HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Saturday 2025-01-04 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Saturday 2025-01-04 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Friday 2025-01-03 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Friday 2025-01-03 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Friday 2025-01-03 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thursday 2025-01-02 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thursday 2025-01-02 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Wednesday 2025-01-01 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Tuesday 2024-12-31 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Tuesday 2024-12-31 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tuesday 2024-12-31 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Monday 2024-12-30 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Monday 2024-12-30 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Monday 2024-12-30 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Monday 2024-12-30 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Sunday 2024-12-29 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Sunday 2024-12-29 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Sunday 2024-12-29 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Friday 2024-12-27 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Friday 2024-12-27 07:29

Asset Publisher Asset Publisher

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Cảnh báo từ việc pha Oresol không đúng cách

31/12/2024 | 10:23 AM

 | 

 

Tiêu chảy cấp là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Một trong những biện pháp quan trọng trong điều trị tiêu chảy là bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol. Tuy nhiên, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.

Đó là cảnh báo của Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây xuất phát từ thực trạng thời gian gần đây, tại Khoa Cấp cứu và Chống độc của bệnh viện này đã tiếp nhận nhiều trẻ vào cấp cứu do tiêu chảy cấp.

Bác sĩ thăm khám cho trẻ tại khoa Cấp cứu và Chống độc

Gần nhất và điển hình là bé trai 9 tháng tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Theo thông tin từ bệnh viện, trước đó, bé trai này được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà. Tuy nhiên, gia đình đã pha Oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói Oresol với 70ml nước thay vì pha thuốc với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn).

Bé trai được đưa vào khoa Cấp cứu và Chống độc trong trạng thái li bì, rối loạn ý thức. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao). Ngay lập tức trẻ được các bác sĩ điều trị bù dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thông tin, hiện sau hơn 1 tuần điều trị theo phác đồ, sức khỏe của bé đã ổn định và được ra viện.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em và là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp thường do virus như Rotavirus, Enterovirus, Norovirus, Adenovirus,… Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như vi khuẩn, ký sinh trùng, vệ sinh kém, ăn các thức ăn thức ăn không đảm bảo, do dùng thuốc hoặc dị ứng,…

Các yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy bao gồm trẻ < 2 tuổi, đặc biệt trẻ từ 6-18 tháng. Trẻ suy giảm miễn dịch (suy dinh dưỡng, sau sởi, nhiễm HIV...). Tập quán nuôi dưỡng (không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, cai sữa quá sớm, thức ăn, nước uống bị ô nhiễm). Thời tiết: mùa hè hay gặp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus.

Triệu chứng nổi bật của bệnh là tình trạng mất nước, mỗi trẻ có với các dấu hiệu khác nhau như: khát nước, nôn, đi ngoài, môi khô, mắt trũng, sụt cân, tùy theo các mức độ. Trong tình trạng nặng có thể gây rối loạn điện giải, sốc giảm thể tích, nhiễm khuẩn,… thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Oresol là thuốc giúp bù nước và điện giải hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em, được khuyến cáo dùng trong những trường hợp trẻ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao,…Tuy nhiên, hiệu quả của Oresol chỉ đạt được khi pha đúng liều lượng. Sai lầm trong việc pha thuốc, như pha quá đặc hoặc quá loãng, có thể gây rối loạn điện giải, thậm chí dẫn đến tổn thương não, tử vong ở trẻ nhỏ.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi sử dụng Oresol:

  • Đọc kĩ hướng dẫn cách pha Oresol trên bao bì, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định… Ví dụ, một gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, không ước lượng hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.

  • Cho trẻ uống Oresol từng thìa nhỏ (với trẻ nhỏ) hoặc từng ngụm (với trẻ lớn).

  • Chỉ sử dụng dung dịch trong vòng 24 giờ sau khi pha.

Để phòng ngừa tiêu chảy cấp cho trẻ, bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu sau sinh, đồng thời, luôn cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, không kiêng khem quá mức. Hàng ngày, cần rửa tay cho trẻ và người chăm sóc bằng xà phòng trước ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch, không phóng uế bừa bãi, rác thải để đúng nơi quy định. Đặc biệt, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống một số vắc xin như rotavirus, tả.

Theo các bác sĩ, đối với trẻ em không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng phải nhập viện, với trẻ ở mức độ nhẹ, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: trẻ sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, trẻ nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày hoặc có biểu hiện khát nước, ăn uống kém, bỏ bú, phân có máu, bụng chướng, quấy khóc,… cha mẹ cần cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến