Hội nghị khoa học toàn quốc năm 2023 - Nghiên cứu và ứng dụng trong y học
12/10/2023 | 16:29 PM



Ngày 12/10/2023 tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội nghị khoa học toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự và phát biểu tại hội nghị.
Tham dự có Phó Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu; nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Mạnh Hùng; đại diện WHO tại Việt Nam; BHXH Việt Nam; một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; các Bộ, ban, ngành liên quan.
Về phía Tổng hội Y học Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; các Phó Chủ tịch, các hội thành viên, các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, các Sở Y tế...
Đoàn chủ tọa hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh: công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đổi mới hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung và y dược học nói riêng đã đóng góp rất lớn đưa nền khoa học Y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong sản xuất vaccine phòng bệnh ở người. Đến nay, đã bảo đảm sản xuất được 11 trong 12 loại vaccine phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Các nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm vaccine, đưa Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất vaccine trên thế giới.
Các đơn vị khám, chữa bệnh rất chú trọng nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người như: ghép tạng (đến nay Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép và ghép được 6/6 tạng chủ yếu), can thiệp tim mạch, ung thư, hồi sức cấp cứu, huyết học - truyền máu, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân, trị liệu tế bào... Nhiều công trình, cụm công trình của các nhà khoa học của Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện K và nhiều đơn vị đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ và nhiều giải thưởng khác.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị.
Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế, nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dược chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, các đơn vị trong nước đã tiếp thu làm chủ công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền, nghiên cứu về biệt hóa tế bào gốc, kháng thể đơn dòng; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền tạo sản phẩm tốt có giá thành thấp; bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm làm thuốc.
Các đơn vị trong nước đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như: máy siêu âm, X-quang, laze, sản xuất stent sử dụng trong tim mạch, thủy tinh thể trong nhãn khoa. Việc chuyển giao và ứng dụng thành công trong sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân COVID-19 khẳng định Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu sản xuất một số trang thiết bị y tế công nghệ cao…
"Các nghiên cứu lĩnh vực trong chính sách y tế đã cung cấp số liệu, bằng chứng khoa học phục vụ xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho các lĩnh vực về dự phòng bệnh dịch, giảm tải bệnh viện, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh tế y tế, bảo hiểm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình..."- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng thông tin, Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 có nhiều nội dung liên quan đến nghiên cứu khoa học và ứng dụng lâm sàng trong hoạt động khám, chữa bệnh. Về lĩnh vực dược, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Đề án phát triển công nghiệp dược của Việt Nam, trong đó có giải pháp rất quan trọng liên quan đến đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực bào chế thuốc tiên tiến để góp phần triển khai các dự án khoa học về công nghiệp dược.
"Nghiên cứu khoa học để đẩy mạnh ứng dụng trong khám, chữa bệnh;, phòng, chống dịch là một trong những ưu tiên của ngành Y tế. Bộ Y tế mong muốn với sự chung sức, cố gắng và nỗ lực của các nhà khoa học cùng với các động lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học về y tế, công tác nghiên cứu và ứng dụng trong y học sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan phát biểu.
Thực tế, hiện nay trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm, nhu cầu và chất lượng khám, chữa bệnh được ưu tiên hàng đầu, việc nghiên cứu, đánh giá công nghệ y tế, đặc biệt là đánh giá kinh tế dược cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hành lâm sàng.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là "Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế".
Trong thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học, trong xây dựng chính sách sẽ không còn mang tính khuyến khích mà sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với các thuốc, các chính sách liên quan đến khám, chữa bệnh, tài chính trong y tế…
PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam phát biểu
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, y học dựa bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực hành điều trị của các nhà lâm sàng, lĩnh vực dự phòng cũng như trong lĩnh vực hoạch định, xây dựng chính sách y tế. Đây là phương pháp tiếp cận sử dụng kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng, chia sẻ các mô hình thực hành, đánh giá kinh tế y tế trong việc đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quả quản lý bệnh nhân.
Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung và y dược học nói riêng đã đóng góp rất lớn đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc ở nhiều lĩnh vực...
Trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ lĩnh vực y tế, đến nay Việt Nam đã và đang trở thành một trong các điểm nghiên cứu quan trọng, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, tham gia vào chương trình phát triển lâm sàng toàn cầu trên nhiều lĩnh vực với sự đóng góp nhiều đối tượng cho các nghiên cứu bản lề, đặc biệt là các nghiên cứu và ứng dụng trong y học thực hành.
“Hội nghị khoa học toàn quốc năm 2023 là một trong những hoạt động cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam về phối hợp hoạt động trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2022 - 2026”- PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên cho biết.
Quang cảnh hội nghị
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối đến các cơ sở y tế trên cả nước. Gồm 5 phiên với phiên toàn thể diễn ra vào buổi sáng, 3 phiên chuyên đề và 1 hội thảo chuyên gia vào buổi chiều về các nội dung mà các bác sĩ hiện nay đang quan tâm là: Chuyên đề những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư; chuyên đề bệnh lý huyết học ác tính; chuyên đề bệnh hiếm – quan điểm từ góc độ lâm sàng đến xây dựng chính sách.
Hội nghị cũng có 20 bài trình bày của các báo cáo viên là chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong quản lý, nghiên cứu khoa học, có uy tín trong chuyên môn, đều là các bác sĩ đã trực tiếp tham gia tư vấn, điều trị, cấp cứu người bệnh./.
Tin liên quan
- GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu của Pháp
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
- Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại
- Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ, triển khai quyết liệt tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
- Bộ Y tế công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
- Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba
Xuất bản thông tin
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu của Pháp
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 10:18Ngày 23 và 24/5/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu...
Sơ kết công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 01:02Sáng ngày 23/5 tại TP Cà Mau, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng đầu năm 2025 và triển...
Kết quả triển khai khảo sát các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV
Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 00:44Ngày 29/3/2025, Bộ Y tế phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi hành động phòng ngừa các bệnh lý...
83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 ở TPHCM là NB.1.8.1
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:2883% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM là NB.1.8.1 - biến chủng đã được phát hiện tại 22 quốc gia trên thế giới. Ngày 24/5, Sở Y tế TPHCM cho biết, 83% mẫu...
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:20Qua 45 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp…Bệnh viện được đánh giá là đơn vị...
Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:15Làm việc với Cơ quan Y Sinh học của Pháp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn - Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam bày tỏ cảm ơn cơ quan này đã cung cấp chia sẻ nhiều thông tin...
Nhóm dị tật rất thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua ở trẻ
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:12Dị tật tiết niệu sinh dục là 1 trong 3 nhóm dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ em, cùng với dị tật thần kinh và tim mạch. Tuy nhiên, đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ qua mặc dù tỷ lệ trẻ...
Xác định mức phụ cấp nghề đối với viên chức y tế
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:10Bà Nguyễn Thị Trang (Thanh Hóa) là viên chức, mã ngạch V.05.02.07, đang trực tiếp làm các công việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Bà Trang hỏi,...
Bác sĩ tiêm chủng kịp thời cứu bệnh nhân đột quỵ trong “thời điểm vàng”
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:08Một bác sĩ thuộc Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu trên đường Cách mạng tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng sơ cứu và kịp thời phối hợp cùng bệnh viện cứu sống...
Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn thực phẩm
Chủ Nhật, ngày 25/05/2025 01:06Từ đầu năm 2025 đến nay vẫn liên tục xảy ra các vụ ngộ thực phẩm, khiến hàng trăm người phải nhập viện. Đáng chú ý, số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể đông người, các cơ sở...
Phát triển chuyên sâu, tiệm cận trong y học bào thai
Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 00:21Ngày 24/5/2025 tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương tổ chức Hội nghị Y học bào thai thường niên lần thứ 3 năm 2025 với sự tham gia của 500 đại biểu, đại diện cho hơn 20 bệnh viện chuyên khoa...
Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy
Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 04:35COVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh...
Bộ Y tế đề xuất nhiều hành vi nghiêm cấm và các cụm từ không được sử dụng trong quảng cáo mỹ phẩm
Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 04:33Bộ Y tế đề xuất nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, tên, trang phục, thư từ, bài viết của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để làm công cụ quảng cáo; đưa các thông tin, hình ảnh nằm...
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Thứ Bẩy, ngày 24/05/2025 04:29Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Trung ương đã kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà...