Tái thiết lập chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu I-ốt theo Nghị định 09 của Chính phủ
07/12/2016 | 01:14 AM



Ngày 2/12/2016, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tư vấn liên ngành về thiết lập lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt và bảo đảm thực thi Nghị định 09/2016/ND-CP về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị trựccthuộc Bộ Y tế.
Báo cáo của Bộ Y tế tại Hội nghị cho biết: năm 1993, có tới 94% dân số nước ta nằm trong vùng thiếu i-ốt, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em từ 8 - 12 tuổi là 22,4%. Vì thế, từ năm 1994, Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt đã được triển khai thực hiện. Đến năm 2005, nước ta đã trở thành một trong những nước đi đầu trong công cuộc loại trừ tình trạng rối loạn do thiếu hụt i-ốt với hơn 90% hộ gia đình đã được sử dụng muối i-ốt đầy đủ trong giai đoạn 2005 - 2006; tỷ lệ mắc mới bướu cổ ở trẻ em trong độ tuổi đi học thấp hơn ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới 5%. Tuy nhiên, những kết quả này đã không được duy trì kể từ khi Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt ra khỏi Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế vào năm 2005. Tình trạng báo động về thiếu hụt iốt đã quay trở lại ở nước ta; trong đó, điều đáng lo ngại là kết quả điều tra trẻ em 8 - 10 tuổi toàn quốc năm 2014 đã cho thấy tỷ lệ bướu cổ đối với trẻ em độ tuổi này đã lên tới 9,8%; mức i-ốt niệu trung vị của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm còn 7,5mcg/dl, mức cảnh báo nguy cơ phát triển không đầy đủ của trẻ sơ sinh…
GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: trước tình hình thực tiễn về tình trạng thiếu I-ốt, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã rà soát, đánh giá thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này và đề xuất các giải pháp bền vững về chính sách, pháp luật để bảo đảm muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt. Cùng với sự ra đời của Nghị định 09/2016/ND-CP, các Bộ, ngành mà chủ yếu là Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đổi mới, điều chỉnh các giải pháp để đảm bảo thực thi đúng quy định của Nghị định 09. Để củng cố lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt I-ốt và đảm bảo thực thi quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt,
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đề nghị: các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và UNICEF tại Việt Nam cấp thiết tái thiết lập Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt, bên cạnh đó điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với quy định của Nghị định 09 theo hướng có sự tham gia, phối hợp liên ngành. Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu và ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt tới các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các bên liên quan. Bên cạnh đó, cần phải quy hoạch, phát triển có trọng tâm các nhà cung cấp muối, nhà máy muối đảm bảo đáp ứng đủ muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i-ốt từ nhà máy tới hộ gia đình, tác động của muối i-ốt tới sức khỏe con người và sự bền vững của chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt…
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng khẳng định: bên cạnh việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về KIO3 và muối i-ốt, cần phải quy hoạch, phát triển có trọng tâm trọng điểm những nhà cung cấp muối KIO3, nhà máy muối đảm bảo chất lượng trong giai đoạn trước mắt để tăng cường đáp ứng đủ KIO3 và muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả, bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i ốt từ nhà máy tới hộ gia đình; tác động của muối i-ốt tới sức khoẻ con người…
Ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu i-ốt có thể dẫn tới thai lưu, sảy thai và bướu cổ; góp phần gây ra nhận thức kém, học tập khó khăn và chậm phát triển tâm thần nghiêm trọng ở trẻ em. Đủ i-ốt là nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của thế hệ tiếp theo. Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chấm dứt tình trạng thiếu iốt là cung cấp đủ lượng muối i-ốt cho cơ thể.
Cũng theo ông Jesper Moller, Việt Nam đang ở trong tình trạng đáng lo ngại vì các rối loạn do thiếu i-ốt có thể sẽ quay lại. Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi việc tiêu thụ muối i-ốt đã giảm ở mức báo động. UNICEF sẽ Cần có các hành động dự phòng được thực hiện kịp thời, nếu không các rối loạn do thiếu i-ốt có thể xảy ra, đặc biệt là ở các khu vực có nguy cơ cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế và các Bộ liên quan khác để giải quyết thách thức này.
Quang cảnh Hội nghị
Bên cạnh việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về KIO3 và muối i-ốt Bộ Y tế đã có quy hoạch, phát triển trọng tâm những nhà cung cấp muối KIO3, nhà máy muối đảm bảo chất lượng trong giai đoạn trước mắt để tăng cường đáp ứng đủ KIO3 và muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả, bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i ốt từ nhà máy tới hộ gia đình; tác động của muối i-ốt tới sức khoẻ con người./.
Ban biên tập CTTĐT BYT
Tin liên quan
- Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus
- Thứ trưởng Bộ Y tế dự lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y, Dược cổ truyền Việt Nam”
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
Xuất bản thông tin
Việt Nam ghi nhận ca mắc giun rồng 26, bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm
Thứ Năm, ngày 15/05/2025 02:08Hôm nay (14/5), Bệnh viện Đặng Văn Ngữ tiếp nhận người bệnh T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại xã Thượng Long, huyện Yên Lập, Phú Thọ) đến khám. Đây là bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam. ...
Bệnh hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến 4 triệu người tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 15/05/2025 02:06Hen phế quản (hen) là một bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến, đang ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4...
Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Thứ Năm, ngày 15/05/2025 02:04Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13/5/2025 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất,...
Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học công bố thông tin năm 2025
Thứ Tư, ngày 14/05/2025 08:48- Báo cáo mục tiêu tổng quát, kế hoạch sản xuất năm 2025 - Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 - Báo cáo kết quả thực trạng quản...
Thứ trưởng Bộ Y tế dự lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y, Dược cổ truyền Việt Nam”
Thứ Ba, ngày 13/05/2025 13:37Chiều ngày 13/5/2025, tại Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã dự và phát biểu tại Lễ khai trương Triển lãm “Những hình ảnh dấu ấn thời gian – Tinh hoa Y,...
Khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong ghép tạng ở tuyến tỉnh
Thứ Tư, ngày 14/05/2025 01:23Ba ca ghép thận thành công liên tiếp tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong ghép tạng ở tuyến tỉnh. ...
Tinh thần và trách nhiệm trong chuyển đổi số
Thứ Tư, ngày 14/05/2025 01:20Hiện đại hóa ngành y tế bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là định hướng chiến lược, đáp ứng yêu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân trong giai đoạn phát triển mới của đất...
Các ngành đào tạo thuộc nhóm kỹ thuật y học
Thứ Tư, ngày 14/05/2025 01:18Bà Ngô Thị Hồng (Bắc Ninh) hỏi, nhóm ngành kỹ thuật y học gồm những ngành nào? Trường hợp tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành kỹ thuật y học, mã số V.08.07.18 có bằng thạc sĩ...