HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thursday 2024-12-26 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Asset Publisher Asset Publisher

Thế giới ghi nhận thành tựu của vi phẫu Việt Nam

02/10/2024 | 14:38 PM

 | 

Theo TS.BS Tống Hải, Chủ nhiệm Khoa Vi phẫu và Tái tạo, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, vi phẫu là một lĩnh vực chuyên sâu và cần thiết trong y tế. Đáng chú ý, vi phẫu tại Việt Nam đang ngày càng được công nhận và đánh giá cao trên trường quốc tế.

 

Dưới đây là chia sẻ của TS.BS Tống Hải xung quanh vấn đề này:

PV: Không phải bác sĩ nào cũng có thể theo đuổi vi phẫu. Cơ duyên nào đã khiến anh gắn bó với lĩnh vực này?

TS.BS Tống Hải: Tôi đã có 14 năm gắn bó với nghề vi phẫu. "Nghề chọn người" có lẽ đây là cơ duyên lớn nhất để tôi theo đuổi con đường vi phẫu thuật này. Do lúc đó khoa Phẫu thuật Tạo hình (nay là Bộ môn Trung tâm Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Tái tạo) thiếu nhân lực làm vi phẫu, và người thầy đầu tiên là PGS Vũ Quang Vinh đã phát hiện, nhận tôi về để đào tạo. Thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy và dìu dắt tôi đi đến những thành công như ngày hôm nay.

Trước đó, bản thân tôi là người rất khéo tay. Tôi cũng làm rất nhiều thủ thuật, các kỹ thuật ở nhiều vấn đề trong cuộc sống rất nhanh nhẹn và khéo léo. Bên cạnh đó là sự rèn luyện đôi tay hàng ngày, hàng tháng, hàng năm tích luỹ lại. Bởi đáp ứng nghề này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chính xác và tập trung cao độ.

Trong tư duy logic, ngoài việc học hiểu các môn khoa học, giải phẫu, sinh lý, mô phôi và ngoại khoa, thì trí tưởng tưởng và khả năng định hướng không gian của bản thân cũng may mắn là rất chính xác... và việc rèn luyện sự kiên trì, bền bỉ và không nản trong suốt thời gian học tập, đã giúp tôi có bản lãnh vũng chắc hơn rất nhiều trong những lúc khó khăn và phức tạp của những cuộc mổ kéo dài.

Bệnh nhân bị bỏng nặng và tai nạn mất da đối mặt di chứng biến dạng vùng mặt vùng cổ. Điều đó làm cho họ rất khó khăn để trở về cuộc sống bình thường cũng như khó có thể nuôi sống bản thân. Phẫu thuật vi phẫu có thể cứu giúp cuộc đời họ. Chính điều đó khiến tôi nhận ra giá trị của con đường mình đi sâu sắc hơn nữa.

Hiện tại, chúng tôi ứng dụng tạo hình di chứng sẹo co kéo bỏng nặng các vị trí toàn cơ thể, nghiên cứu mở rộng kích thước các vạt da vi phẫu ngày càng lớn, tương đồng về màu sắc và có độ mỏng mềm mại tương tự vùng cần che phủ. Chúng tôi cũng là đơn vị đi đầu trong cả nước đã sử dụng vi phẫu với rất nhiều vạt da để che phủ.

Ngoài ra, sử dụng vạt kết hợp che phủ trường hợp tổn khuyết phức tạp dập nát; trường hợp ung thư vùng hàm mặt… Vi phẫu cũng được ứng dụng trong việc tái tạo bộ phận chi thể: tạo hình dương vật; tạo hình ngón tay bằng ngón chân hoặc bằng vạt trước đùi ngoài với xương mào chậu, tạo hình vành tai, tạo hình má, tạo hình thực quản, vạt thần kinh cơ…

PV: Kỹ thuật vi phẫu tại Việt Nam đã phát triển như thế nào thưa bác sĩ?

TS.BS Tống Hải: Kỹ thuật vi phẫu phát triển tại Việt nam từ những năm 1980-1982 với những người thầy đầu chuyên ngành như GS Nguyễn Huy Phan, bác sĩ Lê Văn Tiến tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và dự án phát triển "ứng dụng và phát triển kỹ thuật vi phẫu trong ngoại khoa" được phối hợp nhiều cơ quan, đào tạo rất nhiều các bác sĩ.

Năm 1987 tại Trung tâm chấn thương TP.HCM, bác sĩ Võ Văn Châu có rất nhiều đóng góp trong trồng lại các chi thể đứt rời, năm này cũng đã nối mạch máu trong - ngoài sọ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Năm 1988, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng dùng vi phẫu thay thế đoạn thực quản. Cùng thời gian này, bác sĩ Nguyễn Huy Phan cùng Nguyễn Bắc Hùng đã thực hiện chuyển ngón chân 2 thay thế ngón tay cái. Tới năm 1994 -1995, chúng ta cũng đã tạo hình được 10 dương vật bằng vạt tự do.

Từ đó đến nay, vi phẫu thuật phát triển chuyên sâu ở các chuyên ngành tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Vi phẫu tại nước ta có khoảng trên 40 năm phát triển. Nhưng có những đánh dấu và những bước phát triển vượt bậc ngang tầm các nước tiên tiến. Thậm chí có nhiều kỹ thuật chúng ta đã phát triển rất mạnh.

PV: Vậy ở Việt Nam, số lượng bác sĩ có thể thực hiện vi phẫu có nhiều không?

TS.BS Tống Hải: Không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện vi phẫu, vì kỹ thuật này đòi hỏi tay nghề cao, sự tinh tế và kinh nghiệm đáng kể. Vi phẫu là một lĩnh vực chuyên sâu trong phẫu thuật, và bác sĩ cần phải trải qua đào tạo đặc biệt để có thể thực hiện thành công các ca phẫu thuật này.

Mặc dù số lượng bác sĩ chuyên về vi phẫu ở Việt Nam đã tăng lên trong những năm qua, nhưng vẫn còn hạn chế so với tổng số bác sĩ phẫu thuật. Những bác sĩ này thường làm việc tại các bệnh viện lớn và trung tâm y tế chuyên sâu.

Hiện nay, có sự gia tăng trong thế hệ bác sĩ trẻ quan tâm đến vi phẫu. Nhiều bác sĩ trẻ đã được đào tạo ở nước ngoài và trở về, mang theo kiến thức và kỹ năng mới. Các chương trình đào tạo và hội thảo cũng khuyến khích thế hệ mới tham gia vào lĩnh vực này.

Các bệnh viện và trường y đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc đào tạo vi phẫu, mở ra nhiều khóa học và chương trình thực hành cho sinh viên và bác sĩ trẻ nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này

Vi phẫu là một lĩnh vực chuyên sâu và cần thiết trong y tế, nhưng số lượng bác sĩ làm vi phẫu ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, với sự quan tâm ngày càng tăng và các chương trình đào tạo, thế hệ bác sĩ trẻ đang dần tiếp cận lĩnh vực này nhiều hơn.

TS.BS Tống Hải trong một ca phẫu thuật.

PV: Tôi có đọc đâu đó thông tin thế giới ghi nhận kỹ thuật vi phẫu ở Việt Nam. Thực tế, họ nhìn nhận vi phẫu tại Việt Nam so với thế giới ra sao?

TS.BS Tống Hải: Kỹ thuật vi phẫu tại Việt Nam đã nhận được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế trong những năm gần đây. Dưới đây là một số điểm chính về cách mà thế giới nhìn nhận vi phẫu tại Việt Nam:

- Chất lượng kỹ thuật: Nhiều bác sĩ và chuyên gia quốc tế đánh giá cao tay nghề và kỹ thuật của các bác sĩ vi phẫu tại Việt Nam. Một số ca phẫu thuật phức tạp đã được thực hiện thành công, chứng minh năng lực của đội ngũ y tế Việt Nam.

- Hợp tác quốc tế: Việt Nam đã tham gia vào nhiều hội thảo và hội nghị quốc tế về vi phẫu, nơi các bác sĩ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu thế giới. Sự hiện diện của các bác sĩ Việt Nam tại các sự kiện này đã giúp nâng cao uy tín và nhận diện của kỹ thuật vi phẫu Việt Nam.

- Nghiên cứu và phát triển: Việt Nam đã có những nghiên cứu và công trình khoa học được công bố trên các tạp chí y học quốc tế. Điều này không chỉ nâng cao hình ảnh của vi phẫu tại Việt Nam mà còn đóng góp vào kho tàng kiến thức chung của thế giới.

- Ứng dụng công nghệ: Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong vi phẫu, như sử dụng kính vi phẫu và thiết bị tiên tiến, đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các ca phẫu thuật, nhận được sự công nhận từ cộng đồng y tế quốc tế.

- Chuyển giao kỹ thuật: Việt Nam cũng đã có những chương trình chuyển giao kỹ thuật từ các chuyên gia quốc tế, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ thuật vi phẫu trong nước và cho cả nước bạn.

Tổng thể, vi phẫu tại Việt Nam đang ngày càng được công nhận và đánh giá cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, đặc biệt trong việc đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế, vật liệu nhân tạo thay thế.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến