Bộ Y tế ban hành chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp
08/02/2025 | 12:05 PM
![](https://moh.gov.vn/byt-theme/images/custom/FontTSmall.png)
![](https://moh.gov.vn/byt-theme/images/custom/FontTLage.png)
![](https://moh.gov.vn/byt-theme/images/custom/PlayAudio.png)
Ngày 07/02/2025, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ thị nêu rõ, để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại Kết luận thanh tra số 2555/KL- TTCP ngày 06/12/2024 và qua việc tự rà soát kết quả chấm điểm chỉ số cải cách hành chính năm 2024; đồng thời đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách TTHC tại các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế, trong đó tập trung một số nhiệm vụ như: Thực hiện các quy định kiểm soát TTHC; Cải cách việc thực hiện TTHC; Cải cách, cắt giảm TTHC.
Nội dung chi tiết Chỉ thị tham khảo tại đây
Related news
- Bộ Y tế phê duyệt “Kế hoạch hành động thực hiện giải pháp đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV tại Việt Nam, giai đoạn 2025-2030”
- Tình hình tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025
- Dự thảo thông tư danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
- Quyết định 242/QĐ-BYT 2025 Kế hoạch triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
- Quản lý thuốc và nguyên liệu làm thuốc chứa hoạt chất Esketamine