HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Monday 2024-12-02 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Monday 2024-12-02 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Sunday 2024-12-01 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sunday 2024-12-01 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Saturday 2024-11-30 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Friday 2024-11-29 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Friday 2024-11-29 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thursday 2024-11-28 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thursday 2024-11-28 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Tuesday 2024-11-26 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Monday 2024-11-25 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Saturday 2024-11-23 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Saturday 2024-11-23 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Saturday 2024-11-23 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Saturday 2024-11-23 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Friday 2024-11-21 22:36

Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Thursday 2024-11-21 08:28

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile

Thursday 2024-11-21 08:23

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam

Wednesday 2024-11-20 07:36

Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai

Wednesday 2024-11-20 01:17

Asset Publisher Asset Publisher

Ra máu âm đạo bất thường, nữ bệnh nhân 25 tuổi được phát hiện bệnh ung thư hiếm gặp

02/12/2024 | 15:06 PM

 | 

Các chuyên gia, bác sĩ tại Trung tâm Giải phẫu bệnh Medlatec vừa phát hiện ca bệnh Sarcoma mô đệm nội mạc tử cung ở bệnh nhân nữ 25 tuổi. Đây là bệnh lý ung thư rất hiếm gặp trong thực tế lâm sàng.

Hình ảnh mô bệnh học cho thấy các tế bào u mang các đặc điểm của tế bào ác tính đang tăng sinh mạnh mẽ

Ra máu âm đạo bất thường là một trong những biểu hiện điển hình của các bệnh lý sản phụ khoa thường gặp ở chị em, nhưng đó còn là dấu hiệu của một bệnh ung thư hiếm gặp.

Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân nữ V.T.P (25 tuổi, Thái Nguyên) xuất hiện ra máu âm đạo bất thường. Bệnh nhân đã đi khám tại bệnh viện tỉnh phát hiện u xơ tử cung.

Kết quả chụp MRI kết luận bệnh nhân có đa u xơ tử cung. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt tử cung bán phần và hai phần phụ. Khối bệnh phẩm kịp thời được gửi đến Trung tâm Giải phẫu bệnh Medlatec thực hiện xét nghiệm hóa mô miễn dịch nhằm chẩn đoán xác định bản chất u.

Tại đây, sau khi phân tích hình ảnh vi thể kết hợp kinh nghiệm lâm sàng, các bác sĩ giải phẫu bệnh đã chỉ định một số dấu ấn cần thiết để đi đến kết luận Sarcoma đệm bào độ cao - một loại ung thư rất hiếm gặp trong lâm sàng. Như vậy, bản chất khối bệnh phẩm được chẩn đoán u xơ tử cung trước đó thực chất là Sarcoma.

Giải thích về bệnh lý Sarcoma, bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Sarcoma đệm bào là u trung mô ác tính tại tử cung, nguồn gốc của tế bào u xuất phát từ tế bào đệm của nội mạc tử cung. Sarcoma đệm bào là loại Sarcoma phổ biến thứ 2 sau Sarcoma cơ trơn, tỷ lệ hiếm gặp, <1% trong các loại u ở tử cung và chiếm khoảng 25% các trường hợp Sarcoma tử cung. Bệnh lý thường có tiên lượng xấu nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Trong đó, phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ có vai trò chủ yếu trong điều trị triệt căn khối u”.

Sarcoma là loại ung thư hiếm gặp phát triển ở xương và mô mềm gồm: mỡ, cơ, mạch máu, dây thần kinh, mô da sâu và mô xơ. Đây là bệnh lý rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% tổng số chẩn đoán ung thư ở người trưởng thành và khoảng 15% chẩn đoán ung thư ở trẻ em.

Sarcoma có thể hình thành ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm:

  • 40% xảy ra ở chi dưới (chân, mắt cá chân, bàn chân).

  • 15% xảy ra ở chi trên (vai, cánh tay, cổ tay, bàn tay).

  • 30% xảy ra ở thân, thành ngực, bụng, xương chậu.

  • 15% xảy ra ở đầu và cổ.

Cũng như một số bệnh ung thư khác, các nhà nghiên cứu chưa biết nguyên nhân chính xác khiến tế bào khỏe mạnh trở thành Sarcoma. Trong đó, một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như tiếp xúc với hóa chất/ virus, tia xạ, yếu tố di truyền...

Các triệu chứng của sarcoma có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Khối u: Xuất hiện một khối u cứng, không đau hoặc đau nhẹ dưới da.

  • Đau: Đau nhức ở vùng có khối u.

  • Sưng: Vùng da xung quanh khối u bị sưng.

  • Gãy xương: Trong trường hợp sarcoma xương, có thể xảy ra gãy xương bệnh lý.

  • Giảm cân: Giảm cân không rõ nguyên nhân.

  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi kéo dài.

Việc điều trị sarcoma phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sarcoma, giai đoạn bệnh, vị trí của khối u và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn cho biết, Sarcoma thường có tiên lượng xấu. Theo một số nghiên cứu y khoa, tỷ lệ sống sau 5 năm của Sarcoma mô mềm chỉ khoảng 15% với ung thư di căn và khoảng 81% với ung thư chưa lan rộng; tỷ lệ sống sau 5 năm với Sarcoma xương khoảng 26% với ung thư di căn và khoảng 77% với ung thư chưa lan rộng. Tuy nhiên, tỷ lệ sống này còn tùy thuộc vào loại Sarcoma, vị trí khối u, tình hình sức khỏe tổng quát, cách cơ thể đáp ứng với điều trị...

Sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Mặc dù chưa có cách phòng ngừa hoàn toàn, nhưng việc áp dụng một số biện pháp sau có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh: Hạn chế tiếp xúc hóa chất, tia X, tia cực tím; Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng; Tập thể dục đều đặn; Giữ cân nặng hợp lý; Không hút thuốc; Hạn chế uống rượu; Khám sức khỏe định kỳ; Kiểm soát tốt các bệnh mãn tính…

Các yếu tố trên chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ, không có cách nào đảm bảo hoàn toàn phòng tránh được sarcoma. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thường xuyên kiểm tra cơ thể để phát hiện sớm bất kỳ khối u hoặc thay đổi bất thường nào. Đồng thời, đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao.

“Người bệnh khi xuất hiện triệu chứng bất thường cần đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được phát hiện chính xác và lên liệu trình điều trị kịp thời”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến