HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Monday 2024-12-02 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Monday 2024-12-02 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Sunday 2024-12-01 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sunday 2024-12-01 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Saturday 2024-11-30 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Friday 2024-11-29 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Friday 2024-11-29 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thursday 2024-11-28 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thursday 2024-11-28 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Tuesday 2024-11-26 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Monday 2024-11-25 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Saturday 2024-11-23 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Saturday 2024-11-23 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Saturday 2024-11-23 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Saturday 2024-11-23 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Friday 2024-11-21 22:36

Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Thursday 2024-11-21 08:28

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile

Thursday 2024-11-21 08:23

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam

Wednesday 2024-11-20 07:36

Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai

Wednesday 2024-11-20 01:17

Asset Publisher Asset Publisher

Việt Nam làm chủ công nghệ hấp khử trùng rác thải y tế

24/08/2024 | 11:44 AM

 | 

 

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xử lý rác thải y tế không khói

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) đã thực hiện thành công "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào vận hành hệ thống xử lý rác thải y tế bằng phương pháp hấp nhiệt ướt, năng suất từ 4.000 – 4.500 kg rác/ngày". Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà còn là bước tiến lớn khẳng định năng lực của khoa học công nghệ trong nước.

KS Nguyễn Văn Bình, Chủ nhiệm đề tài cho biết, theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - 2020 của Bộ TN&MT, chỉ tính đến năm 2015, cả nước có 13.674 cơ sở y tế (không kể y tế các Bộ, ngành khác và y tế tư nhân), trong đó, cơ sở y tế khám chữa bệnh là 1.253 bệnh viện. Với số lượng các cơ sở y tế lớn như vậy, tổng lượng chất thải y tế (CTYT) phát sinh khoảng 23.925 tấn/năm.

Việt Nam làm chủ công nghệ hấp khử trùng rác thải y tế- Ảnh 2.

Việt Nam làm chủ công nghệ hấp tiệt trùng rác thải y tế.

Hầu hết các cơ sở y tế nước ta đang sử dụng lò đốt để xử lý rác thải y tế nguy hại nhằm tiêu hủy chúng. Quá trình tiêu hủy rác thải y tế bằng công nghệ đốt bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là gây ra chất thải thứ phát là dioxin và furan - đây là những độc tốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Việc áp dụng các công nghệ không đốt hay công nghệ xử lý rác thải y tế bằng hấp sấy tiệt trùng không chỉ triệt tiêu chất thải thứ phát là khí thải, khói bụi, dioxin và furan phát sinh ra môi trường mà còn là bước xử lý rác thải hiệu quả nhằm mục đích tái chế, tái sử dụng chất thải trước khi chôn lấp phần còn lại mà không gây hại đến môi trường, phù hợp với xu hướng chung hiện nay trên thế giới.

"Việc áp dụng các công nghệ không đốt hay công nghệ xử lý rác thải y tế bằng nhiệt hấp không chỉ triệt tiêu được sinh chất thải thứ phát là dioxin và furan phát sinh trong công nghệ cũ mà còn là bước xử lý rác thải hiệu quả trước khi chôn lấp mà không gây hại đến môi trường, phù hợp với xu hướng chung hiện nay trên thế giới", KS Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Hệ thống gồm 1 nồi hấp theo thiết kế; 1 nồi hơi theo thiết kế; 1 tủ điều khiển nồi hấp; 1 tủ điều khiển nồi hơi (phần cứng và phần mềm điều khiển) và bộ quy trình công nghệ xử lý rác thải y tế hấp nhiệt ướt. Sản phẩm đã được Bộ TN&MT cho phép vận hành thử nghiệm theo Công văn số 6524/BTNMT-TCM ngày 18/11/2020. Qua quá trình chạy thử nghiệm tại Urenco13, các xét nghiệm mẫu chỉ thị vi sinh vật do Viện Vệ sinh dịch tễ TW - Bộ Y tế thực hiện đều cho kết quả đạt yêu cầu. Điều này chứng tỏ chất thải sau quá trình hấp nhiệt ướt không còn khả năng sống sót của các vi sinh vật, vi trùng, vi khuẩn có hại. Hiện tại đơn vị cũng đang duy trì lấy mẫu 01 lần/tuần theo quy định.

"Hệ thống do Việt Nam chế tạo cho thấy sự ưu việt hơn. Chất lượng rác thải xử lý vẫn như cũ nhưng thời gian xử lý rác rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 80% – 85%, năng suất tăng lên khoảng 15 – 20% so với công nghệ của hãng hàng đầu thế giới về thiết bị hấp khử trùng chất thải y tế. Đặc biệt, hệ thống của nước ngoài trị giá gấp khoảng 4 lần so với hệ thống do đơn vị trong nước chế tạo", KS Nguyễn Văn Bình cho hay.

Xử lý rác thải y tế thân thiện với môi trường

Kết quả nghiên cứu được chuyển giao, thử nghiệm và ứng dụng tại Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị môi trường 13 (Urenco 13). Ông Tống Việt Dũng, Phó Giám đốc Urenco 13 cho biết, quá trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng phương pháp nhiệt hấp kéo dài gần 1 năm từ quý 1/2020 đến tháng 1/2021 hoàn thiện, được Bộ Công Thương phê duyệt nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Sản phẩm đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận.

"Việc giải bài toán xử lý rác thải y tế đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường trở nên rất cấp thiết. Do đó, tôi đánh giá cao kết quả nghiên cứu, hợp tác của Urenco 13 xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt, không phát thải ô nhiễm. Tất cả các đơn vị Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Viện Dịch tễ Trung ương đều đã kiểm nghiệm đạt yêu cầu. Đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp quan tâm đến công tác xử lý rác thải y tế thân thiện với môi trường", ông Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam cho biết.

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Theo KS Nguyễn Văn Bình, công nghệ xử lý rác thải y tế bằng hấp nhiệt ướt không phát sinh chất thải thứ phát là dioxin và furan như công nghệ đốt. Với công nghệ này, Việt Nam sẽ thực hiện tốt hơn các công ước về bảo vệ môi trường đã ký kết với quốc tế như: Công ước về bảo vệ tầng ôzôn 1985, Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển 1992, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) 1992, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) 2001..., tạo ra môi trường trong sạch cho xã hội.

Thứ ba, về hiệu quả kinh tế: theo báo cáo của Công ty URENCO 13, chi phí xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt đã giảm khoảng 40% so với công nghệ đốt, đồng thời chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thấp hơn rất nhiều so với công nghệ và thiết bị nhập khẩu.

Ngoài ra, việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dây chuyền xử lý rác thải y tế theo công nghệ mới đã khẳng định năng lực của các nhà khoa học trong nước trong việc làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị xử lý rác thải ý tế, góp phần nâng cao sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến