Bắc Giang phát hiện thêm bệnh nhân bạch hầu

12/07/2024 | 08:45 AM

 | 

Ca bệnh thứ 2 dương tính với bạch hầu ở Bắc Giang là trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân trước đó.

Theo Báo cáo nhanh số 270/BCN-SYT tỉnh Bắc Giang, trường hợp thứ 2 mắc bạch cầu ở Bắc Giang là B.H.G (nữ, SN 1995), thường trú tại xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; tạm trú tại thôn Trung Hòa, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Bệnh nhân G. hiện là nhân viên một quán Internet ở xã Hợp Thịnh.

Bắc Giang phát hiện thêm bệnh nhân bạch hầu - Ảnh 1.

Ca bệnh thứ 2 dương tính với bạch hầu ở Bắc Giang là trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân Moong Thị Biên. Ảnh minh họa.

Ngày 7/7/2024, sau khi biết thông tin bệnh nhân bị bệnh bạch hầu G đi khai báo dịch tễ tại Trạm Y tế xã Hợp Thịnh, sau đó về cách ly tại phòng trọ.

G. được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 vào ngày 7/7/2024 có kết quả âm tính.

Chiều ngày 9/7/2024, G. được lấy mẫu xét nghiệm lần 2.

Ngày 10/7/2024, G. có kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu. Được TTYT huyện Hiệp Hòa chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại Đông Anh, Hà Nội điều trị. Hiện tại, bệnh nhân sức khỏe ổn định.

Qua điều tra, rà soát sơ bộ ghi nhận 7 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với bạch hầu Bùi Hương Giang.

Ngay sau khi nhận được thông tin về ca bệnh nêu trên, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh phối hợp, hỗ trợ TTYT huyện Hiệp Hòa triển khai các nội dung sau:

Cách ly ngay ca bệnh, chuyển ca bệnh đến điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại Đông Anh, Hà Nội.

Hướng dẫn TYT xã Mai Trung xử lý môi trường, khử trùng bằng Chloramin B với nồng độ 0,1% Clo tại phòng trọ của trường hợp tiếp xúc gần và khu vực xung quanh.

Tiến hành điều tra, giám sát dịch tễ và lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần; lấy mẫu gửi xét nghiệm; hướng dẫn các trường hợp tiếp xúc gần cách ly, điều trị dự phòng bằng kháng sinh trong vòng 7 ngày và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc gần lần cuối với ca bệnh xác định.

Tổ chức tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh Bạch hầu, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh và tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trên hệ thống loa truyền thanh của xã.

Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh Bạch hầu trên địa bàn tỉnh. Báo cáo, khai báo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT.

Các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

1. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho nhân dân, nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo biết để họ phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ.

2. Vệ sinh phòng bệnh:

Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cũ cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giác mạc. Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

Tổ chức tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có điều kiện thì khoảng 5 năm tiến hành đánh giá tiêm chủng một lần và/ hoặc thực hiện phản ứng Shick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu trong quần thể trẻ em.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến