Chủ động "cắt" lây, không để dịch sởi kéo dài
28/03/2025 | 08:32 AM



Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại một số cơ sở y tế tuyến cuối tại Hà Nội.
Vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp
Thông tin với đoàn công tác, Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai cho biết từ cuối năm 2024 cho đến nay đã khám, điều trị cho 104 bệnh nhân mắc sởi trong đó có ghi nhận nhiều ca diễn biến nặng, có 2 ca cần thở máy xâm nhập, 1 ca cần ECMO đã ổn định ra viện.
Nhiều bệnh nhân có tình trạng nặng nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên đã được cấp cứu kịp thời.
Một điều đáng lưu ý là có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng cho biết, từ năm 2024 đến nay, tại bệnh viện đã ghi nhận gần 2.700 ca mắc sởi đến khám. Trong đó, có đến 60% ca mắc sởi tại bệnh viện chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tháng tuổi được khuyến cáo tiêm chủng.
Hiện tại cả nước ghi nhận 52.000 ca bệnh và trên thực tế con số này có thể còn cao hơn.
Tiến sĩ Võ Hải Sơn - Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế, Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện khám, sàng lọc cho khoảng từ 70-90 ca mắc sởi, có ngày cao điểm hơn 100 bệnh nhân.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã ghi nhận 13 ca tử vong do sởi, trong đó có những bệnh nhân mắc trên các bệnh lý phức tạp như viêm phổi, đẻ non, rối loạn chuyển hóa, teo đường mật, viêm màng não, teo đường mật ...
Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cũng trao đổi lo ngại số lượng nội trú đông, phòng bệnh có hạn, hạn chế phòng cách ly tiêu chuẩn bệnh nhân nội trú thường nặng, nhiều bệnh lý nền nặng, nguy cơ mắc sởi cao, thời gian nằm viện kéo dài; Phân luồng khó do đông bệnh nhân từ phòng khám đến đơn vị điều trị.
Thách thức hiện nay là nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa được tiêm phòng, khi người mẹ không tiêm phòng thì không có kháng thể bảo vệ, trẻ nguy cơ mắc sởi cao. Do đó, cần phải đẩy mạnh ý thức của người dân về tiêm phòng nói chung và tiêm phòng sởi nói riêng.
Cần nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng để dứt điểm dịch
Để ứng phó với dịch sởi, từ năm 2024, Bệnh viện Nhi Trung ương đã xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình ca bệnh gia tăng, đồng thời tiếp nhận, phân luồng và khám sàng lọc người bệnh.
Thực tế cho thấy còn nhiều bệnh nhi chưa tiêm phòng sởi.
Bệnh nhân sẽ chia 2 luồng, một luồng chuyển tuyến dưới với bệnh nhân nhẹ và một luồng tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng đưa sang điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Thời gian tới, nếu bệnh sởi tăng nhanh, bệnh viện cũng sẽ cố gắng triển khai đón tiếp, thu dung điều trị và tích cực hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới”, Tiến sĩ Tùng nói.
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, đơn vị đã thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các ứng dụng quản lý, theo dõi người bệnh. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ - Giám đốc bệnh viện khẳng định, đơn vị bảo đảm nhân lực, trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc cho công tác điều trị bệnh nhân sởi.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, Thủ tướng rất quan tâm đến công tác phòng chống sởi và đã ra 2 công điện tăng cường phòng, chống bệnh sởi cũng như đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn yêu cầu các đơn vị chuẩn bị các tình huống, sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh trong mọi tình huống.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng liên tiếp có các chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và phòng, chống bệnh sởi nói riêng. Vì vậy, các đơn vị chuẩn bị các tình huống, sẵn sàng ứng phó với các mức độ, quy mô dịch, không để dịch sởi kéo dài trong cộng đồng.
Trong trường hợp bệnh sởi tiếp tục gia tăng bệnh viện phải có tính toán quy mô luân chuyển các khoa, phân luồng cách ly điều trị bệnh nhân để phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, cần chủ động bảo đảm thuốc, vật tư y tế trong mọi tình huống khi các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh sởi nói riêng gia tăng.
Nói về công tác tuyên truyền, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định đây là hoạt động vô cùng quan trọng, đặc biệt là tuyên truyền qua các kênh truyền thông hiện đại để tiếp cận tới nhiều tầng lớp người dân và đề nghị các bệnh viện tăng cường công tác truyền thông để người dân đưa con em đi tiêm chủng và phòng ngừa lây nhiễm sởi.
Nguồn: Nhandan.vn
Tin liên quan
- Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51
- Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”
- Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Y học cổ truyền là di sản văn hoá quý cần được bảo tồn và phát triển
- Người dân, bệnh viện ở TPHCM không chủ quan trước bệnh sởi dù ca mắc đang giảm
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Hải Phòng tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót đối tượng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi
Xuất bản thông tin
Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 09:44Sáng ngày 01/4/2025, tại Hà Nội, Hội Ký sinh trùng học Việt Nam phối hợp với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần...
Quảng Ninh: Quyết liệt hoàn thành tiêm vét vaccine phòng chống bệnh sởi trong hôm nay
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 01:27Trước tình hình bệnh sởi đang có nguy cơ gia tăng và lây lan tại nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng xác định và triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống...
Bệnh viện Đà Nẵng ghép tế bào gốc, trao hy vọng cho bệnh nhân đa u tủy xương
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 01:24Chị Hồ Thị N. (52 tuổi, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) bị đau xương nhiều, không đi lại được đã đến khám tại BV Đà Nẵng. Qua quá trình xét nghiệm, đánh giá, bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao...
Gần 5.000 ca phẫu thuật thay khớp háng thành công cho người cao tuổi
Thứ Ba, ngày 01/04/2025 01:20Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tiếp tiếp nhận các trường hợp gãy xương đùi, đặc biệt có bệnh nhân từ 80 - 100 tuổi. Tính từ năm 2002, BV thực hiện gần...
Cứu sống bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện
Thứ Hai, ngày 31/03/2025 02:19Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An vừa cứu sống một bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoại viện do sốc tim – nhồi máu cơ tim, suy đa tạng. Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực thăm khám cho bệnh...
Nghệ An quyết liệt phòng, chống bệnh sởi, không để dịch bùng phát
Thứ Hai, ngày 31/03/2025 02:16Sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở Nghệ An ghi nhận số ca sốt phát ban nghi sởi tăng nhanh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Trước tình hình đó, ngành y tế tỉnh Nghệ An đã khẩn...
Điện Biên quyết tâm hoàn thành tiêm vaccine phòng bệnh sởi
Thứ Hai, ngày 31/03/2025 02:13Đặt mục tiêu đến hết ngày 31/3 hoàn thành đợt tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo chỉ đạo của Chính phủ là đạt hơn 95% trở lên, Sở Y tế tỉnh Điện Biên hiện tập trung chỉ đạo các cơ sở y tế huy động...
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
Thứ Hai, ngày 31/03/2025 02:10Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế...
Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”
Thứ Bẩy, ngày 29/03/2025 09:25Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” Sáng ngày 29/3/2025 , Bộ Y tế tổ chức lễ phát động Chiến dịch Truyền...
Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí
Thứ Bẩy, ngày 29/03/2025 04:37Từ ngày 25-28/3/2025, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế và các thành viên Đoàn Việt Nam (đến từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã tiếp tục tham dự các phiên họp...