Phòng, chống dịch nCoV: Sẵn sàng mọi tình huống

28/01/2020 | 20:14 PM

 | 

(Chinhphu.vn) – Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Y tế, chiều 28/01/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ngành, địa phương quán triệt tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng: Sẵn sàng trong mọi tình huống, nhất định không để dịch viêm hô hấp cấp do virus nCorona (nCoV) lây lan.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch nCoV ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên, tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng trong mọi tình huống. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Trước đó, chiều 27/01/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về phòng, chống dịch nCoV với các bộ ngành và ký ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 về phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus nCorona (nCoV) gây ra.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ ngành, địa phương triển khai thật cụ thể, thật sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp chiều 27/1 cũng như Chỉ thị 05/CT-TTg.

Cập nhật tình hình phòng, chống dịch nCoV tại Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết đến 18 giờ, ngày 28/01/2020, Trung Quốc ghi nhận 4.515 ca nhiễm nCoV, 107 trường hợp tử vong. Có 18 quốc gia ghi nhận ca nhiễm nCoV với tổng số 65 trường hợp.

Tại Việt Nam, hiện có 27 trường hợp nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm (giảm 09 người so với ngày 27/01/2020). Trong đó, tại miền Bắc có 24 trường hợp, miền Trung và Tây Nguyên không có trường hợp nào, miền Nam có 05 trường hợp.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện tất cả các bệnh nhân thuộc diện nghi nhiễm nCoV đều đang được cách ly, điều trị như đã nhiễm nCoV trong khi chờ kết quả xét nghiệm cuối cùng.

Về hai trường hợp nhiễm nCoV đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM), Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin: Người con đã khỏi bệnh, còn người cha mặc dù bị ung thư phải cắt phổi phải nhưng tình hình tiến triển tích cực.

“Kết quả này cho thấy Ngành Y tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát hiện, điều trị thành công các ca bệnh nhiễm nCoV. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện phác đồ điều trị phù hợp. Các trường hợp nghi nhiễm đang cách ly, xét nghiệm thì sức khoẻ đều ổn định, tốt lên”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Ngành y tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát hiện, điều trị thành công các ca bệnh nhiễm nCoV. Ảnh:VGP/Đình Nam

 

Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai hệ thống giao ban trực tuyến từ đầu cầu Cục Khám chữa bệnh đến các bệnh viện đang quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV và những địa bàn có thể xuất hiện ca nghi nhiễm trong thời gian tới, để thường xuyên cập nhật, trao đổi, thống nhất phương án, phương pháp điều trị, minh bạch thông tin.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế chuẩn bị thành lập 40 đội cơ động, có thể, cách ly, khử khuẩn trong quá trình điều trị tại chỗ và vận chuyển bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị các bệnh viện báo cáo nhanh số khẩu trang, máy thở, cơ số thuốc men… có khả năng đáp ứng điều trị được bao nhiêu bệnh nhân. “Chúng ta cần tính đến khả năng mua dự trữ một số thuốc men, vật tư, thiết bị y tế đề phòng trường hợp xấu nhất”, ông Trương Quốc Cường nói.

Qua báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thống nhất với nhận định: Dịch nCoV ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên, tình hình dịch ở Trung Quốc diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương phải quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu là sẵn sàng trong mọi tình huống, nhất định không để dịch lây lan ra.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế ngay trong ngày mai (29/01/2020) phải hoàn thiện, cập nhật các phương án, kịch bản đối phó với dịch nCoV trong từng tình huống rất cụ thể.

Theo kịch bản hiện nay, tình huống dịch nCoV ở Việt Nam đang ở cấp độ 1 là có ca bệnh xâm nhập. Ngành Y tế đã rất sẵn sàng với cấp độ 2 là có ca bệnh lây nhiễm tại chỗ và đã có phương án để ứng phó với cấp độ 3 theo quy chuẩn ASEAN là có trên 20 ca nhiễm bệnh. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế tiếp tục triển khai theo kịch bản này nhưng chi tiết hơn nữa, và tính đến tình huống xấu hơn là có hàng ngàn người bị nhiễm.

“Tinh thần phải sẵn sàng hơn hết, luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ngoài các đội cơ động của Trung ương, các bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó, can thiệp trên địa bàn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tăng cường kiểm soát, quản lý người đi qua lại đường mòn, lối mở và các cửa khẩu quốc tế. Ảnh: VGP/Đình Nam

 

Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe lãnh đạo các bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, VHTT&DL… đã thảo luận về việc cơ quan chức năng Trung Quốc đã quyết định dừng các tuyến du lịch ra nước ngoài trước nguy cơ bùng phát dịch nCoV.

Để phối hợp với phía Trung Quốc trong phòng, chống dịch bệnh, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, quản lý người đi qua lại đường mòn, lối mở và các cửa khẩu quốc tế. Trước mắt tạm thời không cấp thị thực du lịch (bao gồm cả thị thực điện tử, thị thực thông thường và thị thực cửa khẩu) cho khách Trung Quốc đến từ khu vực có dịch bệnh, trừ trường hợp khẩn cấp.

Đối với cư dân khu vực biên giới, thông thương qua các đường mòn, lối mở, các cơ quan chính quyền địa phương tăng cường biện pháp tuyên truyền, thuyết phục cư dân biên giới tạm thời hạn chế các hoạt động giao lưu, qua lại biên giới trong thời gian này. Cấp uỷ, chính quyền địa phương xem xét, quản lý việc qua lại biên giới, tuỳ vào diễn biến tình hình thực tế của địa phương theo quy chế quản lý biên giới hiện hành.

Để bảo đảm phòng, chống dịch nCoV nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế bình thường, các cơ quan chức năng khu vực biên giới, cửa khẩu sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch và tiếp tục theo dõi sát với cảnh báo, khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để có các biện pháp ứng phó phù hợp.

Các cơ quan báo chí theo dõi các thông tin cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có liên quan để thông tin cho người dân, đảm bảo an ninh, an toàn nhưng không gây hoang mang dư luận./.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bệnh ung thư gia tăng mạnh mẽ và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu hiện nay

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:37

Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 11:32

Đề xuất nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 00:17

Pháp nâng nguy cơ dịch cúm gia cầm lên mức cao

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 00:14

Cứu sống bệnh nhân sốc tim do tràn dịch màng ngoài tim

Chủ Nhật, ngày 10/11/2024 00:12

Bộ Y tế yêu cầu 2 bệnh viện liên quan đến phản ánh 'bát nháo khám sức khoẻ' xác minh, xử lý sai phạm

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 00:10

TỔNG THUẬT: Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10

Chủ Nhật, ngày 09/11/2024 23:57

Vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em

Thứ Năm, ngày 07/11/2024 04:06

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường và ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:57

Phẫu thuật kịp thời cho bé gái 26 ngày tuổi thoát vị bẹn

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 03:20

Nhóm trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đã được xuất viện

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 03:17

Thời gian xét nghiệm trung bình giảm từ 3 giờ còn 1 giờ

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 03:11

Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học

Thứ Bẩy, ngày 09/11/2024 02:53

Thừa Thiên Huế ghi nhận 2 ca sốt rét ngoại lai

Chủ Nhật, ngày 06/10/2024 16:00

Cần làm gì để phòng ngừa nhiễm phế cầu?

Chủ Nhật, ngày 06/10/2024 16:00

Trung tâm Ung bướu Thái Bình chuyển mình nhờ chuyển giao nhiều kỹ thuật từ tuyến trên

Chủ Nhật, ngày 06/10/2024 16:00

Tiếp tục nỗ lực thực hiện đấu thầu, mua thuốc và thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Thứ Sáu, ngày 08/11/2024 07:32

Thăm dò ý kiến