HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Khánh thành tượng những Thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam
Saturday 2025-04-05 02:02Câu Lạc bộ Truyền thống Ban dân y miền Nam vừa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Đồng thời khánh thành tượng Bác Hồ và 8 tượng Thầy thuốc tiêu biểu vào ngày 04/4/2025 tại khu di...
Giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế
Saturday 2025-04-04 23:55Sáng ngày 04/4/2025, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị về công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương,...
Tăng cường hợp tác y tế nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Friday 2025-04-04 13:53Từ ngày 01/4 đến ngày 05/4/2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam cùng một số Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương thăm chính thức Cộng hòa Armenia. Thứ...
Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (07/4) năm 2025
Friday 2025-04-03 22:37Chiều ngày 03/4/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025.
Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội
Thursday 2025-04-03 08:04Ngày 03/4/2025, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội. Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, trao quyết định.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đại diện Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam
Thursday 2025-04-03 03:26Chiều ngày 03/4/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp ông Burak Pezmezci, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi) trao đổi về một số nội dung...
Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde thăm Bệnh viện Nhi Trung ương
Wednesday 2025-04-01 22:34Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước 5 ngày đến Việt Nam (từ ngày 31/3 - 04/4/2025) cùng Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe, chiều nay (01/4/2025), Hoàng hậu Mathilde đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm, trò...
Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51
Tuesday 2025-04-01 09:44Sáng ngày 01/4/2025, tại Hà Nội, Hội Ký sinh trùng học Việt Nam phối hợp với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần...
Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”
Saturday 2025-03-29 09:25Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” Sáng ngày 29/3/2025 , Bộ Y tế tổ chức lễ phát động Chiến dịch Truyền...
Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí
Saturday 2025-03-29 04:37Từ ngày 25-28/3/2025, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế và các thành viên Đoàn Việt Nam (đến từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã tiếp tục tham dự các phiên họp...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Y học cổ truyền là di sản văn hoá quý cần được bảo tồn và phát triển
Saturday 2025-03-29 00:27Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là...
Người dân, bệnh viện ở TPHCM không chủ quan trước bệnh sởi dù ca mắc đang giảm
Friday 2025-03-28 07:34Số ca mắc sởi tại TPHCM đang có xu hướng giảm mạnh, nhiều xã, phường đã đủ điều kiện và công bố hết dịch. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị người dân và các bệnh viện không được...
Chủ động "cắt" lây, không để dịch sởi kéo dài
Friday 2025-03-28 01:32Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều...
Bộ trưởng Bộ Y tế: Hải Phòng tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót đối tượng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi
Friday 2025-03-28 01:28Chiều 27/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc với TP Hải Phòng về công tác phòng chống dịch bệnh sởi trên địa bàn và...
Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế
Friday 2025-03-28 01:02Toàn cảnh hội nghị Sáng ngày 27/3/2025, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế và tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ-CP,...
Tiếp cận đa chuyên ngành trong quản lý bệnh nhân cao tuổi
Thursday 2025-03-27 14:32Chiều ngày 27/03/2025, Bệnh viện Hữu Nghị tổ chức hội nghị khoa học quốc tế năm 2025 với chủ đề "Tiếp cận đa chuyên ngành trong quản lý bệnh nhân cao tuổi: Hiện tại và tương lai"....
Bộ trưởng Bộ Y tế: Duy trì bao phủ tiêm chủng là then chốt để phòng chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Thursday 2025-03-27 14:30Đến nay, chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi của tỉnh Quảng Ninh đang được thực hiện hiệu quả, dự kiến về đích sớm hơn chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, trưởng đoàn công...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi, chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi tại Quảng Ninh
Thursday 2025-03-27 14:24Sáng nay (27/3) - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, trưởng đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm...
Họp bàn về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm và rà soát các nội dung phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế
Thursday 2025-03-27 03:12Thực hiện Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 15 tháng 01 năm 2025 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dự hội nghị toàn cầu lần thứ hai về Ô nhiễm không khí và Sức khoẻ - Thúc đẩy hành động cho không khí sạch, tiếp cận năng lượng sạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Colombia
Wednesday 2025-03-26 06:21Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động của hội nghị toàn cầu lần thứ hai về Ô nhiễm không khí và Sức khoẻ - Thúc đẩy hành động cho không khí sạch, tiếp cận năng lượng sạch và giảm thiểu...
Asset Publisher
Trẻ em được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh chủ động cần được thực hiện triệt để
29/01/2019 | 02:23 AM



Chủ động giữ gìn sức khỏe, tiêm vắc xin và dinh dưỡng vận động hợp lý nâng khả năng đề kháng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất các bệnh truyền nhiễm mùa thu đông.
Thời tiết thay đổi thất thường của mùa thu-đông khiến nhiều dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh mẽ
Bệnh giao mùa, những đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Trẻ em: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi mắc bệnh, trẻ dễ có diễn tiến nặng hơn người lớn.
Người cao tuổi: các dịch bệnh mùa thu đông không chỉ chực chờ cơ hội để tấn công hệ miễn dịch non nớt của trẻ em, mà người cao tuổi cũng là một đối tượng rất dễ mắc bệnh. Do tuổi càng cao, khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi của thời tiết, môi trường ngày càng suy giảm; hệ miễn dịch không còn đủ sức chiến đấu với các tác nhân gây bệnh; thêm vào đó là những căn bệnh mãn tính khiến cơ thể suy yếu, nguy cơ ‘’bệnh chồng bệnh’’ và diễn tiến nặng tăng cao.
Người có hệ miễn dịch yếu: hệ miễn dịch là “pháo đài phòng ngự” giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài. Người có hệ miễn dịch suy yếu do bẩm sinh hoặc do bệnh sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, nguy cơ mắc các bệnh giao mùa cao hơn và khi mắc bệnh, các biến chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
Các dịch bệnh mùa thu-đông
Nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới
Theo ghi nhận trên địa bàn TP.HCM những ngày gần đây, số bệnh nhi nhập viện vì mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Trong đó, nhiều ca bệnh có diễn tiến nặng phải thở oxy, thở NCPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi), thở máy. So với cùng kỳ năm ngoái, số trẻ nhập viện do các bệnh lý đường hô hấp giảm, nhưng lại liên tục tăng nhanh trong vài tháng qua, đặc biệt có nhiều ca tiến triển nặng phải điều trị trong thời gian dài.
Giải thích nguyên nhân của tình trạng này, bác sĩ Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho biết: ‘’Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người dân đã nâng cao ý thức chủ động phòng bệnh bằng việc đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, tăng cường vệ sinh cá nhân và nơi sinh sống, làm việc… Thế nhưng, thời tiết giao mùa thất thường trùng với dịp tựu trường chính là nguyên nhân khiến các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao trong những ngày qua’’.
Viêm đường hô hấp là căn bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Bệnh thường ảnh hưởng đến đường hô hấp trên (mũi, xoang, hầu-họng, thanh quản) và đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, các phế nang).
Viêm đường hô hấp trên thể cấp tính sẽ khiến người bệnh sốt cao, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, niêm mạc họng đỏ. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm đường hô hấp trên thể cấp tính có thể tiến triển thành mạn tính. Viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản là căn bệnh rất dễ mắc phải khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, khò khè, ho nhiều và ho có đờm,… Viêm phế quản rất khó khỏi hẳn và dễ bị tái phát. Ngoài ra, các bệnh viêm khí quản, tiểu phế quản, viêm phổi thường ít gặp hơn, nhưng khi mắc bệnh thường diễn tiến nặng.
Bệnh tay chân miệng
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 11.000 ca mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, trong đó có khoảng 6.000 ca phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm trước, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã giảm 55,6%; số trường hợp phải nhập viện giảm 51,5%. Tuy nhiên, số ca mắc tay chân miệng lại đang gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây tại các địa phương như TP.HCM, Đồng Nai, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội,… Gần đây nhất, 26 ổ dịch tay chân miệng mới tại Hà Nội được phát hiện, chỉ trong vòng 1 tuần, tỉnh Đồng Nai ghi nhận 170 ca mắc tay chân miệng, nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở bằng máy.
Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất Việt Nam, thường gia tăng vào mùa tựu trường và thời điểm giao mùa hàng năm. Bệnh khởi phát với triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ đến cao, đau họng, chảy nước bọt, có thể kèm nôn và tiêu chảy ở một số trường hợp. Triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng là những bọng nước ở niêm mạc má, lợi, lưỡi tiến triển nhanh thành các vết loét khiến người bệnh cảm thấy đau rát. Ngoài những vết loét ở miệng, người bệnh còn có thể phát ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối và mông. Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh và hô hấp, tuần hoàn.
Sốt xuất huyết
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều địa phương trên cả nước. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trong thời gian gần đây, mỗi tuần có khoảng 500-600 ca sốt xuất huyết. Trong 8 tháng đầu năm 2020, TP.HCM ghi nhận gần 12.000 trường hợp sốt xuất huyết, trong đó gồm có 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Mặt khác, Hà Nội đã ghi nhận hơn 2.000 trường hợp sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay. Một số quận, huyện có số ca mắc sốt xuất huyết cao như: huyện Phúc Thọ với 345 ca mắc, huyện Thường Tín với 273 ca mắc, quận Nam Từ Liêm với 253 ca mắc.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, “Thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện lý tưởng để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tuy so với cùng kỳ 2019, số ca mắc sốt xuất huyết giảm, nhưng theo diễn biến chu kỳ dịch hàng năm, sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 10, tháng 11”.
Ngoài ra, bác sĩ Bạch Thị Chính cũng lưu ý, vào thời điểm dịch sốt xuất huyết đang lưu hành rộng rãi, những người có bệnh nền cần lưu ý đề phòng nguy cơ bệnh chồng thêm bệnh. Ví dụ, có một số trường hợp người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi có dấu hiệu sốt xuất huyết như sốt cao, mệt mỏi, đau người, buồn nôn,… thường lầm tưởng do bệnh cũ tái phát mà chủ quan không đi khám và điều trị. Đến khi bệnh trở nặng, công tác điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn, nguy cơ xuất hiện biến chứng và tử vong là rất cao. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, thăm khám kịp thời khi xuất hiện triệu chứng là việc mà mỗi người dân cần nghiêm túc thực hiện.
Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tỷ lệ mắc mới mỗi năm trên thế giới là khoảng 60.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do bệnh là 25%-30% và 50% có di chứng nặng sau điều trị. “Trẻ bị viêm não Nhật Bản có khả năng hồi phục thấp, nếu được cứu sống thì trẻ vẫn phải hứng chịu những di chứng nặng nề do bệnh để lại, như: tăng trương lực co cứng cơ, phải nằm một chỗ; liệt vận động không đi lại được. Di chứng về lâu về dài của bệnh viêm não Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ như động kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, trong một số trường hợp bệnh còn có thể ảnh hưởng đến thính lực”, bác sĩ Chính cho biết thêm.
Viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày và khởi phát với triệu chứng sốt cao 39-40 độ C, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, người bệnh viêm não Nhật Bản còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, mất ý thức hay phản xạ gân xương tăng… Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản trong thời điểm giao mùa, do có hệ miễn dịch non nớt và chưa được tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ. Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, các trường hợp bệnh viêm não Nhật Bản đa phần là do chưa được tiêm phòng đầy đủ, không tiêm nhắc lại hoặc do người thân nhầm lẫn triệu chứng bệnh với những căn bệnh cảm sốt thông thường, dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị.
Đáng lo ngại hơn, do không tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ hoặc không tiêm nhắc, nên số lượng trẻ lớn (từ 5-6 tuổi trở lên) nhập viện do viêm não Nhật Bản đang gia tăng một cách đáng kể trong thời gian gần đây. Theo thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tại bệnh viện có hơn 70% trẻ lớn mắc viêm não Nhật Bản. Trong đó, có trường hợp bệnh nhi 13 tuổi đã điều trị bệnh viêm não Nhật Bản trong 2 tháng, phải mở khí quản vì bệnh nhi không tự thở được. Ngoài ra, bệnh nhi còn có di chứng về thần kinh.
Ngoài các dịch bệnh mùa thu-đông kể trên, nhiều căn bệnh giao mùa khác đang đe dọa sức khỏe và sự an toàn của người dân như: cúm, sởi, thủy đậu,…
Chủ động phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, hiện tại có rất nhiều căn bệnh giao mùa đang chực chờ tấn công người dân và bùng phát thành dịch. Do đó, người dân không nên chủ quan với bất kỳ căn bệnh nào, mà hãy chủ động trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức phòng bệnh hiệu quả trong mùa thu-đông.
Trong những phương pháp phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa, cân bằng dinh dưỡng, vận động thường xuyên và tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch là 3 phương pháp phòng bệnh đặc biệt quan trọng mà người dân cần lưu tâm.
1. Cân bằng dinh dưỡng
Cân bằng dinh dưỡng chính là ‘’chìa khóa’’ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại những các dịch bệnh mùa thu đông. Một chế độ ăn được xem là cân bằng dinh dưỡng khi cân đối được 4 yếu tố:
-
Cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật);
-
Cân đối về vitamin và chất khoáng;
-
Cân đối 3 chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (protein, lipid, carbohydrate);
-
Cân đối về protein (giữa đạm động vật và đạm thực vật).
Ngoài ra, một bữa ăn hay dinh dưỡng cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm, kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả thực phẩm tươi sống và thực phẩm công nghiệp. Một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm công nghiệp có thể kể đến như:
-
Cần chọn thực phẩm công nghiệp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
-
Chọn thực phẩm có công bố chất lượng đầy đủ;
-
Đọc kỹ thông tin về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trên bao bì;
-
Chọn bao bì thể hiện rõ thông tin thành phần, nguyên liệu và hạn sử dụng;
-
Không nên tích trữ nhiều thực phẩm, để hương vị thực phẩm luôn tươi mới.
Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, quýt,… để tăng sức đề kháng, phục hồi khả năng các tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa cảm cúm. Bên cạnh đó, chất kẽm còn là khắc tinh của virus, ăn các loại cá, thịt nạc, lòng đỏ trứng,…, sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng.
2. Vận động thường xuyên
Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, thì vận động thường xuyên giúp giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tấn công nhanh hơn các loại virus xâm nhập. Để vận động phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần dành ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để luyện tập thể dục. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để duy trì sức khỏe, người lớn cần luyện tập ở cường độ vừa 150 phút/ tuần, và cường độ nặng 75 phút/ tuần; đồng thời duy trì các loại hình vận động có tính kháng lực 2 lần tuần nhằm tăng cường sức cơ.
Theo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không cần phải luyện tập những bài tập vận động quá cầu kỳ, phức tạp để rèn luyện sức khỏe; một số bài tập vận động người dân có thể thực hiện ngay tại nhà như: tập hít thở, leo cầu thang, tập các bài co duỗi chân tay, nhảy dây, tập các bài luyện cơ bắp và thăng bằng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài thể dục trực tuyến, nhún nhảy theo nhạc hoặc thực hành các trò chơi vận động qua video. Nếu chưa nắm rõ phương pháp vận động thích hợp cho bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia y học vận động tại các trung tâm dinh dưỡng – y học vận động uy tín.
3. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm. Đến nay, đã có gần 30 căn bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh, 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân. Nhờ có vắc xin, 2,5 triệu trẻ không bị chết do bệnh truyền nhiễm hàng năm. Không ốm đau, bệnh tật cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình.
Hiện nay, các loại vắc xin phòng các dịch bệnh mùa thu-đông có thể kể đến như:
-
Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất tại Thái Lan) phòng viêm não Nhật Bản, cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
-
Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi.
-
Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Anh): Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp tính, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)… do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae, dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, người trưởng thành và người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường…
-
Vắc xin cúm: Phòng bệnh cúm mùa, dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
-
Vắc xin MMR II phòng ba bệnh Sởi – Quai bị – Rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
-
Vắc xin Varivax (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Related news
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2025 của Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1Kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2025 của Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2025 của Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Y học
- Thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025
- Cắt đứt nguồn lây bệnh sốt rét ở Khánh Hòa
- Đà Nẵng ghi nhận số ca sởi gia tăng liên tục
- Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử trên toàn quốc
- Ba trường hợp người tham gia BHYT được hoàn trả tiền đã đóng BHYT