Sẽ nhân rộng sử dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia cho công tác phòng chống Sốt xuất huyết

15/09/2017 | 01:12 AM

 | 

Đây là thông tin được đưa ra tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì tại trụ sở Bộ Y tế chiều ngày 14/9/2017.

Cuộc họp còn có sự tham gia của thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Bộ Y tế; cùng đại diện Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh; đại diện Cục Quân y Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Công an; cùng đông đảo các cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương và Hà Nội.

14.9.2017 TT NTL 1.JPG

Toàn cảnh phiên họp

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: đã phát triển thành công một chủng muỗi mới “bội nhiễm” có khả năng giúp chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika. Các nhà khoa học đã nỗ lực phát triển chủng muỗi có tên Aedes aegypti - mang trong mình 2 chủng vi khuẩn là Wolbachia có khả năng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh sốt chikungunya, sốt xuất huyết và sốt vàng da cho con người. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng hạn chế sự tái tạo các chủng virus bên trong cơ thể muỗi, thông qua việc tiêm vào cơ thể chúng một chủng của vi khuẩn Wolbachia có tên là wMel, có nguồn gốc từ ruồi giấm. Chủng wMel hiện đang được phát tán thông qua các đàn muỗi Aedes aegypti hoang dã như một phần của cuộc thí nghiệm đang tiếp diễn ngoài môi trường thực tế. Chủng vi khuẩn Wolbachia thứ hai có tên wAlbB có đặc tính phát triển với mật độ tương đối cao trong những con muỗi bị nhiễm khuẩn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Một chủng vi khuẩn Wolbachia thứ ba phát triển với mật độ cao hơn nữa có khả năng ức chế sự tái tạo của virus mạnh mẽ hơn và khiến các con muỗi bị nhiễm bệnh yếu ớt, không thể truyền nhiễm bệnh.

Báo cáo tại phiên họp, đồng chí Hoàng Đức Hạnh, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Trong tuần qua tình hình dịch trên địa bàn TP. Hà Nội giảm 1.224 trường hợp so với tuần 32, theo thống kế trong 4 tuần liên tiếp tại Hà Nội tình hình dịch SXH trên toàn thành phố cũng như các quận trọng điểm đều giảm. Bên cạnh đó đối với dịch Tay chân miệng tính đến 14/9/2017 toàn thành phố ghi nhận 172 trường hợp mắc tay chân miệng so với cùng kỳ năm 2016 số mắc đã giảm 84%, các ổ dịch ghi nhận mắc tay chân miệng đến nay đã được khống chế.

Đối với các họa động phòng chống dịch SXH trong thời gian vừa qua, Hà Nội luôn quyết liệt trong công tác phòng chống dịch SXH, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn thành phố. Cùng với đó TP. Hà Nội đã huy động lực lượng quân đội, lực lượng sinh viên trên địa bàn quận mình để tham gia vào các đội xung kích để đi tuyên truyền tham gia diệt bọ gậy. Công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn Tp luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ngành. Tuy nhiên trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn như: các đội xung kích khi diệt lăng quăng còn bỏ sót nhiều nơi trong hộ gia đình như các khu vực phế thải, dụng dụng đựng nước uống cho thú cưng .v..v... cùng với đó nhiều hộ dân chưa hợp tác trong việc phun thuốc.

Cùng với TP.Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh tình hình dịch SXH trong tuần qua không tăng. Tính đến tuần 36 năm 2017 TP. HCM ghi nhận 14,243 ca SXH tăng 26% so với cùng kỳ năm 2016, có 4 trường hợp tử vong. Diễn tiến số ca nhập viện hàng tuần tăng nhanh từ tuần 19 đến tuần 26 tuy nhiên từ tuần 26 đến tuần 36 số ca mắc SXH không tăng. Đối với bệnh chân tay miệng, tại TP. Hồ Chí Minh cộng dồn đến tuần 36 năm 2017 ghi nhận 3537 ca tương đương cùng kỳ năm 2016 là 3535 ca, không ghi nhận ca tử vong.

Trước tình hình đó Sở Y tế TP. Hồ Chí minh đã triển khai đồng loạt các công tác truyền thông, tăng cường với truyền hình thành phố và các báo đài thường xuyên tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, đồng thời in cẩm nang hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cũng như phát động chương trình diệt lăng quăng giữa các đội xung kích. Tại TP. Hồ Chí Minh trong quá trình triển khai công tác phòng chống dịch vẫn còn gặp khó khăn trong việc xử phạt theo nghị định 176/2013/NĐ-CP cùng với đó việc xem là công việc của đoàn thể để có đánh giá còn hạn chế.

Tại cuộc họp thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã cùng báo cáo các công tác đã triển khai phòng chống dịch SXH, đồng thời đánh giá các biện pháp triển khai phòng chống dịch SXH tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như nêu lên những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, để công tác phòng chống dịch trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn.

Cùng tại cuộc họp này PGS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã báo cáo về quá trình nuôi và thả thử nghiệm muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia rồi thả vào môi trường. Việc sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống Sốt xuất huyết nếu thành công dự kiến sẽ mang lại bước tiến mới cho công cuộc phòng chống SXH.

Kết luận tại buổi họp Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong công tác phòng chống dịch thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh: Cần tiếp tục giữ vững, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch SXH, các địa phương phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến tháng 11; để phòng chống dịch SXH hiệu quả nhất và duy trì lâu dài vẫn là diệt trừ lăng quăng, bọ gậy còn phun thuốc chỉ mang tính chất tạm thời. Đối với các dịch bệnh như chân tay miệng và đặc biệt là bệnh dại, đồng chí Thứ trưởng đề nghị cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục với người dân và cộng đồng phòng chống bệnh dại.

Đồng chí Thứ trưởng đề nghị Cục Y tế - Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế huy động các lực lượng tham gia vào công tác phòng chống dịch, giúp cho các tổ xung kích và các hộ dân đến các hộ gia đình; cùng với đó chính quyền các địa phương, đơn vị chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, huy động toàn dân tham gia chiến dịch diệt lăng quăng một cách đồng loạt; xử lý nghiêm các hộ dân còn thờ ơ với công tác phòng chống dịch theo nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Trong công tác truyền thông đồng chí Thứ trưởng lưu ý cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trong công tác phòng chống dịch đặc biệt là truyền thông phòng chống các dịch bệnh như tay chân miệng, phòng chống bệnh dại.

Đối với công tác điều trị Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý các đơn vị tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, cùng vói đó là đảm bảo cơ số thuốc, tiểu cầu, dịch truyền.

Đồng chí Thứ trưởng cũng chỉ đạo Cục Y tế dự phòng, Cục Khám chữa bệnh và các viện, đơn vị liên quan tăng cường giám sát với các địa phương trong việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tin tưởng và hy vọng trong thời gian tới cùng với sự nỗ lực của các Bộ/Ngành, cũng như sự vào cuộc của chính quyền địa phương công tác phòng chống dịch sẽ đạt được những kết quả tốt nhất. 

Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đã có vaccine não mô cầu thế hệ mới bảo vệ người cao tuổi và trẻ nhỏ

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:39

Nữ bệnh nhân nguy kịch khi dùng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:27

'Tạm biệt' xếp hàng khi đăng ký khám chữa bệnh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:20

Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện do nhồi máu cơ tim cấp

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 04:16

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55

Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:29

Tự ý dùng thuốc: Nguy cơ sốc phản vệ, đe dọa tính mạng

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:26

Lý do Bộ Y tế thu hồi Giấy tiếp nhận bản công bố nhiều thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:23

Đẩy mạnh đổi mới y tế, nâng tầm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 02/07/2025 06:55

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 06:15

Ba ngày sau khi ăn tiết canh, người đàn ông tím toàn thân do liên cầu lợn

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 06:13

Thêm 5 người được hồi sinh nhờ tạng hiến

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 06:10

Viêm da mặt kéo dài, người bệnh bất ngờ phát hiện nhiễm ký sinh trùng Demodex

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 06:07

Đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực cấp cứu

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 05:45

Gia tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 05:44

Phẫu thuật thành công u ác tính mô mềm hiếm gặp ở đùi bệnh nhân 76 tuổi

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 05:41

Ngành Y tế Thái Nguyên: Vượt khó vì nhân dân

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 05:38

Thăm dò ý kiến