HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025

Thursday 2025-05-08 08:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân

Thursday 2025-05-08 04:08

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM

Thursday 2025-05-08 03:37

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

Wednesday 2025-05-07 09:25

Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế

Wednesday 2025-05-07 09:19

Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự

Tuesday 2025-05-06 09:41

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định

Monday 2025-05-05 05:38

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4

Wednesday 2025-04-30 14:03

Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM

Tuesday 2025-04-29 09:07

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Tuesday 2025-04-29 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Monday 2025-04-28 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Sunday 2025-04-27 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Sunday 2025-04-27 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Sunday 2025-04-27 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Saturday 2025-04-26 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Saturday 2025-04-26 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Friday 2025-04-25 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Friday 2025-04-25 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thursday 2025-04-24 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thursday 2025-04-24 07:33

Asset Publisher Asset Publisher

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến tái tạo phần da hoại tử do rắn độc cắn

02/10/2024 | 14:35 PM

 | 

Đối với bệnh nhân bị rắn độc cắn, ngoài việc cần nhanh chóng đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tái tạo da cũng rất cần thiết và quan trọng. Giáo sư Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, hiện đơn vị này đã triển khai một loạt kỹ thuật tiên tiến, thậm chí, được coi là hàng đầu thế giới để bảo tồn và tái tạo vùng da bị hoại tử cho nạn nhân.

Hình ảnh vết rắn cắn ở ngón cái bàn tay phải bị sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử của một bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Xin bác sĩ cho biết hiện số lượng bệnh nhân bị rắn cắn trong những năm gần đây như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân hoại tử phần mềm do rắn cắn mà chúng tôi tiếp nhận có xu hướng tăng dần. Nhất là trong thời điểm mùa hè, mùa sinh sản của rắn, trung bình mỗi tháng chúng tôi tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân từ trung tâm chống độc có tình trạng hoại tử phần mềm do rắn cắn, đặc biệt là do rắn hổ mang cắn.

PV: Bệnh nhân bị rắn độc cắn thường trong những tình huống như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: So với các nước trên thế giới, thông thường nạn nhân bị rắn cắn tình cờ do lao động hay sinh hoạt. Khác biệt so với Việt Nam, những bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận thường hay bị cắn tại vị trí bàn tay do bắt hoặc nuôi rắn.

PV: Khi bị rắn độc cắn, điều gì là quan trọng để giữ lại mạng sống cho nạn nhân?

GS Trần Thiết Sơn: Khi bị rắn cắn tuyệt đối không được mất bình tĩnh. Điều quan trọng là sau khi bị cắn phải đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị. Tốt nhất nên mang theo hoặc chụp ảnh được con rắn cắn để bác sĩ định danh loài và đưa ra hướng xử trí phù hợp. Tránh việc sơ cứu sai cách như garo, đắp lá.

PV: Khi tiếp nhận những bệnh nhân bị rắn độc cắn, các bác sĩ sẽ làm gì để cứu sống họ? Hiện tỷ lệ cứu sống tại Bệnh viện Bạch Mai như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Chúng tôi tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân bị rắn độc cắn khi đến viện như một tình trạng cấp cứu. Trước tiên là đảm bảo dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân vì có nhiều loài rắn với nọc độc gây tổn hại với các cơ quan quan trọng như hô hấp, tim mạch. Tại thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn tại Bệnh viện Bạch Mai rất thấp. Tuy nhiên, di chứng để lại sau khi bị rắn độc cắn cũng tương đối nặng nề.

PV: Đối với những bệnh nhân này, ngoài việc giải độc tố, việc tái tạo những vùng da bị hoại tử quan trọng như thế nào? Nếu không được xử trí sẽ nguy hiểm ra sao?

GS Trần Thiết Sơn: Sau khi kiểm soát được các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ tại Trung tâm chống độc sẽ hội chẩn lại chuyên khoa chúng tôi để xử trí các tổn thương tại chỗ. Một số loài rắn như rắn hổ mang có độc tính gây hoại tử da và phần mềm dưới da. Những trường hợp như vậy chúng tôi khuyến cáo cắt lọc các phần da bị hoại tử sớm với hai mục đích loại bỏ chất độc và nhiễm khuẩn tại chỗ. Việc cắt lọc càng sớm thì khả năng bảo tồn được chi thể càng cao, tránh được việc phải cắt cụt và hoại tử lan rộng.

PV: Để tái tạo phần da bị hoại tử đó, các bác sĩ thường dùng kỹ thuật gì? Quy trình ra sao?

GS Trần Thiết Sơn: Đối với những trường hợp có tình trạng hoại tử mô mềm rõ, chúng tôi sẽ tiến hành cắt lọc sớm cho bệnh nhân. Sau khi cắt lọc, tùy vào tình trạng tổn thương nếu dịch hoại tử nhiễm trũng ít, chúng tôi sẽ tiến hành đóng vết mổ cùng thì. Còn đối với những tổn thương hoại tử diện rộng, nhiều tổ chức hoại tử, viêm mổ, chúng tôi tiến hành cắt lọc sạch sẽ và để hở. Những trường hợp như vậy sẽ được thay băng tích cực hoặc sử dụng liệu pháp áp lực âm để thuận lợi cho phẫu thuật thì hai để tái tạo tổn khuyết da. Thông thường những tổn khuyết da nông, chúng tôi tiếp hành ghép da cho bệnh nhân. Ngược lại những tổn khuyết sâu lộ gân xương khớp, chúng tôi sẽ chuyển một vạt da tự thân để che phủ tổn khuyết.

GS Trần Thiết Sơn trong một ca phẫu thuật.

PV: Việc tái tạo da cho bệnh nhân bị rắn độc cắn có ý nghĩa như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Việc tái tạo da cho bệnh nhân bị rắn độc cắn là cần thiết đối với những trường hợp hoại tử phần mềm. Đối với những trường hợp phức tạp mất gân do hoại tử, chúng tôi sẽ tiến hành tái tạo gân cùng thì che phủ tổn khuyết da. Do đó quá trình lành thương của bệnh nhân cũng sẽ nhanh hơn, sớm phục hồi chức năng chi thể và hạn chế được các di chứng nặng nề do rắn độc cắn. Hiện nay, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, đã triển khai một loạt kỹ thuật tiên tiến để điều trị các tổn thương phức tạp bàn tay, những tổn thương có nguy cơ cắt bỏ bàn ngón tay nếu điều trị không kịp thời. Một loạt kỹ thuật được coi là hàng đầu thế giới như vạt cân đùi trước ngoài tự do, vạt đùi trước ngoài tự do. Các vạt này cần sử dụng kỹ thuật vi phẫu mạch máu.

PV: Hiện những kỹ thuật này có nhiều đơn vị có thể triển khai? Người dân phải đến những cơ sở như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Hiện nay có rất nhiều bệnh viện có thể làm được các kỹ thuật cơ bản như ghép da hay chuyển vạt để che phủ tổn khuyết da. Tuy nhiên, đối với viện tái tạo tổn thương phức tạp do rắn độc cắn thì chỉ có một số đơn vị có thể triển khai được như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,… Để xử lý các tình trạng cấp cứu do rắn độc cắn, tốt nhất bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu đúng cách, sau đó nên đến các bệnh viện tuyến trên nơi có huyết thanh đặc hiệu cho nọc độc rắn để giải độc và xử trí các tổn thương do rắn độc cắn.

Những trường hợp bị rắn cắn hoặc không rõ động vật cắn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời các tình trạng cấp cứu. Việc can thiệp sớm là cần thiết để tránh các di chứng nặng nề do rắn độc cắn.

Phòng Truyền thông Y tế

 


Thăm dò ý kiến