Hội thảo quốc tế di cư và sức khỏe người di cư ASEAN

27/06/2023 | 06:14 AM

 | 

Ngày 26/6/2023 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Phái đoàn di cư quốc tế tại Việt Nam (IOM) và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế di cư và sức khỏe người di cư ASEAN.

Tham dự hội thảo có PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế; Bà Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam; Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam; Bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam.
Hội thảo thu hút hơn 160 lãnh đạo, chuyên gia và học giả trong và ngoài ngành Y tế đến từ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: di cư là sự tất yếu và là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Di cư mang đến những lợi thế và cả những thách thức cho nơi đi và nơi đến. Người di cư là nhóm dân số dễ bị tổn thương. Sức khỏe người di cư là một trong những trọng tâm ưu tiên y tế của các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Cộng đồng ASEAN có quy mô dân số lớn thứ 3 thế giới và là một trong những khu vực năng động trên thế giới. ASEAN là một trong những điểm đến và đi của di cư quốc tế. Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,6 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 67% tổng dân số. Việt Nam không chỉ là nước xuất cư mà còn là một trong những điểm đến mới nổi của di cư quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, đầu tư, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người di cư. Nhiều chính sách, chương trình về sức khỏe người di cư đã được ban hành, thực hiện, nhằm bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong thụ hưởng các dịch vụ y tế.

“Hội thảo quốc tế về di cư và sức khỏe người di cư ASEAN là cơ hội tốt cho các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhận diện thực trạng và xu hướng di cư trong khu vực và thế giới, cũng như tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta cần chia sẻ các bài học kinh nghiệm, sáng kiến và các mô hình chính sách của khu vực nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các đối tác nhằm thúc đẩy và nâng cao sức khỏe của người di cư”, Thứ trưởng phát biểu.

 Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn di cư quốc tế tại Việt Nam: trong một thế giới năng động với nhu cầu di chuyển ngày càng cao của con người, sự hợp tác và quan hệ đối tác trong khu vực là những yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe, cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Những người di cư khỏe mạnh sẽ góp phần tạo dựng nên những cộng đồng khỏe mạnh.

“IOM và các quốc gia thành viên ASEAN đang có bước phát triển tích cực trong việc thúc đẩy các chương trình hành động về sức khỏe của người di cư phù hợp với các mục tiêu của thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM). Đây là thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên tập trung và xuyên suốt về vấn đề sức khỏe, trong đó có một số mục tiêu đề cập đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Thông qua việc thực hiện GCM, các mục tiêu phát triển bền vững và các nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới, chúng ta có thể triển khai những hoạt động quan trọng để nâng cao sức khỏe của người di cư, thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành và phát triển các chính sách dựa trên cơ sở dữ liệu trong ASEAN”, bà Park Mihyung chia sẻ thêm.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Bà Angela Pratt, Bà Pauline Tamesis, Bà Park Mihyung cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Thông tin từ các báo cáo tại hội thảo cho biết: khu vực ASEAN từ lâu đã là điểm xuất phát, điểm trung chuyển hoặc điểm đến của người di cư và gia đình của họ. Người di cư gốc châu Á có số lượng lớn (khoảng 106 triệu người), trong đó tổng số người di cư quốc tế cư trú ở châu Á là 60% (khoảng 80 triệu người). Khu vực ASEAN là khu vực có số lượng người di cư quốc tế cao nhất ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong 30 năm qua, tỉ lệ di cư quốc tế trong khu vực ASEAN gia tăng đáng kể và người di cư đa dạng về giới tính, độ tuổi, khả năng, khuynh hướng tình dục và sắc tộc, di cư vì nhiều lý do khác nhau.

Trên thực tế, di cư đã tạo ra những gánh nặng phức tạp về an ninh y tế cho khu vực ASEAN, trong đó có thể kể tới những rủi ro về bệnh truyền nhiễm, tổn thương và tai nạn nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, các bệnh không lây nhiễm (như tim mạch và tiểu đường), các vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét vẫn là những thách thức đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Một số quốc gia trong khu vực ghi nhận tỉ lệ cao nhất về mắc bệnh lao, HIV và sốt rét. Philippines, Myanmar, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới.

Hiện nay, khu vực ASEAN có sự không đồng nhất về cung cấp dịch vụ y tế. Chi phí y tế dao động từ mức thấp nhất (ở Brunei) đến cao nhất (ở Campuchia). Đạt được bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) là một mục tiêu đầy thách thức ngay cả cho các công dân của các quốc gia thành viên và càng khó khăn hơn đối với người di cư.

Các nghiên cứu gần đây của Tổ chức di cư quốc tế thực hiện tại khu vực đã xác định những rào cản mà người di cư xuyên biên giới gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ y tế, bao gồm: rào cản về ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế xuyên biên giới và thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên quốc gia khi người di cư cần được chữa trị. Người di cư thậm chí dễ bị tổn thương hơn trong thời kỳ đại dịch do không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết, mà điều đó thể hiện rõ hơn cả khi chúng ta trải qua thời kỳ đại dịch COVID-19.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu kêu gọi tăng cường tổng hòa các hoạt động hợp tác để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư./.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:00

Mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho một số đối tượng tham gia BHYT thế nào?

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:06

Liên viện phối hợp thành công ca mổ thai cho sản phụ mắc lao kháng thuốc

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 02:58

Gia đình 4 người mắc ung thư vú

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:39

Trường hợp nào được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi khám tại Bệnh viện Bạch Mai

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:37

Cấp cứu kịp thời bệnh nhân sốc phản vệ do ong đốt

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:34

Trái ngọt sau khi quay về Việt Nam “tìm con”

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:32

Điều trị thành công ca viêm tụy cấp do mỡ máu cao gấp 37 lần ở người gầy

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:29

Cứu sống bệnh nhân sốc nhiệt nặng trong nắng nóng đỉnh điểm

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:27

Phát hiện trường hợp 4 thai tự nhiên hiếm gặp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:25

Giữ thai thành công từ tuần 27, sản phụ sinh con an toàn ở tuần 39

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:24

Thoát cửa tử sau sinh 12 ngày: Cảnh báo băng huyết muộn có thể đe dọa tính mạng sản phụ

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:22

Người đàn ông nhập viện vì sỏi túi mật không điều trị gây biến chứng viêm tụy cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:18

Viên sỏi thận 'khổng lồ' như san hô nằm trong cơ thể người đàn ông gần 20 năm

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:08

Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 03:04

Ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị gãy ổ cối phức tạp tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 02:48

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Điều trị thành công ca sốt xuất huyết nặng trên bệnh nhân ghép thận nhờ can thiệp kịp thời

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:05

Bệnh nhân viêm xoang tái phát phức tạp được cứu nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 13:57

Bé gái 12 tuổi được phẫu thuật cắt u xương thành công, tránh nguy cơ lệch trục chi

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 13:56

Thăm dò ý kiến