Chiến lược tiêm vaccine COVID-19: Sẽ có tới 500.000 liều tiêm/ngày
24/06/2021 | 10:49 AM



Từ nay đến cuối năm, khi lượng vaccine về đủ (khoảng 110-150 triệu liều), trong 3 đến 6 tháng còn lại của năm nay, ước tính mỗi ngày chúng ta sẽ tiêm khoảng 300.000-500.000 liều. Nhân lực tham gia chiến dịch tiêm vaccine giai đoạn này cũng đã được chuẩn bị đầy đủ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên một số nội dung về chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân trên cả nước trong thời gian tới.
Xin Thứ trưởng cho biết, từ nay đến cuối năm, kế hoạch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân được triển khai như thế nào? Làm sao để chúng ta vừa đẩy nhanh tiến độ tiêm, vừa đảm bảo an toàn, thưa ông?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao… xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho người dân từ nay đến hết năm 2021.
Để thực hiện được mục tiêu này, sau khi báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ký kết với các đơn vị cung ứng vaccine trong trường hợp đặc biệt theo quy định, nhằm tiếp cận được nguồn vaccine nhanh nhất, với số lượng nhiều nhất, từ đó triển khai tiêm trong thời gian ngắn nhất và an toàn nhất, để đảo bảo tỉ lệ miễn dịch cộng đồng.
Hiện đã có những đơn vị ký cam kết từ nay đến cuối năm cung cấp khoảng 110 triều vaccine. Ngoài ra Bộ Y tế cũng đang cố gắng tiếp cận các nguồn vaccine khác để đạt số lượng 150 triệu vaccine như trong Nghị quyết 21 của Chính phủ đã giao cho Bộ.
Để tổ chức chiến dịch tiêm từ nay đến hết năm 2021, với số lượng vaccine các đơn vị đã cam kết chuyển về Việt Nam trong năm nay khoảng 110 triệu liều, Bộ Y tế đã làm việc với Bộ Quốc phòng để rà soát và thống nhất việc xây dựng các kho bảo quản vaccine tại 7 quân khu, quân đoàn, đặc biệt là vaccine phải bảo quản ở độ âm sâu.
Việc này 2 Bộ đã thực hiện xong, và cũng thống nhất Bộ Quốc phòng sẽ hỗ trợ phương tiện vận chuyển xe chở vaccine từ kho trung tâm về đến trung tâm của tỉnh, của huyện, thậm chí chỉ đạo sở chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với các sở y tế để vận chuyển vaccine đến từng địa điểm tiêm, để tiêm cho người dân nhanh nhất, với số lượng đông nhất, an toàn nhất.
Theo tính toán của Bộ Y tế, nếu số lượng vaccine về đủ, khoảng 110-150 triệu liều vaccine, trong vòng 3 đến 6 tháng còn lại trong năm nay, ước tính mỗi ngày chúng ta sẽ tiêm khoảng 300.000-500.000 liều/ngày và đảm bảo hoàn thành chiến dịch tiêm.
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về năng lực đáp ứng của đội ngũ cán bộ tiêm vaccine hiện nay trên cả nước, khi tham gia vào chiến dịch lớn nhất này?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Trong chiến dịch này, ngay từ khi tiếp cận vaccine, Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo ngành y tế rà soát tất cả các cán bộ, lực ượng y tế hiện đang làm việc, từ tuyến y tế cấp xã trở lên, để thống kê và tổ chức tập huấn cho chiến dịch này.
Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo Cục Khoa học công nghệ và đào tạo phối hợp với tất cả các trường y, dược trên cả nước, rà soát tất cả sinh viên từ những năm cuối. Bộ cũng chỉ đạo thống kê các lực lượng y tế đã về hưu, nếu có đủ điều kiện sức khỏe, để tham gia tập huấn và triển khai chiến dịch này.
Đối với tất cả các điểm tiêm chủng, Bộ Y tế xác định, những bộ phận như khám sàng lọc, khu tiêm, khu theo dõi sức khỏe, phải cần cán bộ y tế. Bộ phận đón tiếp, cập nhật thông tin thì huy động lực lượng khác, như các nhà cung cấp dịch vụ mạng theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, huy động lực lượng đoàn viên thanh niên tình nguyện, giáo viên tình nguyện… Tất cả lực lượng này đều được tập huấn và đã hướng dẫn ngay từ những ngày đầu triển khai tiêm.
Cũng để chuẩn bị cho chiến dịch này, Bộ Y tế đã đề nghị tất cả các địa phương, đội ngũ y tế các bộ, ngành rà soát tất cả các lực lượng như trên.
Với sự chuẩn bị như vậy, đến thời điểm này, chúng tôi khẳng định là có đủ nhân lực để tham gia chiến dịch tiêm vaccine trong giai đoạn này.
Để hoàn thành chiến dịch này an toàn nhất, Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương rà soát lại quy trình tiêm các loại vaccine, thường xuyên cập nhật và tổ chức tập huấn từng đợt cho lực lượng tiêm chủng ở cơ sở.
Bộ cũng giao Cục Quản lý khám chữa bệnh cập nhật kiến thức để khám sàng lọc và đưa ra những hướng dẫn, phác đồ phù hợp nhất, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các thuốc cấp cứu, để chúng ta trực sẵn sàng tại các điểm tiêm, tại các trung tâm y tế cấp huyện trở lên, nhằm kịp thời xử trí cấp cứu nhanh nhất, hiệu quả nhất, hạn chế thấp nhất tình huống xảy ra sốc phản vệ đáng tiếc.
Bộ cũng phải làm tốt công tác ứng dụng CNTT trong tiêm chủng, để tất cả đối tượng được tiêm đều được cập nhật nhanh nhất vào hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân. Hồ sơ này sẽ là cơ sở dữ liệu về y tế, từ đó sẽ cải tiến thời gian và đẩy tốc độ tiêm nhanh hơn.
Nếu triển khai đầy đủ các giải pháp trên, chúng ta sẽ triển khai thành công chiến dịch tiêm vaccine COVID-19.
Cách tự theo dõi tại nhà sau tiêm từ 24-48 giờ
Thưa ông, sau khi tiêm vaccine COVID-19, trở về nhà tự theo dõi sức khỏe, người dân cần lưu ý quan tâm tới những dấu hiệu nào của cơ thể để kịp thời đến các cơ sở y tế khi có bất thường?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Vaccine bản chất là một sinh phẩm, khi tiêm vào cơ thể thì có tỉ lệ nhất định phản ứng sau tiêm. Tùy theo cơ địa của từng người mà phản ứng khác nhau. Vaccine nào tiêm cũng có số ít xảy ra phản ứng không mong muốn.
Khi vaccine về Việt Nam, trước khi đưa vào sử dụng, Bộ Y tế đã chỉ đạo kiểm định chất lượng vaccine rất chặt chẽ. Bộ cũng chỉ đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh tập huấn cho tất cả cán bộ y tế trực tiếp tham gia cấp cứu xử lý các trường hợp sốc phản vệ ngay tại các điểm tiêm. Chúng ta phải khám sàng lọc kỹ những trường hợp có bệnh nền, có dị ứng và tạm thời chưa tiêm các đối tượng này.
Lực lượng y tế cũng luôn sẵn sàng trực tại các trung tâm y tế huyện trở lên, sẵn sàng thuốc, xe vận chuyển… để xử lý kịp thời khi không may có trường hợp xảy ra.
Chúng tôi cũng đã tập huấn chi tiết cho những cán bộ y tế, những người tình nguyện hướng dẫn những người được tiêm, sắp tiêm. Sau tiêm, người dân phải được theo dõi tại nơi tiêm 30 phút, sau đó tự theo dõi tại nhà từ 24-48 giờ tiếp theo.
Khoảng thời gian đó, nếu có các phản ứng như ngứa, nổi mề đay, tức ngực, thậm chí có biểu hiện của hôn mê, thì người nhà, hoặc bản thân người tiêm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Các địa phương hiện nay đều có số điện thoại trực cấp cứu. Hoặc ngay tại các điểm tiêm, chúng tôi sẽ dán các áp phích có địa chỉ, tuyến cấp cứu, số điện thoại để người dân không may có các phản ứng trên có thể liên lạc nhanh nhất.
Trong 3-6 tháng cuối năm nay, nếu vaccine về đủ, mỗi ngày sẽ tiêm 300.000-500.000 liều. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Sẽ thống nhất với các địa phương, DN để điều tiết vaccine
Các đối tượng sẽ được triển khai tiêm theo thứ tự như thế nào? Thời gian tới, việc mua vaccine sẽ được Bộ Y tế điều phối như thế nào để tránh tình trạng tranh mua, như chỉ đạo của Chính phủ, thưa ông?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Kết luận 07 của Bộ Chính trị cho phép Bộ Y tế đứng ra tiếp cận và cung ứng vaccine COVID-19 tiêm cho người dân và cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vaccine tiêm cho người dân. Tuy nhiên, tất cả các nguồn vaccine đó đều phải được Bộ Y tế kiểm định về chất lượng và cấp giấy phép thì mới được nhập vào Việt Nam, mới được lưu hành, tiêm cho người dân.
Để tránh tình trạng cạnh tranh mua vaccine giữa DN và Nhà nước, cụ thể là Bộ Y tế, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ sẽ thống nhất với các địa phương, các DN để điều tiết tổng số vaccine trong kế hoạch, điều tiết đối tượng ưu tiên tiêm theo thứ tự, để làm sao vaccine do Bộ Y tế tiếp cận, đàm phán, cung ứng, hay vaccine do địa phương, hoặc do DN tiếp cận thì đều nằm trong tổng số vaccine đã được duyệt. Các đối tượng ưu tiên tiêm theo thứ tự cũng thực hiện theo hướng dẫn từ Bộ Y tế. Đây là chiến dịch tiêm chủng trong phòng chống dịch, chưa phải tiêm chủng mở rộng, nên đối tượng nào tiêm trước, tiêm sau cần phải có một đơn vị điều tiết.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cung ứng, sản xuất, tổ chức tiêm và đảm bảo nguồn lực, với mục tiêu có nguồn vaccine nhiều nhất để tiêm cho người dân.
Khi Đề án này được Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế sẽ chắc chắn phải làm việc, hướng dẫn cụ thể chi tiết với các địa phương, DN, để tránh xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ quan Nhà nước, giữa các địa phương và các DN tham gia cung ứng vaccine COVID-19, để phục vụ tiêm chủng cho người dân.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Các nhà sản xuất trên thế giới cho biết, hiện nay vaccine COVID-19 chúng ta đang sử dụng có thời gian hiệu lực kháng thể bảo vệ sau tiêm chỉ 6 đến 8 tháng, hết thời hạn này thì phải tiêm nhắc lại. Hai mũi tiêm sẽ cách nhau từ 6 đến 12 tuần. Theo tính toán của Bộ Y tế, sau thời gian tiêm đến hết năm nay, đến thời điểm tiêm nhắc lại (là cuối năm nay, đầu năm 2022), Việt Nam có thể sản xuất được vaccine COVID-19, khi đó chúng ta có thể tự chủ về vaccine cho người dân. |
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin liên quan
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri xã Nhân Thắng
- Lễ ký kết Quy chế phối hợp chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số liên quan đến đăng ký thống kê hộ tịch giữa Bộ Tư pháp với Bộ Y tế, Tổng cục thống kê
- Xúc động lễ khai giảng của sinh viên Trường ĐH Y dược Hải Phòng
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri Gia Bình, Bắc Ninh
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc
- Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam
Xuất bản thông tin
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 27/9 của Bộ Y tế
Thứ Tư, ngày 27/09/2023 03:16Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.623.649 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam...
Bộ Y tế đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A và bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch
Thứ Năm, ngày 28/09/2023 02:58Theo đó, Bộ Y tế cho biết đã xây dựng kế hoạch kiểm soát, hướng dẫn giám sát, điều trị liên quan đến dịch COVID-19 để các địa phương thực hiện khi công bố hết dịch COVID-19 nhóm A. ...
Người hiến máu 102 lần, 'nghỉ việc để đi vận động hiến máu... như một cách trả ơn cuộc đời'
Chủ Nhật, ngày 30/07/2023 02:28Họ là những 'bà nội trợ', người lao động tự do, thầy cô giáo, bộ đội, công an, sinh viên, y bác sĩ hay công chức, viên chức... đến từ nhiều nơi khác nhau trên cả nước, nhưng đều có điểm...
Trung tâm Tim mạch của BV Nhi đồng 1 lọt top 7 trung tâm xuất sắc nhất thế giới
Thứ Ba, ngày 18/07/2023 02:12Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa được Tổ chức Children’s HeartLink (Mỹ) công nhận là Trung tâm Tim mạch xuất sắc đầu tiên tại Việt Nam và trở thành trung tâm thứ bảy trên...
Công tác xã hội trong y tế đóng góp tích cực cho việc chăm sóc toàn diện người bệnh
Thứ Bẩy, ngày 29/07/2023 04:32Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), công tác xã hội đã hiện diện ở hầu hết các bệnh viện từ tuyến TW tới các tuyến quận, huyện trong cả nước và đã bắt đầu có...
Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An điều trị hiệu quả các bệnh về máu
Thứ Sáu, ngày 28/07/2023 04:27Trong những năm qua, nhờ chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, cũng như đầu tư mua sắm trang thiết bị. Đến nay Trung tâm Huyết học truyền máu (HH-TM) Nghệ An đã có những bước...
Làm chủ kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D
Thứ Hai, ngày 24/07/2023 04:23Lần đầu tiên bệnh viện tuyến tỉnh ở Thanh Hoá đã triển khai thành công kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ bằng sóng cao tần sử dụng hệ thống lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học buồng tim cho 2 bệnh nhân...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan tham dự nhiều sự kiện y tế quan trọng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78
Chủ Nhật, ngày 24/09/2023 07:46Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham gia Đoàn Cấp cao tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 tại New York, Hoa Kỳ, từ ngày...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp quốc
Thứ Năm, ngày 21/09/2023 01:22Tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, sáng 20/9 (giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Đào Hồng Lan đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao về chấm dứt AIDS của Liên hợp...
Lần đầu tiên TP.HCM tổ chức 'Ngày hội việc làm' dành cho bác sĩ trẻ
Thứ Sáu, ngày 04/08/2023 03:54"Ngày hội việc làm" lần đầu tiên được Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào ngày 15/8/2023 tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và bệnh nghề nghiệp TP.HCM, dành cho các bác sĩ trẻ vừa hoàn thành khoá...
Phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên tại TPHCM
Thứ Tư, ngày 27/09/2023 03:53Ca mắc đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên được phát hiện tại TPHCM hiện sức khỏe ổn định, không sốt và đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Ngày 26/9, Sở...
5 cách đơn giản phòng ngừa cúm
Thứ Tư, ngày 27/09/2023 03:51Che miệng và mũi khi ho/hắt hơi bằng khăn giấy, rửa tay thường xuyên, nghỉ ở nhà khi cảm thấy mệt... là những cách đơn giản phòng ngừa cúm.
COVID-19 khiến ca mắc và tử vong do bệnh lao ở Việt Nam tăng
Thứ Sáu, ngày 04/08/2023 03:50Các chuyên gia cho biết Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao. Năm 2019, tỷ lệ tử vong do lao là 8.400 ca, đến năm 2022 đã tăng lên 12.000 ca, còn số ca mắc mới tăng lên 172.000 ca....
Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm
Thứ Tư, ngày 27/09/2023 03:47Nước ta vừa ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô...
Gia tăng ca mắc tay chân miệng biến chứng nặng, khuyến cáo quan trọng của bác sĩ
Thứ Tư, ngày 02/08/2023 03:40Theo thống kê của Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế, từ đầu năm đến nay đơn vị tiếp nhận 79 ca bệnh tay chân miệng, trong đó có nhiều ca bệnh nặng, một số ca phải thở máy.
6 tháng đầu năm có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, quỹ chi 46.236 tỷ đồng
Thứ Tư, ngày 02/08/2023 03:35Ngày 1/8, BHXH Việt Nam cho biết 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 64,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 29,2% so với 6 tháng đầu năm 2022. Tổng chi khám chữa bệnh BHYT trên cả nước là 46.236 tỷ đồng.
TP.HCM: Trừ điểm địa phương có ca tử vong do sốt xuất huyết, tay chân miệng
Thứ Tư, ngày 02/08/2023 03:30Sở Y tế TP.HCM vừa xây dựng bảng điểm đánh giá kết quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân theo địa bàn. Theo đó, địa phương nào xuất hiện ổ dịch nhưng không xử lý kịp thời, có ca tử vong do...
Cứu sống bé gái sinh non, suy hô hấp nặng
Thứ Tư, ngày 02/08/2023 03:09Các bác sĩ BVĐK Trung ương Quảng Nam đã cứu sống và nuôi dưỡng thành công bé gái sinh non, chỉ nặng 1kg, được chẩn đoán tim bẩm sinh, nhiễm trùng sơ sinh...
TP.HCM: Xử phạt nhiều cá nhân giả mạo giấy tờ để xin cấp chứng chỉ hành nghề dược
Thứ Ba, ngày 01/08/2023 03:00Chiều 1/8, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố danh sách xử phạt các cá nhân, cơ sở vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế trong tháng 7/2023. Đáng lưu ý, có hàng...
Nhồi máu cơ tim sau cơn đau ngực trái đột ngột
Thứ Ba, ngày 01/08/2023 02:56Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ nhất được cứu sống nhờ can thiệp mạch kịp thời.