Hội thảo Tăng cường đầu tư giữ vững thành quả, hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam

23/04/2018 | 11:12 AM

 | 

Ngày 24/4/2018 tại Hà Nội, Bộ Y tế (Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương) phối hợp với Tổ chức Y tế thể giới tổ chức Hội thảo tăng cường đầu tư giữ vững thành quả, hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam nhân ngày Thế giới phòng chống Sốt rét, GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội thảo.


24.4.2018 TT Long ảnh 01.jpg
GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Tiến sĩ Kidong Park, trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; đại diện cơ quan Y tế các Bộ Giao thông vận tải, Xây dựng, Công an, Quốc phòng, Bộ đội biên phòng; Tổ chức Y tế thể giới tại Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Binh Dương, các cơ quan truyền hình, báo chí Trung ương và Hà Nội dự và đưa tin.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, GS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế: thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, với sự nỗ lực của cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương, công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở nước ta đã đạt được các kết quả đáng kể đó là tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét liên tục giảm hàng năm. So với năm 2011, tỷ lệ mắc sốt rét trên 1.000 dân năm 2011 giảm 84,6%, số bệnh nhân sốt rét giảm 81,6%, số ký sinh trùng sốt rét giảm 72,6%, số trường hợp tử vong do sốt rét giảm 57,1%. Không có dịch sốt rét xảy ra.

 Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi sốt rét (phun tồn lưu và tấm màn bằng hóa chất diệt muỗi) và hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí. Tuy nhiên, tình hình sốt rét tại một số tỉnh thuộc khu vực Miền Trung Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ diễn biến phức tạp, một số tỉnh có nhiều người mang ký sinh trùng sốt rét như: Bình Phước, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị. Bệnh sốt rét có nguy cơ quay trở lại, gia tăng số mắc, số tử vong và có thể gây thành dịch.

Tuy nhiên, công tác phòng chống và loại trừ sốt rét hiện nay đang gặp một số khó khăn thách thức về mặt kỹ thuật và đầu tư kinh phí. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế có nguy cơ cắt giảm sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét dẫn đến có thể làm gia tăng cao số mắc và tử vong do sốt rét, nguy cơ bùng phát dịch sốt rét ở nhiều địa phương và sốt rét kháng thuốc lan rộng, bệnh sốt rét sẽ có những diễn biến phức tạp và khó dự báo, đặc biệt tại các vùng sốt rét lưu hành.

Để đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 tiến tới loại trừ Sốt rét ở Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Chương trình phòng chống sốt rét cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

1. Tiếp tục triển khai các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe để các cấp Chính quyền, đoàn thế địa phương và cộng đồng chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương;

2.Đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân đi biển động, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, người trở về từ các nước có sốt rét lưu hành;

3. Thực hiện điều trị bệnh nhân sốt rét đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tể;

4. Tăng cường phối hợp đa ngành trong công tác phòng chống sốt rét (Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Giao thông, Lâm nghiệp, Thuỷ điện…), đặc biệt ở các địa phương có sốt rét lưu hành và sốt rét lưu hành nặng.

5. Các địa phương, Bộ/ngành cẩn nỗ lực vận động và chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

24.4.2018 TT Long ảnh 02.jpg
TS.Kidong Park, trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

TS.Kidong Park, trưởng Đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã có những thành công lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong thập kỷ vừa qua. Loại trừ sốt rét vào năm 2030 là một mục tiêu mà Việt Nam có thể đạt được, chỉ cần có sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và các đối tác để huy động các nguồn lực và xác định các biện pháp mới để loại trừ sốt rét.

Các chuyên gia quốc tế về sốt rét đã ghi nhận rằng số ca sốt rét ở Việt Nam đã giảm mạnh nhờ những nỗ lực thành công của Chính phủ Việt Nam trong những thập kỷ qua. Để duy trì những thành tựu này và vượt qua những thách thức mới trong việc loại trừ sốt rét, như sự xuất hiện của sốt rét kháng thuốc ở Việt Nam, Chính phủ và các đối tác quốc tế cần khẳng định lại cam kết của mình để loại trừ sốt rét.

Với hơn 40 tỉnh không có sốt rét, Việt Nam đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống sốt rét giai đoạn 2011-2020. Năm 2016, Việt Nam nằm trong số 44 quốc gia có ít hơn 10.000 ca sốt rét mỗi năm. Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận từ kiểm soát sốt rét sang loại trừ sốt rét, với mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030.

TS.Kidong Park  nhấn mạnh sự cần thiết phải có các hành động khẩn cấp để đưa cuộc chiến toàn cầu chống sốt rét trở lại đúng hướng. Đó là lý do tại sao WHO kêu gọi đầu tư lớn hơn và mở rộng độ bao phủ của các biện pháp đã được chứng minh là có hiệu quả để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị sốt rét.

24.4.2018 TT Long ảnh 03.jpg
Quang cảnh Hội thảo

Đánh giá của WHO cho biết:

Sốt rét đã được kiểm soát, nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và tử vong đã giảm trên toàn quốc, gánh nặng sốt rét vẫn còn ảnh hưởng đến một số khu vực và các nhóm dân cư nhất định ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt, lây truyền sốt rét chủ yếu tập trung ở những khu vực đồi, rừng ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam. Trong số này, Bình Phước là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất trong cả nước với 1.352/4.548 ca sốt rét trong năm 2017. Điều này là do sự gia tăng lao động nhập cư là những người ít có tiếp cận với các cơ sở y tế, cũng như tỉ lệ kháng thuốc sốt rét cao trong khu vực.

Bên cạnh dân di cư tạm thời và lao động thời vụ, các nhóm khác có nguy cơ cao nhất mắc bệnh sốt rét bao gồm cư dân sống trong rừng và bìa rừng (thường là các nhóm dân tộc thiểu số) và những người mới định cư ở rừng.

Sốt rét đa kháng thuốc - mối lo ngại ngày càng tăng

Thuốc chống sốt rét hiệu quả nhất hiện có là artemisinin. Tuy nhiên, kháng artemisinin, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2008 ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, là mối lo ngại ngày càng tăng đối với các nước trong khu vực bao gồm Campuchia, một số vùng của Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Chiến lược loại trừ sốt rét ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn 2015-2030 đưa ra hướng dẫn loại trừ sốt rét đa kháng thuốc trong khu vực.

Tại Việt Nam, kể từ năm 2008, WHO đã hợp tác với NIMPE và các Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng khu vực tại Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh để theo dõi tình trạng kháng thuốc sốt rét và ngăn chặn kháng thuốc lây lan bằng các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, bao gồm sự phân phối rộng rãi các tấm màn tẩm hóa chất diệt và chống muỗi có tác dụng lâu dài, một biện pháp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh sốt rét và đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự lây lan của sốt rét.

WHO cũng đã hỗ trợ Chính phủ xây dựng kế hoạch quốc gia về ngăn chặn kháng artemisinin, phù hợp với các nguyên tắc hướng dẫn được đưa ra trong Kế hoạch toàn cầu về ngăn chặn kháng artemisinin năm 2011.

Các con số về sốt rét: toàn cầu và khu vực

Đã có thêm các quốc gia đang tiến tới loại trừ sốt rét, với 44 quốc gia có ít hơn 10.000 ca trong năm 2016, so với năm 2010 chỉ có 37 quốc gia. Từ năm 2010, có 06 quốc gia đã được chứng nhận không có sốt rét lưu hành (gồm Armenia, Maldives, Morocco, Kyrgyzstan, Sri Lanka và Turkmenistan) và một số quốc gia khác đang nhích gần hơn tới trạng thái này.

Tuy nhiên, trong năm 2016, đã có 216 triệu ca sốt rét ở 91 quốc gia, nhiều hơn 5 triệu ca so với 211 triệu của năm 2015. Điều này đánh dấu số ca mắc trở lại mức của năm 2012.

Sốt rét vẫn tiếp tục là nguyên nhân gây nhiều ca tử vong: năm 2016, có 445.000 người đã tử vong vì sốt rét trên toàn cầu, so với ước tính 446.000 ca tử vong vào năm 2015.

Trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt nhạy cảm với sốt rét và chiếm tới 70% số ca sốt rét trên toàn cầu. Cứ mỗi 2 phút lại có một trẻ em tử vong vì căn bệnh này.

 Ban Biên tập C​ổng T​h​ôn​g ti​​n ​điện​ t​ử ​​​B​​ộ​​ Y tế​​

 


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Triển khai tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn,đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 07:22

Bộ Y tế nêu 5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn từ 1/7/2025

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:39

Sở Y tế Quảng Ninh kiểm tra công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Chi cục Dân số

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:36

Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 79 ca mắc COVID-19, số ca tăng đáng kể

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:32

Bến Tre chỉ đạo chủ động ứng phó với tình hình bệnh dịch COVID-19

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:29

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:27

'Không thể quản lý bệnh viện chỉ bằng kinh nghiệm'

Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 03:24

TPHCM ứng phó với biến chủng Omicron XEC thế nào?

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:46

Tăng cường thanh, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:44

Phân cấp mạnh hơn nữa trong lĩnh vực y tế

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:40

Bộ Y tế họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:09

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Thứ Năm, ngày 22/05/2025 01:20

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp tục tham gia nhiều cuộc họp quan trọng tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới

Thứ Năm, ngày 21/05/2025 20:18

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn có bài phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 78 Đại hội đồng Y tế thế giới

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 12:02

Xây dựng phác đồ điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại

Thứ Hai, ngày 19/05/2025 01:48

Áp dụng y học cổ truyền đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị tại tuyến y tế cơ sở ban đầu

Chủ Nhật, ngày 18/05/2025 02:24

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị

Thứ Tư, ngày 21/05/2025 02:16

Ca phẫu thuật phức tạp cứu sống người đàn ông bị liệt và nhiễm nấm cột sống

Thứ Ba, ngày 20/05/2025 02:10

Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu và trẻ em từ những bước đầu tiên trong thai kì

Thứ Ba, ngày 20/05/2025 01:59

Thăm dò ý kiến