Thông tin đường dây nóng tháng 11.2021

30/11/2021 | 08:38 AM

 | 

1. Trung tâm Y tế huyện An Dương trả lời phản ánh của người dân về việc thu phí xét nghiệm

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, chị Đặng thị Hòa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: khi hết thời gian cách ly tại nhà xong thì Trung tâm Y tế xã Đồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng xuống lấy mẫu xét nghiệm covid và thu phí của chị. Chị không hải lòng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Đặng Thị Hòa, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho chị Hòa một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Hòa tới Trung tâm Y tế huyện An Dương. Bà Đặng Thị Hòa sinh năm 1994, địa chỉ thường trú tại xã Đồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng là F1 tiếp xúc với F0 Phạm Thị Thu Huyền (Khu công nghiệp Tràng Duệ). Thực hiện cách ly tại địa phương từ ngày 19/11/2021. Bà Hòa được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 18/11/2021 tại công ty; Trạm y tế xã Đồng Thái lấy mẫu xét nghiệm lần 2 vào sáng ngày 25/11/2021. Kết quả xét nghiệm âm tính. Về việc thu phí: Thực hiện các văn bản hướng dẫn về chi phí xét nghiệm: Nghị Quyết số 16/NQ-CP ngày 08/2/2021 của Chính phủ, Nghị Quyết số 48/NQ-CP ngày 06/5/2021 của Chính Phủ, Nghị Quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 04/11/2021 của HĐND Thành phố Hải Phòng: đối tượng F1 cách ly tại nhà chưa được miễn phí xét nghiệm SARS-CoV-2; Trung tâm Y tế huyện An Dương chỉ đạo Trạm y tế xã Đồng Thái thu phí 518.000 đồng khi lấy mẫu xét nghiệm để nộp về Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Thành phố cùng với mẫu xét nghiệm. (Vào sáng ngày 25/11/2021). Theo Công văn số 9135/UBND-VX ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc xét nghiệm các đối tượng F1 không ở trong khu cách ly tập trung: Ủy ban nhân dân thành phố đồng ý xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho các đối tượng F1 (không ở trong khu cách ly tập trung) theo đề nghị của Sở Y tế (thành phố chi trả kinh phí). Sau khi nhận được phản ánh của bà Đặng Thị Hòa, Trung tâm Y tế huyện An Dương đã báo cáo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thành phố Hải Phòng và nhận được phản hồi sẽ hoàn lại kinh phí trong thời gian sớm nhất. Trung tâm Y tế huyện An Dương đã trao đổi, giải thích cho bà Đặng Thị Hòa. Bà Hòa không có ý kiến gì khác. (520)

2. Sở Y tế tỉnh Lào Cai trả lời phản ánh của người dân về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Thị Nhung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Trạm y tế xã Tân Thượng, Văn Bàn, Lào Cai. Cụ thể: Trạm y tế đang không hỗ trợ chị Nhung tiêm vắc xin mặc dù hẹn chị 4 lần, hôm nay là lần thứ 5 chị lên thì báo hết thuốc. Chị thấy bức xúc và thắc mắc rằng: nếu hết thuốc cần báo chị trước, tránh mất thời gian của người dân nhưng thái độ của nhân viên hỗ trợ tiêm thờ ơ.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Nguyễn Thị Nhung, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị Nhung một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vấn đề phòng bệnh là chủ yếu, nó được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Hòa tới Sở Y tế tỉnh Lào Cai. Sở Y tế đãcó ý kiến chỉ đạo Trung tâm Y tế Văn Bàn xử lý nội dung phản ảnh của công dân trên tinh thần nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân các thủ tục; tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu rèn luyện chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đem đến cho cộng đồng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. (506)

3. Bệnh viện Nhi Trung Ương - Khoa Chống độc trả lời phản ánh của người dân về việc ghi thông tin bệnh án

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, anh Dương Văn Thái đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: con anh điều trị tuyến yên tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh án bệnh viện ghi bị suy tuyến yên. Trong hệ thống của bảo hiểm ghi: Huyết áp nguyên căn vô phát. Vì vậy ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của con anh. Anh có phản hồi đến bệnh viện thì bệnh viện trả lời bệnh viện không nhập thông tin này trên hệ thống bảo hiểm, bệnh viện không can thiệp nên khó sửa. Theo anh Thái, Bệnh viện Nhi Trung ương được biết đến là bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành, là địa chỉ được vinh danh với nhiều thành tựu chuyên môn nổi bật trong khám chữa bệnh cho trẻ em như: ghép thận, ghép gan, phẫu thuật tim mạch, nội siu, bệnh lý di truyền hiếm… cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch. Thành tựu là vậy nhưng cách làm việc của bệnh viện còn gây khó khăn và không hài lòng cho người dân.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Dương Văn Thái, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Thái một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Vấn đề phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết.

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Thái tới Bệnh viện Nhi Trung Ương. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã xác minh và trả lời như sau: Kiểm tra thực thế thông tin người bệnh Nguyễn Sái Thái Bình trong ghi chép Hồ sơ bệnh án và phần mềm quản lý bệnh viện đều có chẩn đoán Suy tuyến yên là đúng. Phòng Công nghệ thông tin đã kiểm tra phát hiện lỗi chuyển dữ liệu lên phần mềm Bảo hiểm y tế do phần mềm chưa cập nhật. Bệnh viện sẽ tiến hành sửa chữa khắc phục, để đã, đang và luôn luôn là địa chỉ tin cậy của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em… (511)

4. Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường trả lời phản ánh của người dân về việc xuất hóa đơn thuế VAT

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, anh Mai Minh Đức đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 16/11/2021 anh đến Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, bác sĩ khoa tiếp đón bệnh nhân khám bệnh không có bảo hiểm y tế, anh yêu cầu bác sĩ xuất thuế VAT, nhưng bác sĩ bảo chỉ xuất VAT cho nhiều người cho 1 công ty.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Mai Minh Đức, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Đức một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Hiện nay vấn đề phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Đức tới Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường đã tiếp nhận ý kiến và xác minh ngay sự việc và trả lời như sau: Qua xác minh anh Đức có đến khám sức khỏe tại Trung tâm Y tế Xuân Trường, trong khi khai báo địa chỉ không rõ ràng (chỉ có địa chỉ nơi ở, không có địa chỉ công ty). Trung tâm đã giải thích cho anh và yêu cầu anh nộp lại hóa đơn cũ cho Trung tâm để Trung tâm cấp Hóa đơn mới cho anh. Anh đồng ý và hài lòng với cách giải quyết của Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường. Qua sự việc này,Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường cũng nhắc nhở nhân viên y tế rút kinh nghiệm, tư vấn thật tỉ mỉ cho người dân và tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân các thủ tục; tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu rèn luyện chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đem đến cho cộng đồng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. (616)

5. Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trả lời phản ánh của người dân về việc không hiển thị thông tin tiêm chủng trên PC Covid

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Thanh Dũng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19: Mũi 1: 08/10/2021 astrazeneca; Mũi2: 19/11/2021 astrazeneca. Tuy nhiên trên App PC COVID không hiển thị mũi tiêm nào. Điều này phần nào gây khó khăn cho anh khi đi làm hay tham gia các hoạt động xã hội…

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Thanh Dũng, nhân viên Đường dây nóng cũng đã tư vấn cho anh Dũng một số vấn đề về ứng dụng PC Covid và việc phòng, chống dịch Covid-19: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Công an đã thống nhất ứng dụng PC-Covid do Ban Chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo xây dựng, là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. PC-Covid được được phát triển phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, để Việt Nam có thể "bình thường mới". Các tính năng chính của ứng dụng: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân, Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ thông tin Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ...

Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Dũng tới Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Dũng qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân. (778)

6. Bệnh viện Chợ Rẫy trả lời phản ánh của người dân về việc sửa thông tin trên PC Covid

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, chị San Quế Anh, Địa chỉ: 381/27 Tân Hòa Đông, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Chị đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19: mũi 01 ngày 09/08/2021 - Vaccine Astrazenica; mũi 02 ngày 06/10/2021 - Vaccine Astrazenica. Chị đã liên hệ cơ sở y tế tiêm là Bệnh viện Chợ Rẫy để sửa đồng nhất số điện thoại nhưng Bệnh viện Chợ Rẫy không hỗ trợ và báo tự update lên hệ thống sau.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị San Quế Anh, nhân viên Đường dây nóng cũng đã tư vấn cho chị San Quế Anh một số vấn đề về ứng dụng Phòng chống Covid và việc phòng, chống dịch Covid-19: Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã thống nhất PC-Covid là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Trong khi đó, ứng dụng VNeID của Bộ Công an có vai trò định danh, xác thực người dân. Còn Sổ sức khỏe điện tử, do Bộ Y tế quản lý, là ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của cá nhân. Cả hai sẽ vẫn tồn tại lâu dài, kể cả khi đại dịch kết thúc, để phục vụ xã hội. PC-Covid được được phát triển phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, để Việt Nam có thể "bình thường mới". Các tính năng chính của ứng dụng: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân, Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ thông tin Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ... Ngoài ra, mã QR cũng thống nhất cách hiển thị trên các ứng dụng. Sự tương thích giữa các mã QR nhằm tạo thuận tiện cho người dân khi chưa có thói quen thống nhất trong việc bật ứng dụng nào, còn PC-Covid đã đáp ứng được các yêu cầu về ứng dụng chống dịch. Trong trường hợp không có điện thoại, người dân có thể dùng QR code trên Căn cước công dân (CCCD). Việc quét QR tại các địa điểm công cộng hiện là yêu cầu bắt buộc theo nghị quyết về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị San Quế Anh tới Bệnh viện Chợ Rẫy. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của thân nhân bệnh nhân. Đã đề nghị bộ phận cập nhật thông tin về tiêm ngừa Covid -19 kiểm tra lại thông tin và hỗ trợ cập nhật lại thông tin cho bệnh nhân. (566)

7. Bệnh viện Lê Văn Việt (Thành phố Hồ Chí Minh) trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Thị Mai Chi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về việc nhân viên y tế hành hung bệnh nhân. Cụ thể, theo chị Mai Chi, nhân viên y tế cao khoảng 1m55, búi tóc, đậm người, không đeo bảng tên có thái độ côn đồ với bệnh nhân. Vào 10h55p sáng ngày 26/11/2021, chị Mai Chi đến bệnh viện để test pcr, nhân viên y tế bảo hết giờ làm việc, 2h chiều quay lại. Chị giả vờ gọi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh hỏi giờ làm việc thì một  nhân viên khác thông tin, nếu chị không sợ Covid thì vào test. Sau khi chị chê trách kiểu làm việc của bệnh viện thì bị nhân viên y tế chửi. Trên đường về chị bị nhân viên y tế vẫn còn mặc đồng phục chặn đường đánh và hô hào bệnh nhân cướp chồng người khác rồi leo lên xe bỏ đi. Chị yêu cầu bệnh viện trích camera để lấy được tên nhân viên y tế và xử lí nghiêm việc này.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Nguyễn Thị Mai Chi, nhân viên Đường dây nóng cũng đã thông tin cho chị Chi một số văn bản của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Chi tới Bệnh viện Lê Văn Việt. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Lê Văn Việt đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của bệnh nhân và trả lời như sau: Vào hồi 10h55 ngày 26/11/2021 chị Nguyễn Thị Mai Chi có đến bệnh viện làm xét nghiệm PCR, vào thời điểm đó bệnh viện phát hiện 02 ca dương tính Covid-19 qua test nhanh, đang làm thủ tục để chuyển bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện dã chiến điều trị Covid -19 Thủ Đức số 03 điều trị và thực hiện khử khuẩn khu vực xung quanh. Vì vậy, nhân viên bộ phận sàng lọc có giải thích với chị Chi là hiện có bệnh nhân dương tính, nếu vào làm xét nghiệm sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao và đề nghị chị 14h quay lại làm xét nghiệm PCR (không nói là hết giờ). Qua xác minh các nhân viên y tế bộ phận sàng lọc đều xác nhận không rời khỏi vị trí làm việc tại bệnh viện trước 11h30 phút và không có chuyện bảo vệ chửi bới bệnh nhân. Việc chị báo bị nhân viên y tế đánh ở ngoài bệnh viện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bệnh viện Lê Văn Việt, bệnh viện đã đề nghị chị báo công an phường để được xác minh giải quyết. (536)

8. Bệnh viện Thống Nhất trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Cao An, đang điều trị tại khoa ngoại tim mạch lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về thái độ và cách làm việc của bác sĩ Linh và các điều dưỡng (Khoa Ngoại tim mạch lồng ngực mạch máu. Cụ thể như sau: Anh nhập viện lúc 12h ngày 25/11 và có tiền sử bị suy thận mãn tính. Theo chỉ định của bác sĩ, ck thận không được truyền dịch. Tuy nhiên, bác sĩ Linh vẫn cho truyền và chai truyền không có thông tin và nguồn gốc thuốc, khiến bệnh nhân hoang mang và thắc mắc, nhưng bác sĩ Linh phản hồi bệnh nhân 1 cách gay gắt, dọa cho ra viện nếu không truyền. Đối với điều dưỡng thì có thái độ hời hợt, xấc xược và yêu cầu người nhà bệnh nhân tự thay chai truyền dịch khi hết. Bệnh nhân bức xúc gọi lên Đường dây nóng Bộ Y tế đề nghị được hỗ trợ gửi thông tin lên lãnh đạo Bệnh viện Thống Nhất để được phản hồi thỏa đáng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Cao An, nhân viên Đường dây nóng cũng đã thông tin cho anh An một số văn bản của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh An tới Bệnh viện Thống Nhất. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Thống Nhất đã tiếp nhận ý kiến phản ảnh của bệnh nhân và trả lời như sau: Khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực đã họp và rút kinh nghiệm về thái độ làm việc của bác sĩ, điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân, hòa nhã trong giao tiếp, giải thích rõ tình trạng bệnh và hướng điều trị, đồng thời thể hiện được thái độ phục vụ tận tâm của nhân viên y tế.  Qua sự việc này, lãnh đạo Bệnh viện nhắc nhở nhân viên y tế rút kinh nghiệm, tư vấn thật tỉ mỉ cho người dân và tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân các thủ tục; tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu rèn luyện chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đem đến cho cộng đồng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. (523)

9. Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 26 tháng 11 năm 2021, anh Lê Trọng Tiến đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh Bệnh Viện Nhi Đồng Nai (địa chỉ khu phố 5 - phường Tân Hiệp-Thành Phố Biên Hòa- Đồng Nai). Cụ thể như sau: Khoảng 14h30 ngày 26/11/2021 anh Lê Trọng Tiến đưa bệnh nhân Lê Thị Lan Anh và Lê Trọng Anh Đức tới Bệnh Viện Nhi đồng Nai Khám mắt. Anh đã khai báo rõ với bác sĩ: trong 2 bệnh nhân thì 1 bệnh nhân bị cận, 1 bệnh nhân không bị cận và cả 2 bệnh nhân đều hay chớp và nháy mắt. Tuy nhiên, khi thăm khám tới lượt bệnh nhân Lan Anh thì có bác sĩ nữ không mặc áo blouse, không đeo bảng tên gọi bệnh nhân là "con kia lại đây" (nhân viên y tế nữ tại khoa khám mắt tầng 2). Anh Tiến không hài lòng với cách xưng hô của nhân viên y tế.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Lê Trọng Tiến, nhân viên Đường dây nóng cũng đã thông tin cho anh Tiến một số văn bản của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế và tại cộng đồng. Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Tiến tới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế 1900-9095 vào lúc 15 giờ 36 phút ngày 26/11/2021 của anh Lê Trọng Tiến, bộ phận xử lý thông tin đã tìm hiểu sự việc, kết quả xử lý như sau: Vào ngày 26/11/2021, anh Lê Trọng Tiến đưa bé Lê Thị Lan Anh và bé Lê Trọng Anh Đức đến khám tại Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã phản ánh hai sự việc: 1. Bác sĩ có giao tiếp chưa phù hợp khi gọi bệnh nhân: tại thời điểm bác sĩ khám bệnh có 2 bệnh nhân trong phòng khám, sau khi khám cho bệnh nhân Anh Đức, bác sĩ gọi bệnh nhân Lan Anh: “Con lại đây khám”. Tuy nhiên, có thể bố bé nghe nhầm là “Con kia lại đây” nên cảm thấy không hài lòng, có thái độ khó chịu, bác sĩ khám đã giải thích lại với bố bé, sau đó khám bệnh và cấp toa thuốc cho bệnh nhân ra về. 2. Bác sĩ không mặc áo blouse và không đeo bảng tên khi khám bệnh cho bé: vì bác sĩ ra khám bệnh sau khi thực hiện một thủ thuật cho bệnh nhân tại phòng thủ thuật bên cạnh phòng khám nên đang mặc bộ trang phục màu xanh của phòng tiểu phẫu và chưa khoác áo blouse, đeo bảng tên đầy đủ. Bệnh viện xin ghi nhận sơ suất trên của bác sĩ và đã nhắc nhở bác sĩ lưu ý tuân thủ quy định về trang phục y tế khi khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai xin giải đáp phản ánh của anh Lê Trọng Tiến, chân thành cảm ơn sự quan tâm của Bộ Y tế. (581)

10. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về việc sửa thông tin trên App PC Covid

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 11 năm 2021, anh Dai Shinomiya  đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh đã tiêm 2 mũi, trên App PC Covid đã hiển thị 2 mũi tiêm (Mũi 1:  tiêm ngày 12/08/2021, loại  Vaccine AstraZeneca, địa điểm tiêm Trường Mầm Non Hoa Lư 1 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Mũi 2: tiêm ngày 07/10/2021, loại Vaccine AstraZeneca, địa điểm tiêm Bệnh viện Quân Y 175: 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng phần chứng nhận tiêm lại không có thông tin loại vaccine, ngày tiêm, đơn vị tiêm chủng. Anh muốn được cập nhật đầy đủ các thông tin này trên ứng dụng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Dai Shinomiya, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Dai Shinomiya một số vấn đề về tiêm phòng vắc xin và cách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân.

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng chuyển thông tin phản ánh của anh Dai Shinomiya tới Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Dai Shinomiya qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã sửa lỗi trên cho anh Dai Shinomiya. (665)

11. Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ trả lời phản ánh của người dân về việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 11 năm 2021, anh Nguyễn Thanh Oai đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ. Cụ thể như sau: anh Oai là người nhà bệnh nhân Nguyễn Thanh Vệ - bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 và vào viện ngày 20/11/2021. Bệnh viện không có nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân và không phát thuốc cho bệnh nhân. Anh không hài lòng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Thanh Oai, nhân viên Đường dây nóng cũng đã thông tin cho anh Oai một số văn bản của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế và tại cộng đồng. Bên cạnh đó, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Oai tới Bệnh viện Đa khoa Chương Mỹ. Mặc dù đang rất bận rộn với việc phòng, chống Covid-19 nhưng trước phản ánh của người dân thông qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Ban Giám đốc Bệnh viện đã trực tiếp kiểm tra xác minh sự việc, kết quả như sau: Bệnh nhân nhiễm Covid-19 vào điều trị đã có phân loại, hướng dẫn, nhân viên y tế bệnh viện đã phát cho bệnh nhân máy đo SPO2 cầm tay và hướng dẫn sử dụng để tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Nhân viên y tế bệnh viện đã lấy số điện thoại của bệnh nhân để hàng ngày gọi điện kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh nhân Nguyễn Thanh Vệ là bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng nên không dùng thuốc kháng virut. Hàng ngày nhân viên y tế bệnh viện phát cơm cho bệnh nhân và hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân nhưng vì chưa giải thích rõ ràng tỉ mỉ nên gây ra vấn đề như người nhà bệnh nhân phản ánh. Bên phía bệnh viện đã trao đổi, giải thích vấn đề mà người nhà bệnh nhân phản ánh và bên phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã hiểu và không có ý kiến gì thêm. Qua sự việc này, lãnh đạo Bệnh viện nhắc nhở nhân viên y tế rút kinh nghiệm, tư vấn thật tỉ mỉ cho người dân và tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế, cung cấp tới người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ hướng dẫn người dân các thủ tục; tiếp tục nỗ lực hơn nữa, không ngừng phấn đấu rèn luyện chuyên môn, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đem đến cho cộng đồng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. (509)

12. Sở Y tế tỉnh Bình Dương trả lời phản ánh của người dân về việc sửa thông tin trên App PC Covid

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 11 năm 2021, chị Hoa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh SONG GUANG CHENG, sinh 24/07/1967; HC: EB4927908; SĐT: 0903681509, đã tiêm hai mũi vắc xin phòng Covid-19 : Mũi 1: tiêm ngày 24/08, mũi 2 tiêm ngày 18/09, vắc xin Vero cell, tại Bệnh viện Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương. Tuy nhiên hiện nay trên App PC Covid chỉ hiển thị mũi tiêm 1.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Hoa, nhân viên Đường dây nóng cũng đã thông tin cho chị Hoa một số văn bản của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế và tại cộng đồng; về tiêm chủng và dữ liệu tiêm chủng. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của chị Hoa qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã trả lời nguyên nhân dẫn đến sai sót trên là do kho tiêm chủng chưa đồng bộ về 2 App Pc Covid và Sổ sức khỏe điện tử.

PC-Covid là ứng dụng thống nhất nhiều tính năng phòng, chống dịch Covid-19, tích hợp và phát triển trên nền tảng công nghệ, dữ liệu của nhiều ứng dụng phòng dịch trước đó, hỗ trợ xã hội trong trạng thái “bình thường mới". Các tính năng chính của ứng dụng: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm, Quét mã QR, Khai báo y tế, Khai báo di chuyển nội địa, Phản ánh của người dân, Thông tin tiêm vắc xin, Thông tin xét nghiệm, Thẻ thông tin Covid-19, Truy vết tiếp xúc gần, Mật độ di chuyển, Xu hướng lây nhiễm, Bản đồ nguy cơ... Từ ngày 30/9, ứng dụng PC-Covid đã có trên 2 kho ứng dụng Apple Store và Google Play. Đối với người dùng Smartphone đã cài sẵn ứng dụng Bluezone từ trước thì sẽ được cập nhật lên thẳng PC-Covid và đồng bộ dữ liệu cũ, không cần phải nhập lại thông tin cá nhân. Trường hợp chưa cài Bluezone trên điện thoại, người dùng cần tải ứng dụng PC-Covid trên Apple Store (với người dùng iPhone) và trên CH Play (với người dùng điện thoại hệ điều hành Android); nhập đăng ký tài khoản với thông tin là số điện thoại đang sử dụng để hệ thống thực hiện việc tạo mã xác thực bảo mật OTP. Người chưa có chứng nhận tiêm chủng dù đã tiêm 1-2 mũi vắc xin có thể khắc phục bằng cách: Cập nhật phiên bản mới nhất của PC-Covid; kiểm tra thông tin cá nhân, đảm bảo trùng khớp dữ liệu trên ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử. Trong trường hợp ứng dụng đã ghi nhận các mũi tiêm nhưng sau đó bị mất, người dùng có thể cung cấp số điện thoại ở phần phản ánh để được hỗ trợ cập nhật lại chứng nhận. Với trường hợp thông tin cá nhân bị sai, người dùng có thể vào phần quản lý mã QR -> Sửa mã QR -> Sửa thông tin cá nhân và cập nhật lại những thông tin bị sai, sau đó ấn phím "Lưu". Nếu không quét được QR địa điểm trên PC-Covid, cần kiểm tra xem đây có phải mã QR địa điểm quốc gia được tạo trên trang qr.tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng PC-Covid hay không. Trường hợp mã QR hợp lệ, người dùng có thể kiểm tra lại bản cập nhật của PC-Covid hoặc gửi phản ánh. Vấn đề không nhận được mã OTP gửi về số điện thoại đã được khắc phục trên phiên bản 4.0.4. Nếu vẫn gặp trục trặc ở khâu này, người dùng có thể xem lại tình trạng gửi, nhận SMS của máy có bị lỗi, có sử dụng phần mềm hoặc tính năng chặn SMS lạ, thẻ sim có đang hoạt động bình thường hay không. (695)

13. Đường dây nóng Bộ Y tế chuyển thông tin phản ánh của người dân đến Bệnh viện Nhi Hải Dương chờ giải đáp

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 11 năm 2021, anh Lê Huy Hòa đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 27/11/2021 anh đưa người nhà đến Bệnh viện Nhi Hải Dương, địa chỉ Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương, để khám bệnh. Khi mới vào bệnh viện sẽ phải xét nghiệm nhanh Covid để sàng lọc F0. Theo quy định của Bộ Y tế, các bệnh viện công không thu phí với các trường hợp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đưa đi khám hay chăm sóc khi xét nghiệm Covid.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Lê Huy Hòa, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh Hòa một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 8-11-2021 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, bao gồm việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư áp dụng trong các trường hợp: Thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả và các trường hợp được ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định bao gồm: Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9-5-2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch Covid-19 của cán bộ và nhân viên y tế. Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 được quy định như sau: Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 16.400 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 109.700 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 38.500 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 186.600 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR: Trường hợp mẫu đơn: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 166.800 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 518.400 đồng/xét nghiệm. Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương theo quy định cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm được chia đều theo số mẫu gộp. Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu quy định.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Hòa tới Bệnh viện Nhi Hải Dương chờ tiếp nhận và giải đáp.

 

14. Sở Y tế thành phố Hà Nội trả lời phản ánh của người dân về việc sửa thông tin trên App PC Covid

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 27 tháng 11 năm 2021, anh Vũ Trí Khởi địa chỉ: Quỳnh Sơn - Yên Dũng - Bắc Giang; đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh đã tiêm 2 mũi (Mũi 1:  23/6 vacxin Asstra; Mũi 2: tiêm ngày 23/9/2021, loại Vaccine AstraZeneca) nhưng App PC covid mới chỉ hiện mũi tiêm 1. Anh muốn được cập nhật đầy đủ các thông tin này trên ứng dụng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Vũ Trí Khởi, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Vũ Trí Khởi một số vấn đề về tiêm phòng vắc xin và cách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng chuyển thông tin phản ánh của anh Vũ Trí Khởi tới Sở Y tế Bắc Giang. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Vũ Trí Khởi qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế Bắc Giang đã trả lời, nguyên nhân dẫn đến thông tin chưa được cập nhật đầy đủ trên ứng dụng do kho tiêm chủng chưa đồng bộ mũi 2 về 2 app PC covid và Sổ sức khỏe điện tử.

Theo đó, Bộ Y tế (chủ quản ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử) và Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản ứng dụng PC-Covid) thống nhất sẽ bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng hiện đã được phát triển và đang hoạt động trên phiên bản thử nghiệm, dự kiến sẽ được cung cấp đến người dùng trong phiên bản cập nhật sắp tới của các ứng dụng. Khi Google và Apple duyệt phiên bản cập nhật mới của các ứng dụng PC-Covid, Sổ Sức khỏe điện tử, trường hợp thông tin mũi tiêm chưa chính xác và đầy đủ thì người dùng có thể tự khai thông tin ở mục “Đề xuất sửa thông tin tiêm chủng”. Khi đó, thông tin tiêm chủng do người dân tự nhập, đề xuất sửa sẽ được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid/ Sổ Sức khỏe điện tử và chuyển về Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai các công việc xác minh, chuẩn hóa thông tin. Việc bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên các ứng dụng PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử là một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng sai sót, thiếu các dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Theo Quy trình tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, từ thông tin phản ánh của người dân, các cơ quan quản lý y tế (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) và các cơ sở tiêm chủng sẽ truy cập Nền tảng để rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin chứng nhận tiêm cho người dân. Việc rà soát và cập nhật kết quả xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân sẽ được các cơ quan quản lý y tế và cơ sở tiêm chủng thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh của người dân. (638)

15. Bệnh viện Quân y 175 điều trị thành công bệnh nhân Covid-19 nặng bằng kỹ thuật ECMO cấp cứu di động

Theo thông tin Đường dây nóng Bộ Y tế nhận được, thông tin từ Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Trung tâm điều trị người bệnh Covid-19 của bệnh viện đã điều trị thành công trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng bằng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cấp cứu di dộng. Kỹ thuật ECMO cấp cứu di động hay còn được gọi là ECMO mobile. Theo đó, người bệnh Covid-19 L.T.T.H (28 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) là sản phụ, sau khi được phẫu thuật bắt con thì bệnh diễn biến nặng, điều trị tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Trưng Vương. Do bệnh tiến triển ngày càng nặng, người bệnh được tổ y bác sĩ của Bệnh viện Quân y 175 cơ động sang, tiến hành thực hiện ECMO cấp cứu di động và chuyển về Trung tâm điều trị người bệnh Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 từ ngày 27-8-2021. Sau thời gian chạy ECMO 53 ngày và tổng thời gian điều trị Covid-19 là 91 ngày, chị L.T.T.H đã khỏi bệnh và được Trung tâm điều trị người bệnh Covid-19 cho xuất viện. Người bệnh L.T.T.H là bệnh nhân Covid-19 nặng đầu tiên được Trung tâm điều trị người bệnh Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 thực hiện kỹ thuật ECMO cấp cứu di động. Kỹ thuật này áp dụng cho các trường hợp người bệnh suy hô hấp nguy kịch, không đáp ứng với các biện pháp thông khí xâm nhập quy ước và các điều trị chuẩn nhằm cứu lấy tính mạng người bệnh. Đồng thời, kỹ thuật này xử lý tình huống khẩn cấp đối với người bệnh tiến triển nặng nhưng không đủ điều kiện vận chuyển đến bệnh viện cấp cao hơn. Được biết, khi thực hiện kỹ thuật ECMO cấp cứu di động, ngoài các điều kiện như một ca ECMO tại chỗ thì cần có những yếu tố rất quan trọng khác để bảo đảm khả năng thành công như: Lực lượng thực hiện phải có bản lĩnh, tâm lý vững, làm chủ kỹ thuật tốt nhất, có kinh nghiệm xử trí các tình huống bất thường trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật. Đồng thời, phải có kỹ năng tốt về vận chuyển người bệnh đang làm kỹ thuật ECMO an toàn. Cùng với đó là yêu cầu trang thiết bị gọn nhẹ, bảo đảm cơ động thuận lợi, nhanh chóng và sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa nhóm làm kỹ thuật ECMO với cơ sở y tế đang điều trị người bệnh. Đêm 26-11-2021, Trung tâm điều trị người bệnh Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục thực hiện kỹ thuật ECMO cấp cứu di động đối với người bệnh Covid-19 là N.V.C (46 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh). Trước đó, người bệnh nhập viện tại Bệnh viện FV và có nhiều biến chứng nặng. Tổ y bác sĩ thực hiện ECMO cấp cứu di động của Bệnh viện Quân y 175 đã tiếp cận người bệnh, tiến hành làm kỹ thuật ECMO và chuyển người bệnh an toàn về Trung tâm điều trị người bệnh Covid-19 của bệnh viện. Bệnh viện Quân y 175 với đội ngũ nhân viên và các thiết bị ECMO hiện có, luôn sẵn sàng thực hiện các ca ECMO tại chỗ cũng như ECMO cấp cứu di động. Giá trị của kỹ thuật ECMO cấp cứu di động là quyết định đến việc bảo đảm chức năng sống tạm thời cho người bệnh trong quá trình chờ người bệnh hồi phục với các biện pháp điều trị toàn diện khác. (640)

16. Trung tâm Y tế TP Long Xuyên (An Giang) trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 11 năm 2021, anh Phạm Nguyễn Duy Khải đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh Khải đưa vợ là chị Huỳnh Yến Linh đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Long Xuyên, An Giang. Sau khi khám xong, anh đưa vợ đi khám thêm về triệu chứng mất ngủ thì được nhân viên hướng dẫn đến Phòng Khám số 5 (không nhớ tên khoa). Tại đây anh được một nhân viên y tế nam, trung tuổi, hướng dẫn, thăm khám với thái độ không tốt. 

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Phạm Nguyễn Duy Khải, Đường dây nóng Bộ y tế cũng đã thông tin cho anh Phạm Nguyễn Duy Khải một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ.

Đồng thời Đường dây nóng Bộ Y tế cũng chuyển thông tin phản ánh của anh Phạm Nguyễn Duy Khải tới Bệnh viện Đa khoa TP Long Xuyên. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của anh Phạm Nguyễn Duy Khải qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa TP Long Xuyên đã trả lời như sau: Qua phản ánh của anh Khải, Trung tâm có làm việc với nhân viên tại phòng khám số 5. Do tình hình dịch bệnh nên phòng khám yêu cầu bệnh nhân vào khám khám theo thứ tự, không quá đông bệnh nhân cùng một lúc trong phòng để tuân thủ 5k theo khuyến cáo phòng chống dịch. Khi chị Linh khi bước vào phòng khám, nhân viên y tế đề nghị chị ra ngoài đợi đến lượt khám mới vào, có thể chị Linh đã hiểu nhầm nhân viên xua đuổi chị. Trung tâm xin ghi nhân ý kiến chị Linh và sẽ làm việc với nhân viên y tế về thái độ giao tiếp ứng xử với bệnh nhân. Anh Khải hài lòng và không thắc mắc gì thêm. (617)

17. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về giá xét nghiệm tại bệnh viện

          Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 11 năm 2021, chị Nguyễn Thị Thanh Thiện đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh:  Chị cần xét nghiệm để xuất cảnh nên khoảng 15h30 ngày 29/11 chị đến Bệnh viện Xuyên Á (địa chỉ 42 Quốc lộ 22, ấp Chợ, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) để làm xét nghiệm. Bệnh viện thu của chị 2 triệu 500 ngàn tiền xét nghiệm PCR, giải thích đây là giấy xét nghiệm song ngữ. Chị Thiện không hài lòng với mức giá cao so với Thông tư 16 Bộ Y tế ban hành.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của chị Nguyễn Thị Thanh Thiện, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho chị một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời chuyển phản ánh của chị tới Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được phản ánh của chị Thiện qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời như sau: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 8-11-2021 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, bao gồm việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư áp dụng trong các trường hợp: Thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả và các trường hợp được ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định bao gồm: Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9-5-2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch Covid-19 của cán bộ và nhân viên y tế. Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 được quy định như sau: Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 16.400 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 109.700 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 38.500 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 186.600 đồng/xét nghiệm. Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR: Trường hợp mẫu đơn: Mức giá (chưa bao gồm xét nghiệm sinh phẩm) là 166.800 đồng. Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 518.400 đồng/xét nghiệm. Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương theo quy định cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm được chia đều theo số mẫu gộp. Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu quy định.

          Truy nhiên, theo Luật khám chữa bệnh thì bệnh viện tư nhân được thu theo giá xây dựng của bệnh viện, có công khai và kê khai giá. (677).

18. Bệnh viện Nhi Đồng 2 trả lời phản ánh của người dân về thái độ nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 11 năm 2021, người nhà của bệnh nhân Ngô Huỳnh Anh Vũ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh đưa con mình là bé Ngô Huỳnh Anh Vũ (4 tháng tuổi) đến khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc khám chỉ có anh bế cháu vào khám. Sau khi khám xong, anh bế cháu ra cổng cho người nhà và quay lại để mua thuốc. Khi vào mua thuốc, anh gặp 1 nhân viên y tế nữ ngoài 40 tuổi yêu cầu anh phải đi cùng bệnh nhân mới được vào. Anh giải thích vì bệnh nhân còn nhỏ, anh không muốn cho cháu và chỗ đông người nhưng nhân viên y tế vẫn không hỗ trợ. Anh không hài lòng về quy định đó yêu cầu bệnh viện có hướng giải quyết hợp lý hơn.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ.

Đồng thời chuyển phản ánh của anh tới Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã trả lời như sau: Tại thời điểm phản ánh, Tổ tiếp dân đã liên hệ trực tiếp anh Ngô Hải Cảnh, ghi nhận nội dung sự việc. Được biết, anh Cảnh đưa bệnh nhân vào khám xong, đưa bé ra ngoài trao cho bà nội trông nhưng không báo với nhân viên y tế khu vực sàng lọc tiếp nhận. Khi anh quay vào, chưa xuất trình lý do và toa thuốc mới khám nên nhân viên y tế mới yêu cầu phải có bệnh nhi đi kèm. Do lượng bệnh nhân mỗi ngày đông, nhân viên y tế không thể kiểm soát hết nhu cầu, tình trạng khám bệnh của bệnh nhi. Để đảm bảo phòng, chống dịch trong bệnh viện, nhân viên y tế phải hỏi rõ thông tin để hướng dẫn phù hợp. Tổ tiếp dân đã phản hồi nội dung trên đến anh Cảnh, hướng dẫn anh mang toa thuốc, sổ khám đến quầy sàng lọc để được hỗ trợ vào mua thuốc cho bệnh nhân. Đồng thời mong anh thông cảm, đối với trường hợp tương tự, khi muốn đưa bệnh nhân ra ngoài, vui lòng báo với nhân viên y tế để được lưu ý, tránh trường hợp hiểu lầm như trên. Anh Cảnh đã hiểu và không có ý kiến gì thêm. (725)

19. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (TP Hồ Chí Minh) trả lời phản ánh của người dân về lý do không phẫu thuật

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 11 năm 2021, anh Trần Long Ngọc Bảo (địa chỉ: phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh về bác sĩ Ngô Minh Lý, Trưởng khoa cột sống A, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (địa chỉ: 922 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. Hồ Chí Minh). Cụ thể như sau: Bệnh nhân Trần Thành Lâm đã phẫu thuật cột sống 2011 do Giáo sư Võ Văn Thành và bác sĩ Trần Quang Hiển chủ trì cuộc phẫu thuật. Ngày 26/11 bệnh nhân đến bệnh viện khám vì bị hở xương sống, bác sĩ Nguyễn Đình Quang khám và chuẩn đoán bệnh nghiêm trọng, cần nhập viện sớm chữa trị. Gia đình về chuẩn bị và tuần sau quay lại nhập viện, nhưng bác sĩ Ngô Minh Lý báo phải tìm 2 người chủ trì cuộc phẫu thuật năm 2011 đó để giải quyết và chữa trị, chứ hiện tại bác sĩ không có dụng cụ ở đây, không có cách nào để giải quyết. Gia đình anh Trần Thành Lâm không hài lòng về câu trả lời này vì hiện tại hồ sơ bệnh án được bệnh viện đóng dấu vẫn đang có đầy đủ, bác sĩ Ngô Minh Lý không chữa trị cũng không hướng dẫn di chuyển sang bệnh viện nào có khả năng chữa trị.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh Bảo một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đồng thời chuyển phản ánh của anh Bảo tới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình đã trả lời như sau: Đây là ca mổ hợp tác giữa Giáo sư người Mỹ + Gs Võ Văn Thành + TS Trần Quang Hiển mổ. Hiện tại GS Thành về hưu (không rõ công tác hoặc hỗ trợ chuyên môn ở bệnh viện nào, TS Hiển định cư nước ngoài. Dụng cụ này của nước ngoài (Mỹ) nên tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình không có trợ cụ phù hợp để tháo ra. Vì vậy, về mặt chuyên môn, TS Ngô Minh Lý (hiện tại là Trưởng khoa Cột sống A) đã giải thích trực tiếp cho bệnh nhân và gia đình, TS Lý có đề nghị nên khám chuyên khoa vi phẫu tạo hình để có thể xoay vạt da che phủ vùng lộ dụng cụ chứ về chuyên khoa cột sống có thể không cần can thiệp. TS Ngô Minh Lý đã giải thích rõ và giải thích trực tiếp là tại sao không lấy dụng cụ ra và có hướng dẫn nên tìm chuyên khoa vi phẫu tạo hình để xoay vạt da che phủ. (535).

20. Trung tâm Y tế Huyện Xuyên Mộc (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 11 năm 2021, anh Trần Văn Tiến (Địa chỉ: Tổ 10 ấp Thạnh Sơn 3 - Xã Phước Tân - Xuyên Mộc- Bà Rịa Vũng Tàu) đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: 20h ngày 30/11 anh Tiến đưa vợ đi cấp cứu tại Khoa cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc, chỉ có nhân viên đứng trong cửa nói ra, không tiếp. Anh Tiến hỏi bác sĩ, tên nhân viên đó, bác sĩ không trả lời và kêu không được gây ồn, nếu không sẽ báo công an, trong khi anh Tiến chỉ hỏi bác sĩ cô nhân viên vừa nãy tên gì. Anh Tiến không hài lòng về thái độ cũng như cách ứng xử của cán bộ y tế tại trung tâm. Từ nhân viên tới bác sĩ không một ai đeo bảng hiệu.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Tiến, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh Tiến một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đồng thời chuyển phản ánh của anh Tiến tới Trung tâm Y tế Huyện Xuyên Mộc. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Trung tâm Y tế Huyện Xuyên Mộc đã trả lời như sau: TTYT huyện Xuyên Mộc đã yêu cầu Trưởng khoa Hồi sức – Cấp cứu tổ chức họp giải trình sự việc: Tua trực ngày 30/11/2021 gồm: bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngọc, bác sĩ Hoàng Minh Thành, điều dưỡng Trần Xuân Nguyên, điều dưỡng Lê Thị Khánh Huyền, điều dưỡng Bùi Huyền Diệu và hộ lý Đỗ Thị Huỳnh Mai. - Ngày 30/11/2021, anh Trần Văn Tiến có đưa người nhà là bệnh nhân Nguyễn Thị Lan vào khoa Hồi sức cấp cứu– Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc khám bệnh. Về nội dung: “có nhân viên đứng trong cửa nói ra không tiếp”: Vào lúc 20 giờ, ông Trần Văn Tiến đưa bệnh nhân Nguyễn Thị Lan vào khoa HSCC, không đi theo bảng hướng dẫn mà lại vào cửa trước đang đóng. Để phòng chống dịch, đảm bảo an toàn trong mùa dịch, khoa đã đóng cửa này từ đầu mùa dịch, nhân viên y tế đề nghị người dân đi đường cửa sau, bởi vì cửa đó để tránh bệnh nhân xâm nhập trực tiếp, nên tiếp đón ở cửa bên hông và bệnh nhân phải qua khu đệm để sàng lọc trước khi vào khoa HSCC. Lúc đầu người nhà bệnh nhân không hiểu nên mới nói không tiếp. Sau đó điều dưỡng Huyền hướng dẫn cho anh Tiến đưa bệnh nhân vào phòng sàng lọc (theo quy định), anh Tiến lại to tiếng la mắng và dùng những lời lẽ không hay với điều dưỡng Huyền. Về nội dung bác sĩ “kêu không được gây ồn nếu không sẽ báo công an”: Do người nhà bệnh nhân vào la hét ảnh hưởng tới công việc của nhân viên y tế nên bác sĩ đã đề nghị anh Tiến giữ trật tự nếu tiếp tục gây rối sẽ báo công an. (anh Tiến cũng đã có hơi men trong người). Sau khi test sàng lọc Covid cho bệnh nhân Nguyễn Thị Lan, bác sĩ Hoàng Minh Thành đã khám và xử trí với chẩn đoán: Rối loạn thần kinh thực vật. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày bệnh nhân (Lan) đã ổn định và bác sĩ Thành kê toa cho xuất viện. Việc anh Tiến phản ánh nhân viên y tế không đeo bảng tên là không đúng. Vì điều dưỡng Huyền đang mặc đồ bảo hộ để test sàng lọc cho bệnh nhân thì bảng tên nằm khuất sau lớp đồ bảo hộ nên anh Tiến không nhìn thấy được. Qua sự việc trên đơn vị xin ghi nhận phản ánh của người dân và đề nghị tất cả nhân viên y tế cần rút kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử khi tư vấn cho người bệnh; giải thích cặn kẽ hơn cho người bệnh hiểu và hợp tác; thái độ giao tiếp cần đúng mực để không gây khó chịu cho người bệnh


Thăm dò ý kiến