HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Saturday 2025-07-05 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Saturday 2025-07-05 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Saturday 2025-07-05 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Friday 2025-07-04 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Friday 2025-07-04 09:55

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thursday 2025-07-03 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Tuesday 2025-07-01 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Monday 2025-06-30 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Monday 2025-06-30 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Sunday 2025-06-28 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Friday 2025-06-27 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Friday 2025-06-27 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh

Friday 2025-06-27 05:40

Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Thursday 2025-06-26 10:46

Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; Luật Phòng bệnh; Luật Dân số

Thursday 2025-06-26 06:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt THPT năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên

Thursday 2025-06-26 01:01

Bộ Y tế công bố Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Wednesday 2025-06-25 01:38

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Phú Thọ

Wednesday 2025-06-25 01:20

Đại hội Đảng bộ Cục An toàn thực phẩm, nhiệm kỳ 2025-2030

Wednesday 2025-06-25 01:10

Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì

Tuesday 2025-06-24 10:01

Asset Publisher Asset Publisher

Phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện để hạn chế nguy cơ lây lan

23/03/2025 | 15:47 PM

 | 

Lây nhiễm chéo trong bệnh viện là một nguyên nhân làm gia tăng số ca tử vong trong dịch sởi năm 2014. Vì vậy, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra nếu các bệnh viện không tuân thủ thực hiện nghiêm hướng dẫn về phân luồng, thu dung, điều trị, cách ly người bệnh của Bộ Y tế.

Bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội thăm khám cho trẻ mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện. (Ảnh: ĐỖ THOA)Bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội thăm khám cho trẻ mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện. (Ảnh: ĐỖ THOA)

Số ca nhập viện do mắc bệnh sởi gia tăng

Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao. Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác hơn 42.000 trường hợp nghi mắc sởi tại 63 tỉnh, thành phố, đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 09 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, số lượng bệnh nhi mắc sởi nhập viện bắt đầu gia tăng từ cuối năm 2024 cho đến nay. Nếu như năm 2024, bệnh viện điều trị cho 796 ca sởi nhập viện thì gần 3 tháng đầu năm 2025 đã tiếp nhận 1.367 ca. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ mắc sởi chưa tiêm chủng chiếm khá cao.

Còn tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, từ đầu năm 2025 đến nay cũng ghi nhận nhiều ca mắc sởi chưa tiêm vaccine, trong đó nhiều trẻ có biến chứng. Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, có tới 70% ca mắc sởi phải nhập viện. Đáng lo ngại, sởi là bệnh có khả năng lây lan rất mạnh. Có đến 90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi, ngay cả khi chỉ tiếp xúc trong 15 phút trong phòng kín.

Hai tuần nay, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cũng đã tiếp nhận điều trị hơn 100 ca mắc sởi. Hầu hết đều phát hiện khi đã phát ban và có biến chứng viêm phổi.

Bác sĩ Lê Thu Thủy, Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đơn vị này đã điều trị cho hơn 10 trường hợp mắc sởi là người lớn trong tháng này. Trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.

Còn khoa Nhi của bệnh viện Thanh Nhàn từ đầu năm đến nay cũng đã điều trị 135 trẻ mắc sởi. Hiện đang có hơn 20 bệnh nhi từ 1 đến 12 tuổi nhập viện điều trị ở Khoa. Theo bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, hầu hết trẻ đến khám và điều trị là những trẻ chưa tiêm phòng sởi hoặc tiêm chưa đủ. Một số trường hợp đã tiêm 2 mũi nhưng chưa tiêm mũi nhắc lại. Vì triệu chứng lúc đầu là ho, sốt nên phần lớn đến khi phát ban trẻ mới được phát hiện mắc sởi. Trong các biến chứng của bệnh, điển hình gặp nhiều nhất là viêm phổi.

Các bác sĩ khuyến cáo, trước tình trạng bệnh sởi đang có dấu hiệu lây lan rộng, cần lưu ý nếu thấy trẻ sốt, ho, phát ban cần sớm cách ly và đưa đi khám kịp thời. Để phòng bệnh, cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch. Và đưa trẻ thuộc các nhóm từ 6-9 tháng và 1-10 tuổi tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi tại địa phương.

Bố trí phòng khám riêng cho người nghi mắc sởi

Theo các chuyên gia y tế, sởi là một trong những bệnh dễ lây nhiễm nhất trên thế giới, tốc độ lây nhanh hơn cả covid-19. Vi-rút sởi vẫn tồn tại và hoạt động trong không khí hoặc các bề mặt nhiễm lên đến 2 giờ khi người bệnh ra khỏi khu vực/phòng. Trung bình 1 người mắc bệnh lây cho 12-18 người, do đó, việc lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, lây qua các tỉnh khác là rất cao. Chính vì vậy, nếu các bệnh viện không tuân thủ thực hiện nghiêm hướng dẫn về phân luồng, thu dung, điều trị, cách ly người bệnh của Bộ Y tế thì dịch bệnh sởi sẽ lây lan khó kiểm soát.

Phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện để hạn chế nguy cơ lây lan ảnh 2

Các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện của Bộ Y tế. (Ảnh: ĐỖ THOA)

Nhắc lại dịch sởi năm 2014 đã ghi nhận hơn 100 trẻ tử vong, trong đó nguyên nhân chính được chỉ ra là do lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) lo ngại, bệnh sởi lây lan nhanh trong các phòng kín, kém thông khí. Đối với những cơ sở y tế có phòng khám nhỏ, khu điều trị kín, lại tập trung đông người sẽ có nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh sởi. Bài học từ dịch sởi năm 2014 cho thấy, các cơ sở y tế cần nhận diện rõ vấn đề và chủ động áp dụng nghiêm túc các hướng dẫn về phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện của Bộ Y tế.

Hiện nay, dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát và chưa ghi nhận virus gây bệnh có sự đột biến về gene. Tuy nhiên, diễn biến về dịch bệnh vẫn phức tạp và khó dự đoán. Chính vì thế, Tiến sĩ Hà Anh Đức yêu cầu, các cơ sở y tế cần phải tổ chức phân luồng ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Đồng thời, bố trí khu khám bệnh, điều trị riêng cho người bệnh sởi hoặc người nghi mắc sởi. Ngoài ra, mỗi cấp khám, chữa bệnh từ ban đầu, cơ bản đến chuyên sâu đều được giao nhiệm vụ trong phân loại, điều trị ca bệnh, từ đó, giúp giảm tải cho các cấp tuyến trên và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Khi chuẩn bị chu đáo về phòng, chống lây nhiễm và điều trị bệnh thì nếu dịch có bùng phát cũng sẽ giảm số ca tử vong.

Để kiểm soát lây nhiễm chéo bệnh sởi trong bệnh viện, Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho rằng, nhiều trẻ mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, không điển hình nên dễ bị bỏ lọt ca bệnh kéo theo nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Do đó, khi số ca mắc sởi gia tăng, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết, trong đó tăng cường công tác phân luồng, sàng lọc, thu dung ca bệnh. Theo đó, bệnh viện đã bố trí khu vực khám riêng, sàng lọc, cách ly bệnh nhân sởi. Phòng cách ly bảo đảm thông khí, bảo đảm vệ sinh phòng bệnh…

Thông thường tại Bệnh viện Nhi trung ương, một em bé đến khám mà ở trong vùng dịch sởi hoặc đã tiếp xúc với người bệnh sởi có các dấu hiệu như sốt, phát ban, hoặc mắt có viêm kết mạc, ngay lập tức các bác sĩ, điều dưỡng sẽ tiến hành phân loại bệnh nhân bước đầu để đưa bệnh nhân vào khu vực có lối đi và phòng khám riêng. Khi em bé ở mức độ nặng có biến chứng cần phải nhập viện sẽ được đưa vào khu vực phòng bệnh riêng và có những tiêu chuẩn điều trị sởi bệnh nhất định.

Tuy nhiên phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong bệnh viện cũng là một thách thức đối với các cơ sở y tế. Bởi bệnh sởi không phải là căn bệnh mới tuy nhiên với tính chất lây lan và các biến chứng nặng cũng tạo thách thức cho Bệnh viện Nhi trung ương.

Mặc dù bệnh viện có hơn 2.000 giường nội trú nhưng vẫn hạn chế do số lượng bệnh nhân nội trú đông, đặc biệt là phòng cách ly tiêu chuẩn của đơn vị có hạn. Cùng đó, tác nhân bệnh truyền nhiễm đa dạng, thời gian cách ly phức tạp. Bệnh nhân nội trú thường nặng, nhiều bệnh lý nền, nguy cơ mắc sởi cao nếu gặp nguồn nhiễm.

“Việc phân luồng khó do bệnh nhân đông từ phòng khám đến đơn vị điều trị. Trong khi đó, biểu hiện lâm sàng sởi hiện nay không điển hình, khó nhận định, khó kiểm soát giao lưu giữa người bệnh và gia đình người bệnh. Bên cạnh đó, còn chưa đồng bộ về quan điểm cũng như cách thức tiến hành quản lý ca bệnh và quản lý ca phơi nhiễm sởi giữa các bệnh viện” - Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng chia sẻ.

Nhận định về tình hình dịch, Bộ Y tế dự báo dịch sởi có xu hướng giảm, nhưng chưa dừng lại, cần hết sức thận trọng. Dịch bệnh sởi sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở một số tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, những tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi thấp.

Tuy nhiên trên cơ sở triển khai quyết liệt hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch như khoanh vùng, dập dịch và tiêm chủng vaccine... tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

 

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến