Bộ trưởng Bộ Y tế: Minh bạch hoá và chủ động trong truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19
24/12/2021 | 00:44 AM
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, ngành y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch, đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin. Có 6 bài học kinh nghiệm về truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt dịch này được đưa ra...
Tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin về phòng chống dịch
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo, sáng 23/12 GS. TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, diễn biến phức tạp, khó lường của đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã buộc chúng ta phải có những phản ứng mau lẹ, nhanh chóng tìm ra và triển khai những đấu pháp mới để phù hợp với tình hình thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm sinh mệnh của người dân.
"Năm 2021 là năm nhiều khó khăn, thử thách, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm, nhất là sự xuất hiện của biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, gây ra đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Với những nỗ lực to lớn, nhất là lực lượng tuyến đầu, sự chung tay của người dân, đợt dịch lần thứ tư đã dần được kiểm soát, cả nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, ngành y tế đã đổi mới mạnh mẽ công tác truyền thông để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân trong bối cảnh chống dịch thay đổi: các bản tin hàng ngày của Ban chỉ đạo, Bộ Y tế, và các bản tin đột xuất đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới về hình thức, nội dung thông tin; các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 phải đáp ứng kịp thời với những thay đổi về diễn biến dịch, cập nhật kiến thức về biến thể Delta và chuyển đổi chính sách, đường lối chống dịch"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và đưa ra dẫn chứng:
Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10/2021. Do dịch bệnh bùng phát tại nhiều địa phương, các cơ quan báo chí rất khó khăn tiếp cận tâm dịch, các khu điều trị bệnh nhân nặng, khu cách ly tập trung…
Vì vậy, Bộ Y tế đã thành lập những tổ truyền thông trong thành phần của các Bộ phận Thường trực/Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ các địa phương chống dịch ngay tại tâm dịch để xây dựng các nội dung truyền thông chính xác, kịp thời, tạo nên ngân hàng thông tin (bao gồm các bài viết, ảnh, video…) cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông.
"Gần 2.000 tác phẩm báo chí, phản ánh các nỗ lực của Bộ Y tế, chính quyền và nhân dân các địa phương, các lực lượng y tế trong triển khai chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Trung bình mỗi tác phẩm được hơn 10 cơ quan báo chí sử dụng đăng tải/phát sóng"- Bộ trưởng thông tin.
Bộ Y tế cũng thiết lập kho dữ liệu truyền thông Y tế cho đội ngũ làm truyền thông y tế tại các địa phương, bao gồm các hướng dẫn truyền thông và các sản phẩm truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vaccine COVID-19 được sản xuất sẵn bằng nhiều hình thức khác nhau như infographic, video…trên nhiều nền tảng như Viber, Facebook, Zalo…
"Các sản phẩm truyền thông cung cấp các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch đơn giản, dễ nhìn, dễ nghe, dễ hiểu và được truy cập, sử dụng miễn phí. Đến đầu tháng 12/2021, kho dữ liệu đã có hơn 1.800 sản phẩm truyền thông"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Minh bạch hóa và chủ động thông tin về phòng chống dịch
Người đứng đầu ngành Y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 , bắt đầu từ tháng 7/2021.
Việc tiêm chủng loại vaccine mới, được phát triển chưa lâu đòi hỏi ngành y tế phải tiếp cận một cách cẩn trọng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân.
Do vậy truyền thông về tiêm chủng bám sát các xu hướng tâm lý người dân, khuyến cáo người dân chủ động, ủng hộ, tích cực tham gia tiêm chủng vaccine an toàn; cập nhật liên tục thông tin về các vaccine được tiêm chủng tại Việt Nam, hướng dẫn theo dõi sức khỏe và phản ứng sau tiêm chủng; xử lý các khủng hoảng truyền thông và thông tin sai lệch về tiêm chủng vaccine COVID-19.
"Đặc biệt, trong quá trình thực hiện chiến dịch tiêm chủng, hệ thống tuyên giáo đã giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin đúng và đủ để nhân dân an tâm phối hợp với chính quyền và ngành Y tế thực hiện tốt mục tiêu bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam trong năm 2021"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Trong đợt dịch thứ 4, ngành Y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch COVID-19 năm 2020 đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin, phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, sự thâm nhập và lan tỏa của hệ thống tuyên giáo để truyền thông tới người dân các nội dung phòng, chống dịch thông qua các đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ COVID cộng đồng, góp phần vào những thành công chung cuả công tác phòng chống dịch.
"Song song với đó những sự nỗ lực, cố gắng, cống hiến hết mình của nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu trên mọi miền Tổ quốc; sự chi viện, hỗ trợ của các đơn vị y tế trên toàn quốc đã được thông tin đầy đủ đến người dân và cộng đồng, góp phần cổ vũ, động viên lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao"- Bộ trưởng khẳng định.
6 bài học kinh nghiệm truyền thông phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của đợt dịch thứ 4, một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra, đó là:
Một là, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài trung ương và địa phương tạo dòng chảy thông tin chính thống, minh bạch về phòng chống dịch;
Hai là, việc đổi mới cách thức và nội dung thông tin, chuyển đổi kịp thời, linh hoạt định hướng công tác truyền thông, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Ba là, việc xây dựng ngân hàng thông tin cung cấp thông tin đồng thời cho báo chí, đội ngũ truyền thông y tế cơ sở và công chúng rộng rãi theo phương pháp đa nền tảng phát huy được vai trò của các lực lượng và chủ thể truyền thông, giúp nhanh chóng tiếp cận với thông tin chính thống của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế về phòng, chống dịch.
Bốn là, trong các đợt dịch bùng phát mạnh mẽ, việc cử tổ truyền thông tham gia vào Bộ phận thường trực, các tổ công tác của Bộ Y tế đã kịp thời cung cấp các thông tin từ tâm dịch và đạt hiệu quả rất cao trong việc ghi lại các tư liệu quý giá về công tác chống dịch, các nỗ lực của ngành y tế và các lực lượng chống dịch, sự phối hợp của các địa phương, sự chủ động ủng hộ tham gia của nhân dân, kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông.
Năm là, truyền thông về các nỗ lực của cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu đã kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu cống hiến hết mình cho công cuộc chống dịch.
Sáu là, việc triển khai hiệu quả truyền thông về tiêm chủng an toàn vaccine COVID-19 tạo sự an tâm và hưởng ứng của người dân, góp phần thuận lợi cho chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine cho nhân dân.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
- Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
- Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
- Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng
Xuất bản thông tin
Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12Ngày 04/12/2024 tại Hà Nội, tọa đàm về ung thư cổ tử cung đã được tổ chức với chủ đề “Ung thư Cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ”. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng...
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36Chiều ngày 02/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp Tập đoàn Dược phẩm Celltrion Hàn Quốc (Celltrion) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp...
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
Thứ Hai, ngày 29/04/2024 08:36Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 với chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”, kéo dài từ ngày 29/4/2023...
Ngành Giáo dục tích cực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
Thứ Hai, ngày 27/05/2024 08:34Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo; các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng Sư phạm yêu cầu tích cực tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia...
Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3
Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 08:29Nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY gửi các...
10 khuyến cáo về phòng chống dịch trong và sau bão, lũ
Thứ Hai, ngày 30/09/2024 08:24Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa bão và lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là...
Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 13:48Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo thống kê, cứ trong 100.000 phụ nữ sẽ có 24,5 người được chẩn đoán mắc ung thư vú ,Tuy nhiên nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng vẫn...
Ngày Nhà vệ sinh thế giới 2024: Vệ sinh vì hòa bình
Thứ Ba, ngày 19/11/2024 08:19Ngày Nhà vệ sinh thế giới được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm, nhằm truyền cảm hứng cho hành động giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu, lời kêu gọi nghiêm túc về vấn đề...
Tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng
Thứ Năm, ngày 17/10/2024 08:14Năm 2008, Liên Hợp quốc đã chọn ngày 15/10 hàng năm là ngày “Thế giới rửa tay với xà phòng” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà...
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10): Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp ít tốn kém giúp phòng bệnh
Thứ Hai, ngày 14/10/2024 08:06Rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp dễ thực hiện, hiệu quả và tiết kiệm giúp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 07:38Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Tìm các giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 03:06Chiều 3/12, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” để phân tích, luận bàn và tìm ra những giải pháp...
Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 03:03Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn...
Chú trọng khâu hậu kiểm trong quản lý an toàn thực phẩm
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 03:01Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trong dịp lễ này sẽ tăng cao. Để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, các cơ quan quản lý cần tập trung vào...
Sáu quan điểm cơ bản xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 02:59Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp yêu cầu bảo...
Số ca mắc sởi của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục gia tăng
Thứ Tư, ngày 04/12/2024 02:56Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và rà soát tiêm bổ sung tại bệnh viện cho các trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn...