Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP năm 2023

27/08/2024 | 13:36 PM

 | 

 

Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025

 

Ngày 27/8/2024, tại Ninh Bình, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ sở điều trị PrEP của 35 tỉnh/thành phố và các tổ chức quốc tế.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết hiện nay, tình hình dịch HIV tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp với số người nhiễm HIV đang có xu hướng trẻ hóa, người nhiễm HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đang có dấu hiệu gia tăng. Trong 03 năm trở lại đây, số người nhiễm HIV được phát hiện có xu hướng tăng lên, trong đó gần 60% là nam quan hệ tình dục đồng giới. Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn tiếp tục là đường lây chính trong lây nhiễm HIV và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội thảo

         

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là một biện pháp can thiệp giảm lây nhiễm HIV một cách hữu hiệu với hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi lây truyền HIV do quan hệ hình dục không an toàn là nguyên nhân chính tại Việt Nam.

Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Với sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ-PEPFAR (U.S. President's Emergency Plan for AIDS Relief) và Dự án Quỹ toàn cầu, Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao, trong đó trên 80% là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Với kết quả này, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dạng, từ cố định tại cơ sở y tế đến lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích. Đặc biệt, PrEP là một minh chứng cho sự tham gia của y tế tư nhân trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm HIV, trong đó có các cơ sở y tế do chính những người cộng đồng MSM thực hiện.

Mặc dù đã đạt được các kết quả nhất định, nhưng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

Phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV đang do Quỹ toàn cầu và PEPFAR tài trợ. Sự viện trợ này đang có xu hướng giảm mạnh. Trong khi quần thể MSM đang gia tăng mạnh và có xu hướng trẻ hóa. Mức độ bao phủ PrEP còn rất nhỏ và việc tuân thủ duy trì điều PrEP vẫn còn nhiều thách thức.

Nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi có các chính sách tài chính đặc thù để triển khai.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu, các báo cáo viên chia sẻ những bài học kinh nghiệm đã đạt được, thảo luận về các vướng mắc cần được khắc phục, các chính sách, giải pháp cần được thực hiện để tiếp tục mở rộng và cung cấp PrEP bền vững góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030. Cùng với đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổng hợp tất cả các ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện kế hoạch triển khai PrEP bền vững trong thời gian tới.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là việc sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục lên tới 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ điều trị tốt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quan hệ hình dục không an toàn hiện đang là đường lây truyền HIV chủ yếu tại Việt Nam. Việt Nam là một trong các quốc gia có hệ thống văn bản chính sách thống nhất trong triển khai PrEP, từ Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi năm 2020, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đến các văn bản hướng dẫn quốc gia triển khai PrEP được Bộ Y tế ban hành.

Toàn cảnh hội thảo

Kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm tại Việt Nam vào năm 2017, trở thành chương trình quốc gia vào năm 2019, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dang, gồm mô hình cố định tại cơ sở y tế, mô hình lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích. Trong giai đoạn bị tác động bởi dịch COVID-19, Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến để hỗ trợ khách hàng không bị gián đoạn dịch vụ điều trị PrEP. Đặc biệt, PrEP là một minh chứng cho sự tham gia của y tế tư nhân trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng nhiễm HIV, bao gồm các cơ sở y tế do chính cộng đồng quần thể đích thực hiện

Vào cuối năm 2023, với sự hỗ trợ từ Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) và Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam có trên 67.000 người có hành vi nguy cơ cao với trên 80% trong số họ thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới đã sử dụng dịch vụ PrEP. Với kết quả này, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP (PrEP uptake), đồng thời PrEP được xác định là một can thiệp ưu tiên để hướng tới kết thúc AIDS vào 2030.  Bài học thành công, kinh nghiệm, thực hành tốt về triển khai PrEP của Việt Nam đã được báo cáo, chia sẻ với các quốc gia khác trên các diễn đàn Quốc tế./.


Asset Publisher Asset Publisher

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Friday 2025-04-25 09:39

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thursday 2025-04-24 05:46

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025

Friday 2025-04-25 07:34

Mời cung cấp báo giá dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ

Friday 2025-04-25 07:17

Nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ sinh non tại Việt Nam

Friday 2025-04-25 06:46

Tăng đầu tư cho y tế người dân được tiếp cận dịch vụ phòng bệnh sốt rét hiệu quả

Friday 2025-04-25 06:42

Bộ Y tế cảnh báo không mua, sử dụng 2 loại thực phẩm cho trẻ bị nghi giả

Friday 2025-04-25 06:40

Tỷ số giới tính khi sinh ở mức cao, có nơi gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái

Friday 2025-04-25 06:38

Tham gia khảo sát về HPV để nhận ngay kiến thức về chăm sóc sức khỏe và cách dự phòng lây nhiễm HPV

Thursday 2025-04-24 06:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Friday 2025-04-25 05:38

Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước

Friday 2025-04-25 01:52

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thursday 2025-04-24 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thursday 2025-04-24 07:33

Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước

Monday 2025-04-21 03:05

Công bố danh sách tập thể, cá nhân ngành Y tế được đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Thursday 2025-04-24 00:30

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp chẩn đoán nhanh và chính xác hơn các bệnh lý tim mạch, đột quỵ

Tuesday 2025-04-22 08:46

Hội nghị triển khai bệnh án điện tử và các nhiệm vụ của Đề án 06

Thursday 2025-04-24 07:44

Rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Thursday 2025-04-24 03:14

Thăm dò ý kiến