Quản lý đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn hô hấp

06/07/2024 | 17:02 PM

 | 

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “ Quản lý đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn hô hấp”

Ngày 06/7/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn hô hấp”. Tham dự hội thảo có GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam. Cùng đại diện các Vụ, Cục thuộc bộ, các bệnh viện, các chuyên gia, nhà khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam và các đơn vị liên quan.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đề kháng kháng sinh là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng không ngoại lệ. Các báo cáo cho thấy, tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Điều này dẫn đến việc nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn trở nên khó điều trị hơn, tốn kém hơn và kéo dài thời gian điều trị.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Sử dụng kháng sinh không đúng cách: Tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ, sử dụng kháng sinh không đủ liều, hoặc dùng kháng sinh không cần thiết; Quản lý kháng sinh chưa hiệu quả: Thiếu sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ trong việc kê đơn và sử dụng kháng sinh; Ý thức cộng đồng về kháng sinh còn hạn chế: Người dân chưa có kiến thức đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh;

Hậu quả trực tiếp của kháng thuốc trên người bệnh là hạn chế số lượng phương pháp và thuốc điều trị, kéo dài thời gian điều trị, thời gian nằm viện, chi phí khám chữa bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Kháng thuốc ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực sức khỏe, tác động đến toàn bộ xã hội, không hạn chế trong phạm vi quốc gia mà trên toàn thế giới. Kháng thuốc được WHO công bố là một trong 10 vấn đề sức khỏe trọng điểm năm 2021 mà thế giới phải quan tâm. Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Khi nhiễm trùng có thể không điều trị được bằng các thuốc kháng sinh lựa chọn đầu tiên, phải sử dụng nhiều thuốc đắt tiền.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã xây dựng, tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với mục tiêu chung là làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chiến lược đã đề ra những mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng; Củng cố hệ thống giám sát để đưa ra cảnh báo kịp thời; Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

Chủ đề thứ hai của hội thảo về quản lý nhiễm khuẩn hô hấp, từ dự phòng đến chẩn đoán và điều trị cũng vô cùng cấp bách. Trong bối cảnh một số dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành trở lại và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện nay, nhiễm khuẩn hô hấp cũng là một thách thức lớn đối với hệ thống y tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nước ta ghi nhận hàng chục ngàn ca nhiễm khuẩn hô hấp mỗi năm, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi, gây áp lực đến cả hệ thống y tế

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, “Hội nghị khoa học ngày hôm nay với sự tham gia của các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các Bệnh viện, Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam, Hội phổi Việt Nam, các bác sĩ cùng các nhà khoa học, tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, những nghiên cứu khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn từ các quý vị đại biểu”. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Những thông tin này sẽ là nguồn tư liệu quý giá giúp Bộ Y tế hoàn thiện hơn nữa các chính sách và biện pháp quản lý đề kháng kháng sinh và nhiễm khuẩn hô hấp. Tôi cũng hy vọng rằng, qua hội thảo này, chúng ta sẽ tìm ra những ưu tiên quan trọng về chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, vai trò xét nghiệm vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng, dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, hay những hướng đi mới, những giải pháp đột phá để đối phó với những thách thức trên, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã lắng nghe nhiều tham luận và thảo luận về “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam: Thực trạng và tầm nhìn đến 2045”, “Quản lý sử dụng kháng sinh: một phần không thể tách rời trong công tác quản lý bệnh viện”, “Vai trò xét nghiệm vi sinh trong quản lý đề kháng kháng sinh: Từ lý thuyết đến thực tiễn”, “Dược lâm sàng tham gia nhóm đa chuyên khoa trong chương trình quản lý kháng sinh của Viện”./.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 03:22

Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 02:17

Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:51

Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:48

Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:46

Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:44

Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:39

Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 12:32

Bệnh viện Bình Dân lần đầu tiên phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:48

Phẫu thuật, tái lưu thông ruột cho bệnh nhân tắc ruột dính

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:46

Cặp vợ chồng đón tin vui sau 11 năm hiếm muộn

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:44

Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:41

Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:38

Chìa khóa vàng giúp bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:37

Người đàn ông được phẫu thuật cắt bỏ khối u từ dấu hiệu đau không ngờ

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:35

Sinh 3 an toàn ở tuổi gần 50

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:33

Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách ở người bệnh tổn thương tuỷ sống

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:29

Người đàn ông ở Hà Nội bị hôn mê sau khi tắm khuya

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:26

Xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh: Bước chuẩn bị quan trọng của vợ chồng cho con sinh ra khỏe mạnh

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:24

Thăm dò ý kiến