Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77
29/05/2024 | 17:56 PM
Ngày 28/5/2024, phiên họp toàn thể kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77 (WHA-77) tiếp tục với bài phát biểu của trưởng đoàn các các quốc gia thành viên với chủ đề “Tất cả cho sức khỏe, sức khỏe cho mọi người”.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có bài phát biểu trao đổi về chủ đề này vào chiều ngày 28/5/2024.
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77 ngày 28/5/2024.
Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nêu rõ, một năm trước chúng ta đã kết thúc năm kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 1948, một cột mốc quan trọng trong lịch sử y tế công cộng toàn cầu. Trong nhiều thập kỷ, những thành tựu về y tế công cộng đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người dân trên khắp thế giới, bao gồm những lợi ích to lớn về sức khỏe cho người dân Việt Nam. Đây là những thành tựu mà Việt Nam vô cùng tự hào chia sẻ hôm nay.
Lĩnh vực trọng tâm thứ nhất là tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở hoặc hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu làm nền tảng cho bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Điều này có nghĩa là định hướng lại hệ thống y tế từ bệnh viện làm trung tâm sang chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc lấy con người làm trung tâm, đồng thời mang lại cho mọi người quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế thiết yếu, có chất lượng ở cấp cơ sở gần nơi họ sinh sống.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 93% dân số, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, bao gồm cải thiện tài chính cho chăm sóc sức khỏe ban đầu và bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu, đặc biệt là đối với các bệnh không lây nhiễm (NCD) và sức khỏe bà mẹ.
Ngoài ra, Việt Nam đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về tiêm chủng định kỳ cho trẻ em do sự gián đoạn của đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu vaccine. Từ năm 2022 đến 2030, Việt Nam sẽ bổ sung thêm 4 vaccine vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm vaccine phòng bệnh do vi rút Rota từ năm 2022, vaccine phòng bệnh do phế cầu từ năm 2025, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung từ năm 2026 và vaccine phòng bệnh cúm mùa từ năm 2030.
Lĩnh vực trọng tâm thứ hai là chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp về sức khỏe. Việt Nam đã chuyển đổi thành công chiến lược ứng phó với COVID-19 sang quản lý bền vững sau khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế kết thúc vào tháng 5 năm 2023. Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp khác về sức khỏe, bao gồm sự bùng phát của các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine như sởi và bạch hầu, cũng như bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), cúm gia cầm ở người, sốt xuất huyết và các bệnh khác.
Cũng trong tháng 5 này, Chính phủ Việt Nam và WHO thông báo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội đã được chỉ định là Trung tâm Hợp tác của WHO. Vì vậy, Việt Nam rất vinh dự nhận được sự ghi nhận này về vai trò quan trọng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Việt Nam cũng như khả năng đóng góp của bệnh viện này cho an ninh y tế khu vực và toàn cầu.
Việt Nam tự hào về tất cả những thành tựu về y tế mà Việt Nam đã đạt được và mong muốn tiếp tục hợp tác với WHO trong thời gian tới.
Trong ngày 28/5/2024, Ủy ban A (kỳ họp Đại hội đồng đã có phiên toàn thể và có các phiên họp mang tính kỹ thuật, chia thành hai Ủy ban, gọi là Ủy ban A và Ủy ban B) tiếp tục phiên họp về các nội dung của Trụ cột thứ 4 gồm dự thảo Chương trình công tác chung lần thứ 14, 2025 - 2028; tài chính và việc thực hiện Chương trình ngân sách 2022-2023 và vấn đề tài chính của Chương trình ngân sách 2024-2025; tài chính bền vững: Vòng đầu tư của WHO.
Ngoài ra, các vấn đề thuộc trụ cột số 2 cũng được tiến hành thảo luận, bao gồm các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng; chuẩn bị và ứng phó; Cơ quan Đàm phán liên Chính phủ để dự thảo và đàm phán về một Công ước/Thỏa thuận của WHO hoặc một văn kiện quốc tế khác về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch; nhóm công tác về sửa đổi Điều lệ Y tế quốc tế (2005); Ủy ban Tư vấn và Giám sát độc lập cho Chương trình Khẩn cấp về Y tế của WHO; việc thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (2005).
Đoàn Việt Nam đã tham dự và có tham luận về một số nội dung chuyên môn của các phiên họp của Ủy ban A. Bà Phạm Thị Minh Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế Việt Nam đã có bài tham luận đối với nội dung dự thảo thỏa thuận của Tổ chức Y tế thế giới về thỏa thuận ngăn chặn, ứng phó và xử lý đại dịch trong tương lai. Bà Phạm Thị Minh Châu cho biết kinh nghiệm từ bài học của COVID-19 cho thấy thỏa thuận này là cơ hội để các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển có cơ hội tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế, các vật tư, trang thiết bị, vaccine, sinh phẩm, thuốc điều trị… để phòng, chống đại dịch; đây là bước tiến đột phát để các quốc gia cùng nhau hành động cho một thế giới khoẻ mạnh hơn, bình đẳng hơn.
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ Y tế Việt Nam tham dự kỳ họp lần thứ 77 Đại Hội đồng Y tế Thế giới từ ngày 27/5/2024 đến ngày 31/5/2024 tại Geneva, Thụy Sỹ.
Bên lề kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã tham dự cuộc họp cấp cao lần thứ hai của Hội đồng Thúc đẩy tiến trình phát triển vaccine phòng ngừa Lao của WHO.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã có bài phát biểu, chia sẻ về nỗ lực và năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo tiếp tận nhanh chóng và tin cậy với các loại vaccine Lao mới hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh Lao vào năm 2035. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết vaccine Lao mới mang đến cơ hội lớn để chấm dứt một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới và Việt Nam có đủ năng lực, kinh nghiệm và điều kiện thuận lợi cần thiết để sử dụng hiệu quả những công cụ phòng ngừa Lao mới quan trọng này. Trên thực tế, WHO đã ghi nhận Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia của Việt Nam là một trong những chương trình mạnh nhất trong khu vực.
Trong 40 năm qua, chương trình đã cứu sống 50 nghìn sinh mạng, ngăn ngừa 7 triệu trẻ em mắc bệnh và loại bỏ các bệnh như đậu mùa và bại liệt. Trong 10 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã liên tục tăng nguồn tài chính hỗ trợ cho chương trình. Hiện nay, hầu hết chương trình hoạt động dựa vào nguồn tài chính trong nước và chúng tôi dự định mở rộng chương trình này hơn nữa bằng cách bổ sung thêm 4 loại vaccine mới trong 5 năm tới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng cho biết sức mạnh của Chương trình tiêm chủng, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được thể hiện rõ trong đại dịch COVID-19. Với năng lực và kinh nghiệm của mình, Việt Nam đã tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở người lớn từ 7,5% lên 100% với ít nhất một liều chỉ trong 5 tháng. Điều này được thực hiện nhờ sự cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, thể hiện qua hàng loạt chính sách, kế hoạch, hướng dẫn về tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng các loại vaccine mới./.
Đoàn công tác Bộ Y tế đưa tin từ Thụy Sĩ
Tin liên quan
- Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
- Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao
- Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng
Xuất bản thông tin
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15Sáng ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế...
Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 03:22“Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới và sáng tạo trong kỷ nguyên số về khoa học và công nghệ” là chủ đề Hội nghị Khoa học và Công nghệ Tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ 22, do Bộ Y tế phối hợp Trung...
Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 02:17Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy...
Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:51Chiều 25/12, tin từ BVĐK tỉnh Bình Dương, các bác sĩ của BV vừa cấp cứu thành công sản phụ vỡ tử cung. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân N.T.D, 36 tuổi, tiền căn 3 lần sinh mổ ....
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:48Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị khiếm thính. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ giảm thính lực cao trên...
Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:46Ngày 25/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 07 nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vào điều kiện thực tế...
Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:44Quy mô dân số của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 100 triệu người và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội cho đất nước tiếp tục duy trì tăng trưởng và phát triển....
Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:39Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn, trong đó có đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Như...
Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 12:32Hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”. Ngày...
Bệnh viện Bình Dân lần đầu tiên phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:48Bệnh viện Bình Dân vừa lần đầu tiên áp dụng phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành cho bệnh nhân bị nhão hoành. Phương pháp này giúp bệnh nhân không cần mở lồng ngực, giảm tổn thương...
Phẫu thuật, tái lưu thông ruột cho bệnh nhân tắc ruột dính
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:46Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được chẩn đoán tắc ruột dính, có chỉ định phẫu thuật gỡ dính, lập lại lưu thông ruột. Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Cặp vợ chồng đón tin vui sau 11 năm hiếm muộn
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:44Hơn một thập kỷ tìm con, người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng...
Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:41Khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn, giúp người bệnh hạn...
Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:38Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái V.T.T, 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải...
Chìa khóa vàng giúp bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:37Ung thư là bệnh ác tính, nguy hiểm, nguy cơ tái phát cao nhưng “chìa khóa vàng” để điều trị thành công là giai đoạn mắc. Bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú tại vị trí...
Người đàn ông được phẫu thuật cắt bỏ khối u từ dấu hiệu đau không ngờ
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:35Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận trường hợp là chị N.M.P (38 tuổi, ở Sơn La) đến khám do đau tức hốc mắt phải và phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u máu. ...
Sinh 3 an toàn ở tuổi gần 50
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:33Mang thai ở tuổi đã cao, chị Phạm Thị Hải V. (49 tuổi, Hà Nội) đã trải qua một hành trình đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giúp sản phụ...
Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách ở người bệnh tổn thương tuỷ sống
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:29Bác sĩ Bùi Việt Dũng, Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước...
Người đàn ông ở Hà Nội bị hôn mê sau khi tắm khuya
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:26Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đêm ngày 6/12/2024 khi bắt đầu đợt không khí lạnh gần đây nhất, ông Đ.V.Đ 45 tuổi, Hà Nội không có tiền sử bệnh lý, đã phải cấp cứu...
Xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh: Bước chuẩn bị quan trọng của vợ chồng cho con sinh ra khỏe mạnh
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:24Bất thường bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, y học hiện đại cho ra đời các phương pháp xét nghiệm di truyền có thể sàng lọc, phát hiện sớm các bất...