng không điển hình. Hịện không có thuốc kháng virus nào có hiệu quả đã được chứng minh cho bệnh nhân đậu mùa khỉ. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, theo dõi và điều trị tổn thương.

Các chuyên gia của WHO và Bộ Y tế lưu ý 3 nhóm đối tượng gồm: Trẻ nhỏ - phụ nữ có thai và người suy giảm miễn dịch cần theo dõi sát để cho nhập viện sớm, hạn chế nguy cơ tiến triển nặng. 

Cơ sở y tế sẽ là nơi phát hiện những ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội y học Việt Nam, đến nay, Việt Nam chưa phát hiện được ca nào, những ca đầu tiên sẽ đưa vào cách ly tại cơ sở y tế. Cơ sở y tế cũng là nơi giám sát, phát hiện ca bệnh đầu tiên, chứ không phải là ở sân bay.

Ông lưu ý 2 nhóm người nguy cơ cao nhất là người trực tiếp chăm sóc người bệnh và nhân viên phòng xét nghiệm làm việc với các mẫu bệnh phẩm được gửi đến để chẩn đoán đậu mùa khỉ.

Do chưa có "mồi" để chẩn đoán xác định ca bệnh đậu mùa khỉ, do đó theo PGS Kính, trước mắt, Việt Nam tiến hành giám sát, theo dõi biểu hiện lâm sàng kết hợp với yếu tố dịch tễ để nhận định ca bệnh. Trong Hướng dẫn đã được ban hành cũng ghi rõ chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng về nốt ban phỏng giữa đậu mùa khỉ với các bệnh lý khác như tay chân miệng, đậu mùa, herpes lan toả.

3 tình huống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam

Tại cuộc họp, TS Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, để chủ động ứng phó, chẩn đoán điều trị bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống dịch.

- Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Các bệnh viện kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo các giai đoạn của dịch; Chuẩn bị cơ sở vật chất, khu vực cách ly, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện cho phòng chống dịch.

Xây dựng quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ; Thành lập đội chống dịch cơ động hỗ trợ cho tuyến dưới; Tổ chức diễn tập phòng chống dịch; Điều trị các ca bệnh theo phân tuyến, thực hiện phương án điều trị tại chỗ theo chỉ đạo.

- Tình huống 2: Có các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam

Tổ chức khu điều trị cách ly riêng cho ca bệnh đậu mùa khỉ; Cập nhật quy trình nội bộ tiếp đón, cách ly và điều trị người bệnh đậu mùa khỉ phù hợp với thực tế tại cơ sở; Thường trực chống dịch 24/24h.

Rà soát lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hoá chất, nhân lực sẵn sàng ứng phó với dịch lan rộng; Tổ chức tập huấn bổ sung cho nhân viên y tế: công tác điều trị, chống nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm.

- Tình huống 3: Dịch lây lan ra cộng đồng

Mở rộng khu vực cách ly điều trị, tính toán phương án tự cách ly điều trị tại nhà; Huy động các khoa lâm sàng và các bộ phận hỗ trợ tham gia; Thường trực chống dịch 24/24h; Sẵn sàng cử đội cấp cứu lưu động và hỗ trợ tuyến dưới, bệnh viện khác khi cần thiết;

Phân loại người bệnh theo mức độ nặng nhẹ để điều trị tại các tuyến phù hợp; hạn chế di chuyển người bệnh; Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác điều trị, chống nhiễm khuẩn và kiểm soát lây nhiễm, giám sát.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Tổng thuật trực tiếp chiều 18/3: Phiên chất vấn và trả lời chất vẫn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao

Thứ Hai, ngày 18/03/2024 08:13

Vietnam Medi-Pharm 2024 diễn ra từ ngày 09 - 12/ 5 tại Hà Nội

Thứ Ba, ngày 19/03/2024 03:01

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

Giới hạn tuổi nào cho bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư đường tiêu hóa

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 06:56

Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 01:21

Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 00:40

Tổng thuật: Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Thứ Ba, ngày 26/03/2024 03:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Phát hiện 08 ca sốt phát ban nghi mắc sởi tại huyện Đức Thọ

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 10:33

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Thăm dò ý kiến