Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Các nội dung lấy người bệnh làm trung tâm
21/04/2022 | 14:10 PM
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10, sáng 21/04, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Toàn cảnh phiên họp
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kể từ khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 ra đời đã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; góp phần chuẩn hóa chất lượng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người dân, bảo đảm người dân được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở đủ điều kiện; từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam đã tiếp cận được với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, kỹ thuật y khoa tiên tiến… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 11 năm triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết. Do đó, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý thì việc xây dựng dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là hết sức cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; quy định về khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; sai sót chuyên môn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Nội dung dự án Luật được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm” thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về: Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh; đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Quan điểm xây dựng Luật trên cơ sở tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế; ttiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân; đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh; tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.
Thẩm tra về các nội dung của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật với các lý do được nêu tại Tờ trình của Chính phủ; đồng thời cơ bản tán thành với các chính sách được nêu tại Điều 4 của dự thảo Luật. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, các chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được nêu tại Điều 4 của dự thảo Luật chưa thể hiện toàn diện các chính sách đã được nêu tại Nghị quyết 20-NQ/TW, do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW, đặc biệt là các nội dung về y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả đào tạo và đãi ngộ cán bộ y tế. Ngoài ra, một số chính sách nêu tại Điều 4 chưa được cụ thể hóa tại các điều, khoản của dự thảo Luật để có cơ chế thực hiện, do đó đề nghị Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục cụ thể hóa những nội dung này tại dự thảo Luật, đồng thời, rà soát nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các chính sách của Nhà nước có liên quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh
Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng nội dung dự án Luật có một số thay đổi về chính sách so với Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật song Tờ trình của Chính phủ chưa thực hiện theo đúng quy định, chưa nêu được các nội dung mới được bổ sung, tiếp thu, chỉnh lý hoặc điều chỉnh so với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật và so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, làm rõ các nội dung nêu trên, đặc biệt là những chính sách lớn của dự án Luật đã thay đổi so với khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xây dựng dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 8 (tháng 02/2022) và Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành. Đồng thời, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục tiến hành đánh giá, tổng kết đối với các nội dung sửa đổi hoặc bãi bỏ so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành. Đồng thời đánh giá sâu hơn một số nội dung như: sản phẩm dinh dưỡng điều trị, quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh lưu động; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà; khám bệnh, chữa bệnh ngoại viện; Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh; Hội đồng Y khoa quốc gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy, nhiều chính sách liên quan đến phát sinh thủ tục hành chính và có tác động về nhiều mặt với nhiều bên liên quan, do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ hơn tác động của các chính sách này đến môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, một số chính sách nhạy cảm liên quan đến yếu tố nước ngoài cần được tiếp tục lấy ý kiến của các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Đồng thời, cần bổ sung đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đến tính khả thi của các chính sách được đề xuất.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật có nhiều nội dung thay đổi, bổ sung và dự kiến sẽ phát sinh nhiều vấn đề về thủ tục hành chính, đặc biệt trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách tổ chức, bộ máy trong ngành y tế còn chậm, một số thiết chế mới như Hội đồng Y khoa quốc gia, khám bệnh, chữa bệnh từ xa, áp dụng kỹ thuật mới… với nhiều quy định tác động trực tiếp đến người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người bệnh, đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát, đánh giá đầy đủ về thủ tục hành chính đối với từng đối tượng chịu sự tác động và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế và tạo điều kiện thuận lợi cho người hành nghề, cơ sở hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, người đi khám bệnh, chữa bệnh và các cá nhân trong quá trình tham gia khám bệnh, chữa bệnh.
Các đại biểu tại phiên họp
Qua thảo luận, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật; cho rằng Hồ sơ dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phần lớn nội dung Hồ sơ dự án Luật đã được hoàn thiện, bổ sung theo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 8 (tháng 02/2022).
Tán thành với sự cần thiết cũng như phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này đã có sự thay đổi rất tích cực; tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như nhiều ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân; cập nhật, bổ sung nhiều vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực khám, chữa bệnh đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Xét về mặt tổng thể, sau khi được tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoàn toàn đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Để đảm bảo chất lượng của dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, ban soạn thảo và Ủy ban thẩm tra tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế cụ thể, sâu sắc hơn nữa Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới vào trong dự thảo Luật. Đặc biệt, các nội dung của dự thảo Luật cần được xây dựng theo đúng phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”.
Để bảo đảm tối đa quyền lợi của nhân dân khi tham gia khám, chữa bệnh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần này sau khi hoàn thiện cần phải đảm bảo khắc phục được tình trạng quá lạm dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao nhằm đẩy giá dịch vụ lên quá cao so với khả năng chi trả của đại đa số quần chúng nhân dân như một số quốc gia trên thế giới; tình trạng người bệnh dồn lên tuyến trên khám, chữa bệnh quá nhiều; bảo đảm công khai, minh bạch tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế, tránh các tiêu cực trong lĩnh vực y tế; bảo vệ thầy thuốc trước nguy cơ vi phạm y đức, thương mại hóa trong lĩnh vực y tế; bảo đảm rõ ràng minh bạch đối với các bên tham gia hoạt động khám, chữa bệnh...
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường
Cũng quan tâm đến quyền lợi của người dân khi tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề cập đến nội dung liên quan đến quy định người bệnh trước khi phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa phải được người đại diện của người bệnh đồng ý bằng văn bản. Trong khi tại Điều 32 dự thảo Luật quy định người hành nghề khám, chữa bệnh được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường, thực tế thời gian qua, nhiều trường hợp tiểu phẫu nhẹ bệnh nhân cũng phải ký cam kết với nội dung nếu có vấn đề gì tới sức khỏe, tính mạng thì bệnh nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đa số các trường hợp người bệnh và gia đình buộc phải ký cam kết này để được thực hiện phẫu thuật. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho rằng, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng trách nhiệm của người hành nghề khám, chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe cũng như quyền lợi của người bệnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Góp ý tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng các chính sách quy định trong dự thảo Luật Khám, bệnh chữa bệnh (sửa đổi) lần này là những nhóm chính sách rất lớn và phức tạp, là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân và cộng đồng, đồng thời cũng là lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định được sửa đổi; Tờ trình của Chính phủ cũng phải nêu được rõ những vấn đề mới được bổ sung, điều chỉnh so với Luật hiện hành; làm rõ các giải pháp khắc phục các bất cập, hạn chế; Báo cáo đánh giá tổng kết thi hành Luật cần phải nêu cụ thể hơn, đặc biệt về những vướng mắc trong tổ chức thực hiện, những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những bất cập trong thực tế hoạt động khám, chữa bệnh thời gian qua và có các số liệu để chứng minh….
Ngoài ra để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Luật, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Tờ trình trình Quốc hội, bổ sung ý kiến của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan trực tiếp đến các nội dung của dự án Luật mới được cập nhật; tiếp tục hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động đặc biệt đối với các chính sách mới theo đúng quy định, báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; tăng cường việc lấy ý kiến các đối tượng trực tiếp chịu tác động và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đồng thời, rà soát, chỉnh lý về văn phong, kỹ thuật soạn thảo văn bản để đảm bảo ngôn ngữ, giải thích từ ngữ; tính logic, thống nhất giữa các quy định và rà soát kỹ lưỡng việc dẫn điều, khoản.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ cũng như Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các bộ ngành có liên quan để chuẩn bị hồ sơ dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); cho rằng dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này đã có nhiều tiến bộ tích cực; tiếp thu các ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 8 (tháng 02/2022) và cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự án Luật; cập nhật nhiều vấn đề mới phát sinh; hồ sơ dự thảo Luật đầy đủ theo quy định, đủ điều kiện trình ra Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý tại phiên họp, ý kiến của cơ quan thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt ra các vấn đề cần rà soát làm rõ để đảm bảo chất lượng dự án Luật trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 tới.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Ủy ban Xã hội tiếp tục tiến hành thẩm tra; Thường trực Ủy ban Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, thiết thực, hiệu quả đối với các nội dung của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)/.
Một số hình ảnh tại phiên họp:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An Ninh Lê Tấn Tới ủng hộ quy định về bảo đảm an ninh trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho nhân viên y tế
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài Chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế rà soát các quy định liên quan đến lĩnh vục của Bộ Tài Chính trong dự thảo Luật này
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý tại phiên họp, ý kiến của cơ quan thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Nguồn: Quochoi.vn
Tin liên quan
- Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
- Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
- Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
- Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng
Xuất bản thông tin
Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12Ngày 04/12/2024 tại Hà Nội, tọa đàm về ung thư cổ tử cung đã được tổ chức với chủ đề “Ung thư Cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ”. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng...
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36Chiều ngày 02/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp Tập đoàn Dược phẩm Celltrion Hàn Quốc (Celltrion) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp...
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
Thứ Hai, ngày 29/04/2024 08:36Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 với chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”, kéo dài từ ngày 29/4/2023...
Ngành Giáo dục tích cực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
Thứ Hai, ngày 27/05/2024 08:34Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo; các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng Sư phạm yêu cầu tích cực tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia...
Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3
Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 08:29Nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY gửi các...
10 khuyến cáo về phòng chống dịch trong và sau bão, lũ
Thứ Hai, ngày 30/09/2024 08:24Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa bão và lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là...
Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 13:48Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo thống kê, cứ trong 100.000 phụ nữ sẽ có 24,5 người được chẩn đoán mắc ung thư vú ,Tuy nhiên nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng vẫn...
Ngày Nhà vệ sinh thế giới 2024: Vệ sinh vì hòa bình
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 08:19Ngày Nhà vệ sinh thế giới được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm, nhằm truyền cảm hứng cho hành động giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu, lời kêu gọi nghiêm túc về vấn đề...
Tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng
Thứ Năm, ngày 17/10/2024 08:14Năm 2008, Liên Hợp quốc đã chọn ngày 15/10 hàng năm là ngày “Thế giới rửa tay với xà phòng” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà...
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10): Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp ít tốn kém giúp phòng bệnh
Thứ Hai, ngày 14/10/2024 08:06Rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp dễ thực hiện, hiệu quả và tiết kiệm giúp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 07:38Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Tìm các giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 03:06Chiều 3/12, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” để phân tích, luận bàn và tìm ra những giải pháp...
Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 03:03Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn...
Chú trọng khâu hậu kiểm trong quản lý an toàn thực phẩm
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 03:01Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trong dịp lễ này sẽ tăng cao. Để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, các cơ quan quản lý cần tập trung vào...
Sáu quan điểm cơ bản xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 02:59Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp yêu cầu bảo...
Số ca mắc sởi của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục gia tăng
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 02:56Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và rà soát tiêm bổ sung tại bệnh viện cho các trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn...