Hội nghị trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam
25/06/2022 | 11:38 AM



Trước tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19 ở một số địa phương của khu vực phía Nam còn chậm, ngày 24/6/2022, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Phụ trách Điều hành Bộ Y tế chủ trì hội nghị.
Tham dự có đại diện Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; UBND tỉnh; Sở Y tế Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur và các Bệnh viện trực thuộc Bộ trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố phía Nam.
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Phụ trách Điều hành Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Báo cáo tại hội nghị, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận trên 251 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau; đã phân bổ 228,8 triệu liều vaccine, còn lại hơn 22,2 triệu liều vaccine Moderna và Pfizer.
Đến hết ngày 23/6/2022 cả nước đã tiêm 227 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 các loại. Công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn.
Hiện mục tiêu tiêm chủng liều cơ bản và tiêm bổ sung cho người lớn: Hoàn thành với tỷ lệ tiêm mũi 1 và 2 khoảng 100%; Mục tiêu tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi cơ bản hoàn thành, tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản trên 95%.
Mục tiêu tiêm nhắc cho người lớn: Tỷ lệ người đủ điều kiện đã được tiêm mũi 3 mới đạt 64,7%. Tiến độ tiêm nhắc trong những ngày gần đây có chiều hướng chậm. Số liều tiêm mũi 4 mới đạt hơn 2,5 triệu.
Về mục tiêu tiêm cho nhóm 5- dưới 12 tuổi với mũi 1 đạt 47,1%, một số địa phương đang triển khai mũi 2 cho nhóm đối tượng này (10,8%).
Tuy nhiên thông tin tại hội nghị cho thấy tiến độ tiêm nhắc mũi 1 và 2 – mũi 3 và 4 chậm tại hầu hết các địa phương có tình trạng tồn đọng nhiều vaccine COVID-19 tại tuyến Trung ương và một số địa phương, dẫn tới nguy cơ cao hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.
Hình ảnh điểm cầu các địa phương tham gia trực tuyến
Nhiều trường hợp đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo
Phân tích nguyên nhân, các chuyên gia tiêm chủng cũng như các địa phương đều cho rằng sự chủ quan của người dân trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức rất thấp, nhiều trường hợp đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo do nghĩ đã được miễn dịch bảo vệ, cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.
Ngoài ra, thông tin tiêu cực về tác dụng phụ, biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng đến tâm lý, e ngại của người dân không đồng ý tiêm mũi nhắc lại.
"Có 15 triệu người (khoảng 22,3%) đã tiêm bổ sung vaccine phòng COVID-19, nhiều người trong số này không muốn tiêm mũi nhắc tiếp theo" - Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương dẫn chứng.
Đại diện Sở Y tế Đồng Nai, Tây Ninh cho biết, lực lượng y tế địa phương đã đi tuyên truyền, vận động ở nhiều nơi, đã tổ chức các điểm tiêm tại khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp… để làm sao tiêm hết vaccine đã được phân bổ, không phải rơi vào tình trạng tồn… nhưng tỷ lệ tiêm rất ít. Có nhà máy ở Đồng Nai có đến hơn 30.000 người lao động, nhưng qua vận động, tổ chức 5-6 bàn tiêm trực tiếp tại nhà máy cũng chỉ có 480 người tiêm mũi 3.
"Chúng tôi tổ chức tiêm cả ngày nghỉ, cả thứ 7, chủ nhật, rồi đưa cán bộ tiêm tận nơi tuyên truyền, vận động mời đi tiêm nhưng nhiều người dân vẫn từ chối không tiêm. Chúng tôi cũng rất khó" - đại diện ngành Y tế một tỉnh phía Nam bày tỏ.
Phát biểu tại cuộc họp sau khi nghe ý kiến thảo luận của các chuyên gia và các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, nước ta đã đạt độ bao phủ vaccine cơ bản cho các đối tượng theo quy định.
“Chúng ta đã kiểm soát được tình hình và chuyển sang bình thường mới. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, lơ là vì dịch vẫn diễn biến khó lường, có nguy cơ quay lại tăng số mắc, trên thực tế một số quốc gia đã tăng ca bệnh trở lại. Do đó, cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, đối với TP Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh phía Nam phải nâng tỉ lệ cao hơn nữa, hiện tốc độ tiêm chủng rất chậm so với các tỉnh miền Trung và phía Bắc" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, qua ý kiến của các địa phương cho thấy đối tượng cần tiêm vaccine phòng COVID-19 rất nhiều, nhưng chúng ta tiêm chưa hết chứ không phải thừa vaccine.
Các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tiếp tục rà soát, xác định đối tượng tiêm phải hoàn thành việc tiêm chủng trước 30/6/2022 các lô vaccine đã phân bổ.
Về đối tượng tiêm, liều lượng tiêm, loại vaccine tiêm cho các đối tượng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới nhất tại văn bản số 3309 ban hành ngày 23/6/2022.
"Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố rà soát, xác định đối tượng tiêm, tiếp tục 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' để tiêm vaccine cho các đối tượng theo hướng dẫn. Căn cứ vào kế hoạch được phân bổ vaccine, xây dựng kế hoạch tiêm từng tuần, tiêm ở địa phương nào, đơn vị nào, ai chịu trách nhiệm giám sát… Có như thế chúng ta mới tiêm hết vaccine và hết đối tượng theo hướng dẫn" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp tục nhấn mạnh địa phương nào không nhận vaccine, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải trực tiếp có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi đến Bộ Y tế để Bộ tổng hợp báo cáo Chính phủ và phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra dịch trên địa bàn.
“Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở đôn đốc các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, tuy nhiên vẫn có tình trạng tiêm chậm do đó, Bộ Y tế yêu cầu 20 tỉnh, thành phía Nam phải thần tốc tiêm chủng, trước 30/6/2022 phải hoàn thành việc tiêm chủng các lô vaccine đã phân bổ. Vì vậy, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và toàn bộ hệ thống chính trị đồng hành cùng ngành Y tế trong tuyên truyền, vận động, tổ chức tiêm chủng. Một mình ngành Y tế khó có thể thực hiện được" - Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu trong công tác truyền thông về tiêm vaccine phòng COVID-19, các đơn vị chức năng của Bộ Y tế phải đẩy mạnh việc thông tin về vai trò, lợi ích của vaccine với phòng, chống dịch, việc không tiêm vaccine theo hướng dẫn sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân mỗi người thế nào..., đặc biệt là truyền thông về hiệu lực, hiệu quả của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đối với nhóm tuổi trẻ em...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng phụ trách điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý, ngoài dịch COVID-19, trong thời gian gần đây dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng… bùng phát mạnh, gia tăng tại nhiều tỉnh, thành… Bên cạnh đó, các dịch bệnh khác như viêm gan cấp tính ở trẻ em, đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập vào nước ta. Do đó, các địa phương cùng với chống dịch COVID-19 phải triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch khác, tránh để xảy ra tình trạng 'dịch chồng dịch'.
Vấn đề thiếu thuốc và vật tư y tế tại các địa phương cần phải được quan tâm, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế./.
Tin liên quan
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam
- Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An kỷ niệm 105 năm hình thành và phát triển
- Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn BV Tai Mũi Họng Trung ương
- Quan tâm chế độ chính sách cho cán bộ truyền thông - giáo dục sức khoẻ
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư thăm hỏi tới Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội
Xuất bản thông tin
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 20/9 của Bộ Y tế
Thứ Năm, ngày 21/09/2023 08:18Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.513 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/9 của Bộ Y tế
Chủ Nhật, ngày 24/09/2023 08:17Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.577 ca nhiễm, đứng thứ 13/231quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 23/9 của Bộ Y tế
Thứ Bẩy, ngày 23/09/2023 08:16Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.571 ca nhiễm, đứng thứ 13/231quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng...
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 22/9 của Bộ Y tế
Thứ Sáu, ngày 22/09/2023 08:15Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.560 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78
Chủ Nhật, ngày 24/09/2023 07:46Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham gia Đoàn Cấp cao tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 tại New York, Hoa Kỳ, từ ngày...
Tập huấn hướng dẫn kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử
Thứ Hai, ngày 25/09/2023 04:04Sáng ngày 19/9, UBND thành phố phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn kê đơn thuốc điện tử quy định tại Thông tư 27, ngày 20/12/2021 và Thông tư 04 ngày 12/7/2022 của...
Nhiều tỉnh, thành tập huấn thực hiện kê đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc quốc gia
Thứ Hai, ngày 25/09/2023 04:01Trong những ngày qua, ngành y tế nhiều tỉnh, thành trên địa bàn cả nước đã tổ chức các lớp tập huấn triển khai các Thông tư của BYT về việc kê đơn thuốc điện tử liên thông lên hệ thống...
Bộ Y tế sẽ ban hành cơ chế thuận lợi cho chăm sóc sức khỏe ban đầu do ngân sách nhà nước chi trả
Thứ Hai, ngày 25/09/2023 02:49Bộ Y tế ngày 23/9 nhấn mạnh, việc ban hành Thông tư này tạo cơ sở pháp lý để TYT xã, phường, thị trấn có thể cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, thiết yếu nhất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự...