Bệnh sởi, ho gà diễn biến phức tạp, Bộ Y tế nhắc tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm

12/07/2024 | 08:43 AM

 | 

 

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp, do đó, Bộ Y tế tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám chữa bệnh...

Bộ Y tế: Sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng... có xu hướng gia tăngBộ Y tế: Sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng... có xu hướng gia tăng

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa có văn bản về việc tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám chữa bệnh gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học.

Tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp. Để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các ngành lập kế hoạch phòng, chống sởi, ho gà và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống sởi, ho gà trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng;

Chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng giám sát phát hiện kịp thời các trường hợp mắc mới, tiến hành điều tra, xác định nguồn lây, tổ chức khoanh vùng, xử lý khi có ổ dịch sởi, ho gà;

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp, do đó, Bộ Y tế tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám chữa bệnh...

Chỉ đạo Bệnh viện trực thuộc thực hiện tốt công tác thu dung người bệnh sởi, ho gà; điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong;

Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch sởi, ho gà tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng sởi, ho gà năm 2024 và triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng;

Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh sởi, ho gà;

Cùng đó chỉ đạo các đơn vị y tế báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp mắc, các ổ dịch trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT; các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý hoạt động tiêm chủng, cập nhật đầy đủ đối tượng trên nền tảng quản lý thông tin tiêm chủng.

Thực hiện rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, vaccine chống dịch, trang thiết bị, nhân lực... phục vụ cho các hoạt động tiêm chủng thường xuyên, phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.

Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm, cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà

Về phía các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với dịch bệnh; Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch của đơn vị; Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng và ứng phó với dịch bệnh theo các mức độ, quy mô của dịch.

Cùng đó, ban hành các hướng dẫn, quy trình ứng phó khi có ca bệnh nhiễm, nghi nhiễm đến khám tại đơn vị, bao gồm quy trình phân luồng, khám sàng lọc, cách ly, đưa người nhiễm vào khu điều trị;

Sẵn sàng các khu vực cách ly điều trị hoặc cách ly tạm thời cho người bệnh nhiễm, người nghi nhiễm sởi, ho gà tùy theo quy mô và chỉ đạo của chính quyền, cơ quan quản lý y tế địa phương. Tiến hành điều tra dịch ngay khi có ca bệnh sởi, ho gà đầu tiên;

Bảo đảm đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết cho nhân viên y tế khám, điều trị, chăm sóc trực tiếp cho các ca nhiễm hoặc nghỉ nhiễm sởi, ho gà.

Tăng cường hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời ca nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Các trường hợp nhẹ, không có biến chứng có thể hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà, trạm y tế.

Tiêm vaccine phòng bệnh; Hỗ trợ nhân viên y tế, người bệnh có tiếp xúc với trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm sởi, ho gà để đánh giá tình trạng miễn dịch và tiêm phòng đầy đủ;

Tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn; Triển khai các biện pháp phòng ngừa chuẩn kết hợp phòng ngừa dựa trên đường lây truyền khi phát hiện ca nhiễm hoặc nghỉ nhiễm sởi, ho gà.

Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp truyền thông về phòng ngừa lây nhiễm, cách phát hiện và xử trí khi có người nghi nhiễm sởi, ho gà cho nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại phòng tiêm chủng của CDC Nghệ AnTiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại phòng tiêm chủng của CDC Nghệ An.

Đồng thời, tập huấn về sàng lọc, khám, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà cho nhân viên y tế để sẵn sàng trong tình huống có dịch trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Chỉ đạo các địa phương tăng cường truyền thông, thực hiện và quản lý tiêm phòng sởi, ho gà cho trẻ em; kiểm tra, dự trù đủ vaccine.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học phải tổ chức phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế tại địa phương, vùng và quốc gia để cập nhật thông tin về bệnh sởi, ho gà; Thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát dịch bệnh theo quy định...

Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, như Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan hôm 9/7 đã ký ban hành công điện về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2024 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

 

Tại công điện cho biết thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng, đồng thời cũng ghi nhận rải rác các trường hợp mắc một số bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vaccine.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn mùa hè; chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, đơn vị về công tác - phòng, chống dịch trên địa bàn.

Chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trên địa bàn: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh...

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến