DS Hoàng Xuân Hà - Một trí thức ngành Dược tiêu biểu

24/12/2013 | 04:00 AM

 | 

DS Hoàng Xuân Hà Sinh năm 1911 tại Đức Phúc Đức Thọ, Hà Tĩnh, tốt nghiệp đại học Dược tại Trường đại học Y Dược khoa Hà Nội năm 1938.

Năm 1939 ông sang  Phnôm -Pênh hành nghề,   là một nhà tư sản về thuốc tây được nhiều người biết đến. Ông đã tham gia các hoạt động của Ủy ban  Việt kiều tại Cam pu chia.  

Cách mạng tháng Tám thành công . từ Sài gòn, BS. Phạm Ngọc Thạch thay mặt Chính phủ  kêu gọi các trí thức Việt kiều về  nước. Ông  sớm giác ngộ ,đã bỏ lại tất cả sự giàu sang với cơ ngơi  nhà cao cửa rộng  của một cửa hàng dược phẩm lớn đang thịnh vượng, cùng  đoàn đại biểu về nước tham gia kháng chiến. Ngày 23-9-1945 quân đội Pháp trở lại  gây hấn ở Nam Bộ, ông xin gia nhập  đoàn Tự vệ .


Đầu tháng  4-1946  ông phục vụ tại  Cục quân y. Cùng với DS Vũ Công Thuyết và DS Nguyễn Sĩ Dư, ông là là dược sĩ thứ ba  công tác  tại cơ quan quân y và là Viện trưởng Viện bào chế tiếp tế trung ương .  Tại đây, ngày 6-12-1946 ông được đón Bác Hồ và  đồng chí Võ Nguyên Giáp  tới thăm Viện  bào chế. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã  khen các công việc của ông và  khuyến khích  ông và các cộng sự nghiên cứu tự lực sản xuất thêm nhiều thuốc.  Toàn  quốc kháng chiến, ông  lên đường tham gia kháng chiến cùng toàn dân  đến ngày thắng lợi hoàn toàn.


Trong gần 35 năm cống hiến, ông là  cán bộ lãnh đạo chủ chốt của ngành Dược .

Một chuyến đi và những tấm lòng

Giữa năm 1946 ông  được lệnh ra Bắc và vào quân y phục vụ. Ông biết BS Vũ Văn Cẩn  Cục trưởng Cục quân y, rất lo lắng về việc thiếu phương tiện, thuốc men để cứu chữa thương  bệnh binh. Ông đề xuất cho ông  đi Hồng Kông để mua thuốc vì ông có một người bạn đồng môn chí cốt   hiện đang buôn bán phát đạt tại đó. Đề nghị này là mạo hiểm, nhưng Cục trưởng Vũ Văn Cẩn tán thành: "Đi được sớm càng tốt".  

 Cục trưởng Vũ Văn Cẩn phải vất vả chạy vạy mới kiếm được một trăm rưỡi tiền Đông Dương đưa cho ông đi Hải Phòng mua vé tầu thủy đi Hồng Kông. Hai ngày sau trở về , ông  đề nghị với Cục trưởng cấp tiền để lên đường đi mua thuốc. 

BS. Cẩn lại mất công chạy lo tiền mà không ra. Sau  hai ngày. BS. Cẩn mời DS Hà đến nhà, vui vẻ giới thiệu với bà Từ Thị Giốc  đang ngồi cùng tiếp khách. Phu nhân BS. Vũ Văn Cẩn, đưa cho ông một cái túi vải nhỏ xinh xinh. BS. Cẩn nói: "Tất cả đấy, anh Hà ạ. Chạy khắp nơi không được, tôi đành về "huy động" nhà tôi vậy. Tưởng rất khó hoá ra lại khá dễ dàng". Nhìn tay vợ  vẫn còn đeo một cái nhẫn, BS.Cẩn hỏi bà, bà Giốc rụt rè: "Đây là nhẫn cưới". BS Cẩn cười: "Thôi em vui lòng vậy!".  Bà  lặng lẽ rút cái nhẫn ra khỏi ngón tay và cho vào miệng túi. DS.Hà nghẹn ngào xúc động trước nghĩa tình của ông bà Vũ Văn Cẩn. Ông bùi ngùi lặng lẽ cầm cái túi nhỏ mà lòng không yên: "Một túi vàng nhỏ nhoi này, đi tận Hồng Kông mua được cái gì đây"?

 Buổi tối, BS. Cẩn dặn đi, dặn lại: "Nhớ, thứ nhất, bông băng, thuốc tím, thuốc vàng (iodoforme) và ký ninh. Thuốc sốt rét thì Quinobleu, Quinosérum. Thứ nhì, còn tiền thì mua một số liều biệt dược Quinoforme, Quinimax... đừng phung phí nhé! Phải tiết kiệm, tiết kiệm!".

Tàu cập bến Hồng Kông, DS Phạm Văn đến đón,  rồi vui vẻ đưa ông về nhà riêng.  Đêm đó, ông nói rõ sứ mệnh của mình và đưa cho DS. Phạm Văn cái túi nhỏ đựng vàng. Phạm Văn đỡ cái túi bằng hai tay, nét mặt đăm chiêu, trịnh trọng. 

Gần ba tuần lễ ăn nghỉ tại nhà gia đình DS Phạm Văn với sự đối xử rất thân tình, trân trọng  Ông rất sốt ruột, lo lắng, ăn ngủ không yên. Rồi, vào một buổi tối DS. Phạm Văn hối hả bảo ông: "Anh về nước đi là vừa, bọn Pháp đã gây hấn ở Hải Phòng rồi. Hai ngày nữa, anh xuống tàu về nước, tôi đã mua vé cho anh đây".

Tối hôm sau, Phạm Văn đưa ông tới một khách sạn hạng sang, giới thiệu ông với các vị  nhân sĩ, thương gia ở Hồng Kông đã hưởng ứng cuộc vận động của DS Phạm Văn  về những yêu cầu của Tổ quốc, của Bác Hồ. Các vị đã có sự hỗ trợ quý báu dành cho Tổ quốc kính yêu.  Rồi Phạm Văn đọc một loạt tên thuốc, có khá nhiều biệt dược, số liệu cụ thể, ký hiệu và kích thước các kiện, các thùng, mà nơi nhận là địa chỉ giả, một nhà thuốc tây của người Pháp ở Hà Nội

  Sau đó, DS Văn đưa cho ông giấy tờ, vé tàu hạng nhất, cái túi vàng nhỏ mà ông đã đưa và nói: "Anh cầm về, Tổ quốc đang cần cái này đấy".  kèm theo tiền và  quà để lo lót các quan chức Pháp tại cảng Hải Phòng và trên đường đi.

Sau cuộc hành trình vất vả, vượt qua các Trạm kiểm soát của quân đội thực dân Pháp, số hàng lớn  được thuê chở bằng  20 chuyến  ô tô đã về tới Hà Nội vào cuối tháng 11/1946. Cục trưởng Vũ Văn Cẩn hồ hởi, tay  bắt mặt mừng đón DS. Hà hoàn thành nhiệm vụ . Rồi  yêu cầu, ngay ngày hôm sau, chuyển toàn bộ số hàng về kho Bình Đà (huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ) để rồi chuyển dần lên Hoà Bình.

 Mấy ngày sau, DS. Hoàng Xuân Hà đưa lại cái túi vàng cho BS. Vũ Văn Cẩn ,  BS Cẩn chỉ lấy lại cái nhẫn cưới, tươi cười đeo vào tay bà vợ, còn toàn bộ số vàng trong túi, ông bảo DS. Hà đem nộp  lên văn phòng Chính phủ.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Năm 1948. chiến sự lan tràn, cuộc chiến đấu giữa ta và địch trở nên khốc liệt, thương bệnh binh ngày càng nhiều, kinh tế bị giặc Pháp bao vây, phong tỏa, vùng tự do tạm thời bị thu hẹp. Nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc men của quân đội, tháng 4-1948 Cục  Quân y thành lập Nha quân dược do DS. Vũ Công Thuyết phụ trách. Nha Quân dược có 2 viện:

            -Viện Bào chế tiếp tế do DS. Huỳnh Quang Đại làm Viện trưởng và DS Hoàng Xuân Hà là Viện phó. Nhiệm vụ của Viện là chỉ đạo công tác mậu dịch và tiếp tế cho các khu.

            -Viện khảo cứu chế tạo Dược phẩm do DS. Đỗ Tất Lợi làm Viện trưởng và DS Nguyễn Trọng Bính làm Viện phó.

Sau chiến dịch Việt Bắc, địch ra sức phong tỏa đường giao thông, nên việc mua thuốc của ta khó khăn. Để đảm bảo nhu cầu thuốc men, Nha  Quân dược chủ trương khuyến khích việc mua thuốc ở các vùng và đặt các Chi nhánh liên hệ với Ngoại thương để mua thuốc và điều hòa  thuốc giữa các vùng: DS. Hoàng Xuân Hà phụ trách Chi nhánh B ở Liên khu 2. Chi nhánh đã  mua được một số nguyên  dược liệu và thuốc sốt rét phục vụ kháng chiến.

Tháng 7-1949 Nha Quân dược  thành lập Sở Quân dược LK 3, do DS. Hoàng Xuân Hà phụ trách. Ông  thay mặt Nha Quân Dược  chỉ đạo  mọi công tác và tranh thủ mua thuốc trong Hà nội tạm chiếm. Sau đó chiến sự  ở LK 3 mở rộng. Cục  Quân y sáp nhập 2 Sở Quân dược LK 3 và LK 4 thành Sở Quân dược LK 3-4  do Dược sĩ  Hoàng Xuân Hà là Giám đốc. Đầu năm 1954, công tác sản xuất Dược phẩm được tập trung : tại Chiến trường Bắc Bộ  có  18 cơ sở phân tán , nay  còn 2  xưởng bào chế thuốc : một ở LK Việt Bắc và một ở LK 3-4 và một xưởng dụng cụ thủy tinh. DS. Hoàng Xuân Hà  là Giám đốc  Xưởng Quân dược  LK 3-4

Vụ trưởng Vụ Dược chính

Tháng 10-1954  Chính phủ và các cơ quan Nhà nước trở về thủ đô. Bộ Y tế được củng cố và phát triển. DS. Hoàng xuân Hà được cử là Vụ trưởng Vụ  bào chế  Vụ là cơ quan kế cận giúp Bộ chỉ đạo công tác Dược với ba chức năng: quản lý, sản xuất, cung ứng thuốc theo nhu cầu của  các đơn vị Y tế.  

Ngày 12-4-1956 Vụ Bào chế được đổi tên thành Vụ Dược chính, DS. Hoàng xuân Hà  làm Vụ trưởng. Vụ có hai phòng: phòng  sản xuất lưu thông phân phối và phòng dược chính. Vụ phải đản đang nhiệm vụ  nhập khẩu thuốc và kế hoạch sản xuất phân phối thuốc Vụ đã soạn thảo các  chế dộ dược chính đầu tiên, xây dựng quy chế quản lý thuốc độc và quy chế pha chế theo đơn và  soạn thảo  Điều lệ về  việc hành nghề Y Dược tư nhânThời gian này (1958-1960, Vụ đã xây dựng chính sách cải tạo công thương nghiệp tư  bản tư  doanh và chính  sách  hành nghề y dược tư nhân.

Trong 3 năm sau khi hòa bình được lập lại, việc kinh doanh thuốc tây tuy đã được chỉnh đốn, nhưng công tác quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo, nhiều Dược sĩ tư trong khi sản xuất thuốc không   vi phạm nhiều về quy chế và luật lệ.Sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra các cơ sở, công cụ pha chế và tiến hành  kiểm nghiệm thuốc của các Dược sĩ tư nhân sản xuất,  Bộ Y tế đã ra Quyết định số 155-BYT ngày 07/3/1958 tạm thời đình chỉ việc sản xuất thuốc ở các hiệu thuốc tây và phòng bào chế tư nhân và ban bố cách xử lý những thuốc đã sản xuất và đang tồn kho tại các hiệu thuốc tây, phòng bào chế tư nhân và các đại lý thuốc tây trong toàn miền Bắc.

Cuối năm 1960, Tổng công ty Dược phẩm từ Bộ Nội thương sáp nhập về Bộ Y tế. Bộ  quyết định thành lập Cục phân phối dược phẩm. DS Hoàng Xuân Hà được cử làm Cục trưởng.

Trong việc phân phối thuốc, thực hiện khẩu hiệu   chỗ, thuốc tại chỗ” ngành Dược đã mở rộng mạng lưới phân phố xuống 100% huyện xã đưa các cơ số thuốc chấn thương đến tận các tuyến để có thuốc kịp thời cứu chữa bệnh nhân. Các cơ quan phân phối dược phẩm được phân tán và kho tàng được bảo quản tốt. Nhà nước nắm độc  quyền việc sản xuất và phân phối thuốc.Tất cả thuốc men và dụng cụ đều được quản lý và phân phối theo định mức, thuốc chỉ có một giá trên khắp miền  Băc, từ thủ đô tới miền núi và hải đảo.

Năm 1966 Bộ Y tế thành lập trở lại Vụ Dược chính với  2 chức năng Quy chế và Tổng hợp công tác Dược. Đến  năm 1971  chuyển đổi thành Vụ Quản lý Dược… DS Hoàng Xuân Hà vẫn  đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng liên tục các  năm tiếp theo.

Vụ Dược chính là cơ quan tham mưu giúp Bộ nghiên cứu ban hành các chế độ về Dược trong ngành Y tế. Hàng chục văn bản, pháp quy đã được Vụ biên soạn chấp bút đệ trình Quốc hội, Chính phủ ban hành. Muốn quản lý tốt phải ban hành đầy đủ các quy chế, chế độ chuyên môn có tính pháp lý nhưng phù hợp với thực tế  Việt Nam nên hiệu lực và hiệu quả khá cao như: quy chế thuốc độc,  quy chế nhãn thuốc, quy phạm sản xuất, chế độ pha thuốc, tiêu chuẩn kỹ thuật,  Khi có chế độ rồi , phải tăng cường kiểm tra và hướng dẫn thi hành  từ đó mà hạn chế được sự tùy tiện, tắc trách hay tiêu cực.    

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, trong khó khăn, DS Hoàng Xuân Hà   cùng anh chị em trong Vụ  đã đề ra các  biện pháp đúng là: Phải chọn điểm, xây dựng điểm điển hình và dựa trên kết quả kinh nghiệm mà chỉ đạo ra toàn  ngành . Từ năm 1965 đã có phong trào kiểm tra chéo với bảng chấm điểm phân loại việc thực hiện quy chế dược chính trên hầu hết các tỉnh, do đó phong trào chấp hành quy chế chuyển biến rõ rệt,

Vụ Dược chính có nhiều sáng kiến, phát động được nhiều phong trào:    như cuộc vận động sản xuất , phân phối, sử dụng thuốc an toàn và  hợp lý; phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam và chiến dịch pha chế dịch truyền ở hàng trăm Bệnh viện tuyến huyện trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt  , góp phần không nhỏ phục vụ cấp cứu chiến thương kịp thời, hiệu quả..

Một trí thức ngành Dược tiêu biểu

DS Hoàng Xuân Hà  là một Vụ trưởng mẫu mực về quan  hệ và thái độ đối  xử với cán bộ trong và ngoài cơ quan. Mọi người gọi ông là BON PAPA với sự kính trọng và trìu mến.  Từ bon papa có ý nghĩa rất rộng: Một người ông tốt, đáng kính, một tiếng gọi thành kính từ trái tim và tự đáy lòng. Cán  bộ cùng  công tác thấy ở ông luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong làm việc, không nề hà khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người khi cần thiết. Ông rất thương cán bộ và học trò. Ông sống thoải mái vô tư, chân thật. Chính vì vậy Vụ Dược chính là đơn vị làm việc rất hăng say và đoàn  kết. Quan  hệ bộ ba Đảng, Chính quyền và Công đoàn rất tốt, đơn vị dược liên tục công nhận là Tổ Lao động xã hội chủ nghĩa trong nhiều năm, cơ quan Bộ  Y tế rất khen ngợi.

DS. Hoàng Xuân Hà  là Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam các khóa  3,4 và 5  (1970-1980)

3e6d08f4f_hx_ha_3_sua_1.jpg

DS Hoàng Xuân Hà  nghỉ hưu năm 1980, đã được thưởng Huân chương Chiến thắng Hạng  nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhất và Huân chương Chiến công hạng Ha

DS. Hoàng Xuân Hà  từ trần  tháng 12-1990.​

Thăm dò ý kiến