HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thursday 2025-01-02 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thursday 2025-01-02 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Wednesday 2025-01-01 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Tuesday 2024-12-31 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Tuesday 2024-12-31 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tuesday 2024-12-31 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Monday 2024-12-30 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Monday 2024-12-30 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Monday 2024-12-30 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Monday 2024-12-30 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Sunday 2024-12-29 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Sunday 2024-12-29 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Sunday 2024-12-29 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Friday 2024-12-27 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Friday 2024-12-27 07:29

Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Friday 2024-12-27 07:20

Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm

Friday 2024-12-27 01:11

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thursday 2024-12-26 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Asset Publisher Asset Publisher

Cuộc sống mới của những bệnh nhi sau ghép gan

13/10/2024 | 17:15 PM

 | 

 

Với 66 ca ghép gan cho trẻ em, trong đó có 48 ca tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam, mang đến rất nhiều hy vọng sống cho trẻ em mắc bệnh lý hiểm nghèo như: teo mật bẩm sinh, suy gan, ung thư gan,…

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật thăm khám cho bé Đ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật thăm khám cho bé Đ.

Cuộc sống mới sau ghép gan

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều ca bệnh lý phức tạp như: ghép gan bất đồng nhóm máu, bệnh lý di truyền, đặc biệt là ghép gan cho bệnh nhi có cân nặng thấp,… đã được thực hiện thành công nhiều năm qua. Nhìn thấy các em khỏe mạnh sau ghép gan, đó là niềm hạnh phúc vô bờ của các cha mẹ và các y, bác sĩ.

4 năm trước, bé H.A (6 tuổi, ở Hà Nội) đã trải qua một cuộc đại phẫu ghép gan để có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc bên gia đình như bây giờ.

Lúc mới sinh bé H.A cũng khỏe mạnh như bao đứa trẻ bình thường khác, tuy nhiên, khi bé được hơn 1 tháng tuổi, gia đình sững sờ khi biết con bị bệnh teo mật bẩm sinh. Quá trình xơ gan mật tiến triển sau đó khiến bé nhiều lần xuất huyết tiêu hóa, nguy kịch tính mạng.

Trước tình hình đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn và chỉ định cho H.A ghép gan, đây là cách duy nhất để cứu sống trẻ. Rất may mắn, sau khi tiến hành làm các xét nghiệm, mẹ của bé H.A có các chỉ số phù hợp để hiến gan cho con. Ca phẫu thuật song song lấy gan của mẹ ghép cho H.A được các y bác sĩ tiến hành vào tháng 2/2020 đầy khó khăn đã thành công tốt đẹp, bé H.A được cứu sống.

Trong lần tái khám vào cuối tháng 9/2024, mẹ H.A chia sẻ, bé H.A sống khỏe mạnh, mọi chức năng gan hoạt động bình thường, bé đến trường đi học và vui chơi như các bạn nhỏ bình thường khác. "Thời điểm con em ghép gan, ranh giới sự sống mong manh lắm, vì lúc đó sức khỏe của con kém lắm rồi, nếu không có các y bác sĩ cứu chữa thì không thể có con như ngày hôm nay", mẹ H.A xúc động tâm sự.

Cuộc sống mới của những bệnh nhi sau ghép gan ảnh 1

Bác sĩ khám bệnh cho H.A tại Khoa Gan mật.

Cũng có mặt tại Khoa Gan mật cùng con tái khám cuối tháng 9 vừa qua, mẹ bé Đ (17 tuổi) vẫn còn nhớ như in cách đây 14 năm khi con vẫy tay gọi “mẹ ơi” qua cửa kính phòng hồi sức sau khi được các bác sĩ ghép gan thành công.

Chị chia sẻ, là người hiến gan cho con, sau 14 năm tôi cảm thấy sức khỏe của mình không bị ảnh hưởng. Gia đình tôi cảm ơn bác sĩ rất nhiều đã giúp con được sinh ra lần hai”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh Viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ mắc bệnh gan giai đoạn cuối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với người mắc bệnh lý gan giai đoạn này, các biện pháp điều trị mang lại hiệu quả rất thấp, hầu hết đều có nguy cơ dẫn đến tử vong cao. Việc ghép gan là biện pháp duy nhất để cứu sống trẻ.

Do đặc điểm giải phẫu của các bệnh nhi còn chưa trưởng thành và hoàn thiện, cấu trúc mạch máu của trẻ rất nhỏ và dễ sang chấn nên kỹ thuật ghép gan cho trẻ không chỉ đòi hỏi trình độ và tay nghề của các phẫu thuật viên mà còn cần sự kiên trì và quyết tâm.

Do đặc điểm giải phẫu của các bệnh nhi còn chưa trưởng thành và hoàn thiện, cấu trúc mạch máu của trẻ rất nhỏ và dễ sang chấn nên kỹ thuật ghép gan cho trẻ không chỉ đòi hỏi trình độ và tay nghề của các phẫu thuật viên mà còn cần sự kiên trì và quyết tâm.

Trước mỗi cuộc ghép, các nhóm chuyên môn phải cùng nhau tiến hành hội chẩn và bàn bạc cụ thể giữa các chuyên khoa Ngoại, Gan mật, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh, Gây mê, Hồi sức, … nhằm tính toán thật kỹ các đặc điểm giải phẫu, cân nhắc về trọng lượng của mảnh ghép,… để tối ưu hóa kết quả ca phẫu thuật.

Chất lượng sau ghép tương đương thế giới

Từ năm 2025, Bệnh viện Nhi Trung ương triển khai kỹ thuật ghép gan trẻ em. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm là người định hướng và đặt nền móng với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.

Đầu năm 2021, các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận kỹ thuật ghép gan từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau quá trình tiếp cận, phối hợp tham gia từng phần của quy trình kỹ thuật với các chuyên gia trong và ngoài nước, tháng 3/2022, bệnh viện đã làm chủ toàn bộ quy trình kỹ thuật ghép gan cho trẻ em.

Từ ca ghép gan đầu tiên được thực hiện vào năm 2005, bệnh viện đã thực hiện ghép gan thành công cho 66 ca, trong đó có 48 ca ghép bệnh viện tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam.

Cuộc sống mới của những bệnh nhi sau ghép gan ảnh 2

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép gan.

Trong số các ca ghép tại bệnh viện, phần lớn là trẻ nhỏ, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được phẫu thuật ghép gan tại bệnh viện là một bé 9 tháng tuổi, cùng với bệnh nhi có cân nặng thấp nhất (5,6kg) tới nay vẫn giữ kỷ lục là em bé được ghép gan có tuổi đời nhỏ nhất và cân nặng thấp nhất tại Việt Nam.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Hiền chia sẻ, tới thời điểm này hầu hết các ca ghép gan tại bệnh viện đều có kết quả tốt, sau ghép gan tỷ lệ sống sau 5 năm của trẻ là hơn 90%. Sức khỏe của trẻ sau ghép diễn biến tốt, chức năng khối ghép dần ổn định, có trường hợp trẻ sau ghép gan không cần phải dùng thuốc thải ghép.

Nhờ đó, ngày càng nhiều bệnh nhi được hồi sinh nhờ sự quyết tâm của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cùng sự yêu thương của gia đình, người thân đã hiến một phần gan để cứu sống con mình.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thêm, nhóm bệnh lý gan mật là một trong những nhóm bệnh mà các bác sĩ đang rất khó khăn và trăn trở để có thể xử lý tốt nhất cho trẻ em.

Ghép gan là phương pháp duy nhất để đem lại sự sống cũng như kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, việc thực hiện ghép gan cho trẻ em hiện nay còn nhiều thách thức. Trước hết, đó là tình trạng thiếu tạng ghép và chi phí cho ca ghép gan còn cao. Đồng thời, sau ghép gan người bệnh còn phải dùng thuốc chống thải ghép khá tốn kém, nhiều gia đình không đủ khả năng tài chính để chi trả.

"Chúng tôi rất mong muốn có được sự đồng hành, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cơ quan, tổ chức để có ngày càng nhiều trẻ em được ghép gan, hồi sinh sự sống", Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương bày tỏ.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến