THỰC TRẠNG PHƠI NHIỄM VỚI MÁU DỊCH CỦA BỆNH NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆT VIỆT NAM
28/05/2009 | 05:00 AM
Viêm gan B (VGB) là một trong những bệnh nguy hiểm ở người do HBV gây ra và là vấn đề nổi cộm của ngành y tế. Trên thế giới, trong số 2 tỉ người nhiễm HBV thì hơn 350 triệu bị mắc bệnh VGB mạn tính, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, 67% trong số đó cư trú tại Châu Á, Thái Bình Dương.
THỰC TRẠNG PHƠI NHIỄM VỚI MÁU DỊCH CỦA BỆNH NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆT VIỆT NAM
Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức, Nguyễn Lệ Ngân,
Nguyễn Phương Thùy và cs – Trường Đại học Y tế công cộng
Viêm gan B (VGB) là một trong những bệnh nguy hiểm ở người do HBV gây ra và là vấn đề nổi cộm của ngành y tế. Trên thế giới, trong số 2 tỉ người nhiễm HBV thì hơn 350 triệu bị mắc bệnh VGB mạn tính, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, 67% trong số đó cư trú tại Châu Á, Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ dân số nhiễm HBV cao (15-20% dân số có HBsAg (+).Đa số bệnh nhân ung thư gan đều tử vong, bệnh thường phát ở tuổi từ 35 đến 65 là độ tuổi lao động có nǎng suất cao nhất và có nhiều trách nhiệm với gia đình nhất.NVYT là lực lượng lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề nghiệp đặc biệt qua quá trình phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân, qua đó có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh qua đường máu, trong đó có bệnh VGB.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp theo dõi dọc, giai đoạn 1 trong thời gian 4 tháng (từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009) và giai đoạn tiếp theo (từ tháng 2/2009 đến hết tháng 12/2009) trên 854 NVYT được xác định HBsAg (-) tại 2 bệnh viện thuộc 2 thành phố Hà Nội và Nam Định. Các NVYT này sẽ được theo dõi phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân (Phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân trong nghiên cứu này bao gồm phơi nhiễm bị tổn thương xuyên da do vật sắc nhọn hoặc do bị văng bắn máu dịch của bệnh nhân).Các trường hợp phơi nhiễm sẽ được theo dõi trong 6 tháng, được làm các xét nghiệm và khám lâm sàng để chẩn đoán VGB nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1 này đưa ra một số tần suất phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân sau 4 tháng theo dõi như sau: Tần suất phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân của NVYT là 119,4/1000 người/4tháng (trong đó tần suất phơi nhiễm do tổn thương xuyên da là 100,7/1000/người/4tháng; tần suất phơi nhiễm do văng bắn máu dịch là 18,7/1000 người/4tháng). NVYT có thời gian làm việc trong ngành y > 20 năm có tần suất phơi nhiễm cao nhất (51,5/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da là 45,7/1000 người/4tháng), đứng thứ 2 là nhóm NVYT có số năm công tác < 5 năm (35,1/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da 30,4/1000 người/4tháng), sau đó là các nhóm NVYT có thời gian công tác từ 5-10 năm và 10-15 năm. Y tá và điều dưỡng có tần suất phơi nhiễm cao nhất (79,6/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da là 66,7/1000 người/4tháng); đứng thứ 2 là nhóm bác sĩ (26,9/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da 22,2/1000 người/4tháng), và thấp hơn là các cán bộ hộ lý hay kỹ thuật viên. NVYT thường xuyên thực hiện các công việc tiêm, truyền có tần suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là tổn thương xuyên da (43,3/1000 người/4tháng); đứng thứ 2 là nhóm NVYT làm các công việc về thủ thuật (26,9/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da là 18,7/1000/4 tháng), tiếp đến là các công việc khác như chăm sóc bệnh nhân, lấy bệnh phẩm, làm xét nghiệm, khám bệnh.
Trong giai đoạn tiếp theo, trường Đại học Y tế công cộng sẽ tiếp tục theo dõi phơi nhiễm và làm các xét nghiệm, khám lâm sàng xác định VGB nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn Việt Nam cho các trường hợp NVYT có phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân đã được theo dõi sau 6 tháng.