Thứ trưởng Bộ Y tế: Biến đổi khí hậu làm thay đổi mô hình lây truyền, mức độ các bệnh truyền nhiễm
18/11/2023 | 16:00 PM



Biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau, như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt, thay đổi mô hình lây truyền và mức độ các bệnh truyền nhiễm. Nhiệt độ tăng 1oC sẽ làm tăng khoảng 7%-11% nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, 5,6% mắc bệnh tay chân miệng...
Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương -Thứ trưởng Bộ Y tế tại cuộc họp nhóm đối tác về biến đổi khí hậu và sức khỏe do Bộ Y tế tổ chức hôm nay (17/11) với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh Châu Âu.
Cuộc họp nhằm mục đích đánh giá thực trạng tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe tại Việt Nam, thảo luận về các ưu tiên, các giải pháp, các hợp tác trong thời gian tới, chuẩn bị cho hệ thống y tế theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đặc thù, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội và con người. Theo tính toán sơ bộ của Ngân hàng thế giới năm 2020, tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam có thể làm mất đi 3,2% GDP.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương -Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu.
"Biến đổi khí hậu cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh gây ra bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, cháy rừng và ô nhiễm không khí. Biến đổi khí hậu tác động tới nhu cầu cơ bản của con người như nước sạch, vệ sinh môi trường, an ninh lương thực, ảnh hưởng rất lớn tới các quốc gia đang phát triển và nhóm dân số dễ bị tổn thương: người già, trẻ em, người có bệnh nền và nhóm dân tộc thiểu số"- PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang quan tâm chỉ đạo, thực hiện các cam kết và đề xuất ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật và thực hiện các giải pháp ứng phó ở tất cả các cấp, các ngành.
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu đến năm 2050 nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.
TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam.
Trong ngành y tế, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch ứng phó với Biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019 – 2030, tầm nhìn 2050, trong đó gồm các giải pháp và hoạt động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
"Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị và địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động ứng phó theo chức năng nhiệm vụ. Vào tháng 10/2023 Bộ Y tế đã đăng ký tham gia Liên minh hành động về Biến đổi khí hậu và Sức khỏe ATACH, cho thấy mong muốn của Việt Nam được cùng với các quốc gia trên thế giới trao đổi, chia sẻ và cam kết thực hiện các sáng kiến về biến đổi khí hậu và sức khỏe"- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương thông tin
Với những nỗ lực trên, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia tiên phong trong thực hiện Công ước và các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu và đã được ghi nhận tại các diễn đàn quốc tế.
Tuy nhiên, với tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, còn cần rất nhiều nỗ lực, hợp tác, chung tay của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, các đối tác quốc tế, các địa phương và cộng đồng.
Cuộc họp nối điểm cầu Hà Nội với điểm cầu chuyên gia WHO tham dự.
Thí điểm mô hình cơ sở chăm sóc sức khỏe có khả năng thích ứng với khí hậu và bền vững với môi trường
Tại cuộc họp, các chuyên gia y tế, chính sách, môi trường đến từ Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - Môi trường và các tổ chức quốc tế đều nhấn mạnh đến thực trạng của biến đổi khí hậu tác động lên kinh tế - xã hội và đặc biệt là sức khỏe con người.
TS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam trong bài tham luận tại cuộc họp thông tin, chỉ hai tuần nữa, Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc, COP28, sẽ nhóm họp - với trọng tâm chính là tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu.
"Lần đầu tiên, COP sẽ ưu tiên nhu cầu ứng phó đầy tham vọng trước tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe cộng đồng - bao gồm Ngày Sức khỏe lần đầu tiên tại COP, cuộc họp cấp bộ trưởng về y tế và khí hậu; tuyên bố cấp bộ về khí hậu và sức khỏe"- TS Angela Pratt nói.
TS Angela Pratt cho hay Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, chịu rủi ro cao về lũ lụt và bão, hai ngành kinh tế chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp đều nằm ở vùng đồng bằng và đồng bằng.
Và Việt Nam đã cảm nhận được những tác động sức khỏe của biến đổi khí hậu: từ những tác động trực tiếp và tức thời – như nắng nóng cực độ, thiệt hại cho các cơ sở y tế và thương tích do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra, đến những tác động gián tiếp như tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát dịch ngày càng tăng. các bệnh nhạy cảm với khí hậu như sốt xuất huyết, đến các bệnh về đường hô hấp do không khí bị ô nhiễm.
Đại diện các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế tham gia thảo luận, chia sẻ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ.
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam bày tỏ đánh giá cao Bộ Y tế vì hành động mạnh mẽ đang thực hiện để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe.
"Ví dụ với sự hỗ trợ của WHO, Bộ Y tế đã thí điểm các mô hình cơ sở chăm sóc sức khỏe có khả năng thích ứng với khí hậu và bền vững với môi trường, đảm bảo các cơ sở này có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu"- TS Angela Pratt nói và bày tỏ: WHO mong muốn tiếp tục hợp tác với Bộ và các đối tác khác nhằm xây dựng một hệ thống y tế ở Việt Nam có khả năng chống chịu khí hậu và bền vững môi trường hơn, bao gồm thông qua hỗ trợ ngành y tế giảm lượng khí thải carbon và dấu chân môi trường của chính mình.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế bày tỏ mong muốn các đối tác sẽ tiếp tục hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp về kĩ thuật, tài chính cho ngành y tế tiếp tục triển khai kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu và sức khỏe, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ về biến đổi khí hậu ở cấp khu vực và toàn cầu./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
- Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường
- Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7
- Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ
- Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên
- Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam
Xuất bản thông tin
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An
Thứ Bẩy, ngày 26/07/2025 03:01Chiều 25/7/2025, Bộ Y tế tổ chức công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì buổi...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 14:00Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng ngày 25/7/2025, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình Anh hùng liệt sĩ,...
Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 13:16Chiều 25/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với Đoàn đánh giá độc lập chung (JEE) trong khuôn khổ đánh giá việc thực hiện Điều...
Những dấu ấn lịch sử của một bệnh viện đầu ngành mang tầm vóc Quốc gia
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:27Nơi kết tinh truyền thống y đức, lòng tận tụy và khát vọng phụng sự. Mỗi bước phát triển đều in dấu sự hy sinh thầm lặng của những người đặt nền móng cho hành trình bảo vệ sự sống Trong...
Lợi ích của Đông y với người cao tuổi
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:25Y học cổ truyền hay Đông y với bề dày hàng nghìn năm đã khẳng định vai trò trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với người cao tuổi. Nhờ tính an toàn, ít tác dụng phụ, các phương pháp trị liệu Đông y...
Hiệu quả từ phối hợp liên viện
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:23Những cuộc hội chẩn từ xa, những ca mổ có bác sĩ tuyến tỉnh hỗ trợ đã trở thành giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, rút ngắn thời gian cấp cứu và tăng cơ hội sống cho...
Đột phá nâng cao chất lượng y tế cơ sở
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:21Hệ thống y tế cơ sở của Quảng Ninh hiện gồm các trung tâm y tế địa phương và trạm y tế tuyến xã, phường. Đây là những điểm tựa đầu tiên, gần dân nhất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong bối...
Can thiệp mạch máu não: Chìa khóa vàng trong điều trị đột quỵ
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:20Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại hậu quả tàn phế nặng nề cho người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Trong bối cảnh số ca mắc đột...
Những tiếng khóc trẻ thơ và niềm hạnh phúc của người điều dưỡng nhi sơ sinh
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:18"Những tiếng khóc có khi vang lên đồng loạt trong đêm, chúng tôi thường bất giác nghĩ về mẹ mình", chị Kim Tuyền - Điều dưỡng nhi sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội chia sẻ niềm hạnh phúc với...
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi số hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn trong tình hình mới
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:15Trước những thách thức của tình hình bệnh sốt xuất huyết dengue đang gia tăng trên địa bàn Thành phố (sau khi sáp nhập), chuyển đổi số báo cáo và quản lý ca bệnh là một giải pháp quan trọng để...
Hà Nội thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:13Ngày 22/7, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập 02 đoàn công tác do đồng chí Trần Văn Chung và đồng chí Đinh Hồng Phong - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các...
Không để dịch sốt xuất huyết bùng phát trên địa bàn Thủ đô
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:11Ngày 24/7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà – Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP chủ trì hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Dịch...
Đà Nẵng chấn chỉnh tình trạng “cò mồi” khám chữa bệnh
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:10Trước thực trạng xuất hiện tình trạng “cò mồi” lôi kéo người bệnh tại một số cơ sở y tế, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã ban hành công văn hỏa tốc, yêu cầu các đơn vị khám chữa bệnh toàn thành phố...
Buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề: Cập nhật chẩn đoán và quản lý rối loạn chức năng tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:08Sáng 22/7/2025, tại Hội trường lớn Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã diễn ra buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề về rối loạn chức năng tuyến giáp, với sự tham gia của đông đảo cán bộ y tế các khoa,...
Bệnh viện Bạch Mai làm việc với Đoàn Đánh giá độc lập chung JEE do WHO đề cử: Nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:06Ngày 22/7/2025, Bệnh viện Bạch Mai vinh dự tiếp đón Đoàn đánh giá độc lập chung JEE (Joint External Evaluation) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề cử. Buổi làm việc nhằm chia sẻ, thảo luận về...
Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu (GSA) 2025: Khẳng định vị thế tiên phong của Việt Nam trong cuộc chiến chống Đột quỵ
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:04Ngày 24/7/ 2025, Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu (Global Stroke Alliance - GSA) 2025, một sự kiện chiến lược và trọng tâm của Tổ chức Đột quỵ Thế giới (World Stroke Organization - WSO) đã...
Liệu pháp điều trị ung thư dạng tiêm dưới da: Xu hướng và triển vọng trong tương lai
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 11:02Với những lợi ích rõ rệt về hiệu quả điều trị, giảm thời gian nằm viện và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh, liệu pháp tiêm dưới da đang mở ra một chương mới đầy triển vọng trong điều trị...
Mời báo giá hệ thống bảng LED tại cổng Cơ quan Bộ Y tế
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 02:54Văn phòng Bộ Y tế có nhu cầu khảo sát hiện trạng, sửa chữa, thay thế hệ thống bảng LED tại cổng Cơ quan Bộ Y tế - 138A Giảng Võ, Hà Nội. Văn phòng Bộ Y tế trân trọng kính mời các đơn vị, doanh...
Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ biến chứng nặng khi mắc cúm mùa
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 02:26Cúm mùa ở người khỏe mạnh thường nhẹ và tự khỏi, nhưng ở những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch, bệnh phổi mạn tính, ung thư hoặc người cao tuổi, cúm có thể gây ra...
Điều trị rung nhĩ bằng kỹ thuật mới bóng áp lạnh
Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 02:24Các bác sĩ của Viện tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị thành công 2 trường hợp rung nhĩ bằng kỹ thuật triệt đốt bằng bóng áp lạnh ...