Những điểm mới trong phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang
07/06/2021 | 14:51 PM



Để có thể nhanh chóng kiểm soát được tình hình dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang như hiện nay, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã “hiến kế” và tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Bắc Giang nhiều điểm mới trong đợt chống dịch này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo việc thiết lập Trung tâm ICU lớn nhất miền Bắc tại BV Tâm thần tỉnh Bắc Giang.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 2454/QĐ-BYT ngày 18/5/2021 của Bộ Y tế. Ngay khi được thành lập, Trưởng Bộ phận thường trực đã phân công nhiệm vụ các thành viên trong bộ phận phụ trách về công tác điều tra, giám sát dịch tễ; xét nghiệm; cách ly y tế và xử lý môi trường và điều trị. Các thành viên đã tích cực chủ động tham mưu, phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch ngay khi dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát mạnh thông qua các cuộc họp, bàn thảo, bám sát thực địa,... Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế đã huy động hơn 2.500 nhân lực y tế hỗ trợ toàn diện công tác phóng, chống dịch tại Bắc Giang, cùng với triển khai đồng loạt các giải pháp căn cứ vào diễn tiến của dịch, đến nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và ghi nhận xu hướng ca mắc mới giảm mạnh. Thông qua thực tiễn và kết quả ban đầu đạt được, những điểm mới trong phòng, chống dịch tại Bắc Giang.
Về công tác điều tra, giám sát dịch tễ
Đợt dịch lần này tại Bắc Giang so với các làn sóng dịch trước đó tại Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hải Dương có rất nhiều điểm khác về quy mô, tốc độ lây lan lẫn mức độ nguy hiểm của biến chủng Delta của SARS-CoV-2 được ghi nhận lần đầu tại Ấn Độ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tỉnh Bắc Giang và Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế gặp phải vấn đề nan giải, khi quy mô lây lan dịch bệnh tại địa phương diễn ra nhanh trên diện rộng, xuất hiện số lượng lớn ca mắc ở nhiều ổ dịch. Đặc biệt do dịch xảy ra trong khu công nghiệp nên số lượng công nhân có liên quan dịch tễ tại ổ dịch quá lớn, lên tới vài chục nghìn người, dẫn tới thực tế là không thể tổ chức cách ly tập trung hết được những người này.
Để ứng phó tình huống cấp bách trên, các chuyên gia của Bộ Y tế thuộc Tổ điều tra, giám sát dịch tễ do PGS. TS.Trần Như Dương đứng đầu, đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nhanh chóng phong tỏa ngay các khu dân cư tập trung đông công nhân có nguy cơ cao như: Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng, Quang Biểu, v.v.. Đưa thiết chế cách ly tập trung vào những khu vực này để thiết lập mô hình khu cách ly y tế tập trung tại chỗ (với sự tham gia đầy đủ của các lực lượng quân đội, công an, y tế và lắp camera giám sát trong khu dân cư) nhằm khoanh vùng, khống chế dịch ngay. Thực hiện nghiêm ngặt việc nội bất xuất, ngoại bất nhập không cho nguồn lây có cơ hội thoát ra ngoài để lây lan sang các địa phương khác.
Bên cạnh đó, thực hiện quyết liệt việc cách ly tại nhà với từng hộ gia đình ở bên trong ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan với nguyên tắc: “Người nhà nào ở yên nhà ấy; không gặp gỡ tiếp xúc với ai ở bên ngoài; không cho ai đến chơi nhà ai; không cho ai vào nhà mình với tinh thần nhà nhà cửa đóng then cài”.
Cùng với các biện pháp trên Bắc Giang cũng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm quét định kỳ 3 ngày/lần tại những khu vực phong tỏa để phát hiện và đưa nhanh người nhiễm ra khỏi cộng đồng. Đây là quá trình làm sạch ổ dịch, được tỉnh đã và đang làm rất kiên trì, thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng đã tổ chức việc kéo giãn, rút giảm mật độ công nhân tại những điểm nóng có mật độ quá cao để làm giảm nguy cơ lây lan trong ổ dịch, đặc biệt tại thôn Núi Hiểu.
“Có thể nói, việc Bắc Giang giữ chân được hầu hết số công nhân ngoại tỉnh ở lại Bắc Giang và phong tỏa sớm ngay được những khu vực nguy cơ cao là một nỗ lực rất lớn của tỉnh và chính điều này thực sự đã ngăn chặn được dịch bệnh không lây lan trên diện rộng, góp phần rất lớn giữ an toàn cho cả nước” - PGS. Trần Như Dương nhấn mạnh.
Về công tác xét nghiệm
Công tác lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện ở từng ngõ xóm để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo
Do đặc điểm virus lây lan dịch ở Bắc Giang là biến chủng Delta, với khả năng lây truyền mạnh, tốc độ nhanh. Đồng thời, đặc điểm dịch tễ xuất hiện ở khu công nghiệp nên số lượng ca bệnh có liên quan dịch tễ lên tới vài chục nghìn người. Do đó, việc xét nghiệm phải thực hiện nhanh trên diện rộng, phạm vi lớn. Trong khi xét nghiệm realtime PCR (RT-PCR) bắt buộc phải thực hiện trong phòng thí nghiệm và cần có thời gian, vì vậy việc áp dụng test nhanh kháng nguyên được đề xuất triển khai để sàng lọc tại chỗ các nguồn lây nhiễm mạnh (các test nhanh lựa chọn áp dụng có độ nhạy lớn hơn 70% và độ đặc hiệu lớn hơn 80%).
Cụ thể, test nhanh được sử dụng cho các trường hợp có triệu chứng và thực hiện tại các khu vực tỷ lệ lây nhiễm cao và khu cách ly tập trung, còn phương pháp xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp/ mẫu đơn được chỉ định linh hoạt theo tình hình dịch tại từng khu vực. Các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao thực hiện theo kế hoạch 72h/lần, các khu vực cộng đồng 5 ngày/lần để tầm soát nguy cơ lan bệnh trong cộng đồng.
Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm cũng thực hiện theo hình thức mới, chia nhỏ các nhóm đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để lấy mẫu nhằm hạn chế tới mức tối đa việc lây nhiễm chéo. Nhờ áp dụng phương pháp mới trên, mà các ổ dịch nóng tại Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng (huyện Việt Yên) đã từng bước được sàng lọc, làm sạch. Tới nay, tại các ổ dịch đã gần như được khống chế và kiểm soát.
Bên cạnh đó, nhằm giải quyết bài toán do thiếu hụt về nhân lực y tế, Tổ xét nghiệm cũng đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang thử nghiệm mô hình hướng dẫn người dân tự lấy mẫu test nhanh cho nhau (triển khai thí điểm tại các khu cách ly tập trung). Cụ thể, GS.TS.Lê Thị Quỳnh Mai (Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) đã phối hợp cùng lực lượng nhân viên y tế tới từ các đoàn chi viện tổ chức nhiều buổi tập huấn cho người dân tự lấy mẫu trong các khu cách ly tập trung, xây dựng video hướng dẫn tự lấy mẫu test nhanh và hướng dẫn nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh trong cộng đồng. Theo bà Mai, mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng và nhân rộng trong những tình huống cấp bách khi địa phương bị thiếu hụt về nhân lực y tế. Tuy nhiên, để việc trên được diễn ra trơn tru, đạt hiệu quả cao thì công tác tập huấn, hướng dẫn là vô cùng quan trọng.
Về công tác cách ly y tế và xử lý môi trường
Theo ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Bắc Giang đến hàng trăm khu cách ly tập trung trải rộng khắp các địa bàn nhiều huyện. Nếu không có biện pháp quản lý giám sát chặt, có biện pháp giãn cách, giảm tải kịp thời sẽ rất dễ gây ra lây nhiễm chéo. Do đó, để quản lý, Tổ cách ly y tế và xử lý môi trường của Bộ phận thường trực đã tham mưu cho tỉnh giao trách nhiệm cho các đơn vị quản lý khu cách ly. Ngày 26/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra công văn yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình hoạt động của các khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện, thành phố; thành lập ngay các Tổ kiểm tra, giám sát và phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung trên địa bàn huyện, mỗi khu cách ly phải được kiểm tra, giám sát ít nhất 01 lần/ngày và báo cáo kết quả về Tổ kiểm tra, giám sát của tỉnh.
Khu cách ly tập trung nào không đảm bảo điều kiện Chủ tịch UBND tỉnh sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND cấp huyện và người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp khu cách ly. Các đối tượng đã hoàn thành thời gian cách ly phải có xác nhận của người quản lý khu cách ly mới được phép đưa về cách ly tại nhà để tiếp tục theo dõi. Và người quản lý khu cách ly phải thực hiện báo cáo thông tin chung của khu cách ly theo mẫu phiếu điện tử hàng ngày để Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang tổng hợp, điều tiết kịp thời. Đồng thời, tiểu ban cũng đã góp ý để Cục Quản lý Môi trường y tế trình lãnh đạo Bộ Y tế ký Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 về hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.
Về công tác điều trị
Đồng chí Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh kiểm tra Bệnh viện dã chiến số 2 đặt tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh có quy mô hơn 600 giường
Với tình hình số ca mắc lên đến gần 3.000 trường hợp mắc, dự báo trong những ngày tới, số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng cao song mức tăng có chiều hướng giảm. Trước tình hình đó, theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Tổ trưởng điều trị Bộ phận thường trực, không thể nào thiết lập nhiều bệnh viện dã chiến cùng một lúc vì rất tốn kém và mất thời gian, mà phải đưa phương án khác phù hợp hơn. Chính vì thế, Bộ phận thường trực đã thảo luận và thống nhất với UBND tỉnh Bắc Giang để tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của tỉnh. Cụ thể, tận dụng ký túc xá các Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn, Trung tâm chăm sóc người có công… và một số cơ sở khác nhằm thiết lập làm cơ sở thu dung điều trị ban đầu bệnh nhân mắc COVID-19.
Các cơ sở này có nhiệm vụ tiếp nhận những ca dương tính không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tuỳ theo mức độ lâm sàng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tất cả bệnh nhân ở đây đều có bệnh án, được theo dõi y tế như ở bệnh viện: được xét nghiệm, chụp X-quang để theo dõi diễn tiến của phổi, cùng với các hỗ trợ về mặt sức khỏe để bệnh nhân nhanh hồi phục và giảm nguy cơ diễn biến nặng. Do các lực lượng hỗ trợ, được phân công cho các Bệnh viện (BV), cơ sở y tế khác trên địa bàn như BV Ung bướu, BV Phục hồi chức năng,...
Điểm mới thứ hai trong công tác điều trị lần này, tổ điều trị nhận thấy biểu hiện lâm sàng của ca bệnh khác với đợt dịch trước. Cụ thể là ngay cả những người trẻ không có bệnh nền thì diễn biến tổn thương phổi cũng rất nhanh, thường xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, chỉ cần từ khi có triệu chứng sau vài ngày đã xuất hiện mờ trắng hai bên phổi. Do đó, nguy cơ tử vong có thể ở các nhóm độ tuổi. Vì vậy, để đáp ứng dự báo tình hình số ca mắc tăng nặng, phương án thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) lớn nhất từ trước đến nay đã được ra đời, đáp ứng yêu cầu với đầy đủ hệ thống và phương tiện cần thiết.
Ngoài việc lựa chọn BV Phổi Bắc Giang để thiết lập trung tâm hồi sức tích cực với 58 giường. Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) quy mô lớn nhất miền Bắc với 101 giường đã được ra mắt ngày 04/6/2021 sau 5 ngày khẩn trương triển khai thi công. Cụ thể, tầng 1 có 23 giường hồi sức với đầy đủ oxy, khí nén và hệ thống hút trung tâm; tầng 2-3 với 52 giường có hệ thống oxy và khí nén; tầng 4 có 26 giường có oxy không có khí nén. Hệ thống thiết bị máy móc bao gồm: 60 máy thở, máy siêu âm mới, máy chụp X quang... có thể thực hiện hồi sức mức độ cao nhất như ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu, thở máy,... giường thở máy lên đến 70 bệnh nhân thở máy liên tục.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo việc thiết lập Trung tâm ICU lớn nhất miền Bắc tại BV Tâm thần tỉnh Bắc Giang
Bộ Y tế đã huy động gần 2.500 cán bộ nhân viên y tế tới chi viện cho tỉnh Bắc Giang
Để vận hành được trung tâm ICU này, Bộ Y tế đã huy động các kíp chuyên môn kỹ thuật từ các BV Trung ương, BV tuyến tỉnh để cùng tham gia vận hành. Qua đây cũng là dịp để các y bác sĩ ở tỉnh Bắc Giang trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để tham gia vào điều trị bệnh nhân nặng trong đợt dịch này./.
Tin liên quan
- Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị
- Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035
- Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1
- Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)
- Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Xuất bản thông tin
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng
Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 04:12Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng. ...
5 phút 'vàng ngọc' cứu sống mẹ con sản phụ bị sa dây rốn nguy kịch
Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 04:10Các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa cứu thành công một sản phụ và thai nhi bị sa dây rốn. Ngày 14/4 sản phụ P.T.Q.N. (22 tuổi, trú tại xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà) có dấu hiệu...
Hà Nội tăng cường phối hợp giữa ngành y tế và giáo dục trong phòng, chống bệnh dịch bệnh
Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 04:07Trước diễn biến phức tạp của các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục đề nghị các đơn vị y tế phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống,...
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin giấy đăng ký lưu hành thuốc
Thứ Năm, ngày 17/04/2025 07:41Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người...
Bộ Y tế thông tin về công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống thuốc giả
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:33Chiều ngày 17/4/2025, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cung cấp thông tin tới báo chí về công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả liên quan đến việc Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản...
Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45Các đồng chí lãnh đạo tham dự Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW ngày 18-3-2025 của Bộ Chính trị Sáng 17/4/2025, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Văn...
Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40Chiều ngày 17/4/2025, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận...
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035
Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36Ngày 17/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn...
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 03:33Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. ...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra và làm việc với các bên liên quan về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại Dự án đầu tư...
Chiến dịch tiêm chủng sởi đạt 96%
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:02Theo Bộ Y tế, chiến dịch tiêm vaccine sởi được triển khai mạnh mẽ, với kết quả khả quan. Chiến dịch đợt 1 đã tiêm cho 95,5% đối tượng và chiến dịch đợt 2 (tính đến 7/4/2025) đã tiêm...
Sốt xuất huyết trên thế giới gia tăng
Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:00Số ca mắc sốt xuất huyết trên thế giới đang gia tăng. Trong nước cũng đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch (từ tháng 5-11), Bộ Y tế đề nghị các địa phương giao trách nhiệm cụ thể để chủ...
Mời báo giá Bảo dưỡng điều hòa
Thứ Năm, ngày 17/04/2025 07:32Văn phòng Bộ Y tế có nhu cầu bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí phục vụ cho Cơ quan Bộ Y tế. Để công việc thực hiện được đảm bảo đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn với mong...
Kết quả vòng loại “Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam”: Gần 30.000 lượt dự thi - Hành trình tri ân, tiếp nối tự hào
Thứ Tư, ngày 16/04/2025 01:49Ngày 15/4/2025, vòng loại “Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam” do Bộ Y tế phát động đã chính thức khép lại. Kết thúc vòng loại (từ ngày 27/02-15/4/2025),...
Nguy cơ dịch kép, Hà Nội phát công văn khẩn
Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:14Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng. Theo số liệu của hệ thống giám sát...