HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Sunday 2024-12-15 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Saturday 2024-12-14 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Friday 2024-12-13 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Friday 2024-12-13 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thursday 2024-12-12 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thursday 2024-12-12 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thursday 2024-12-12 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Wednesday 2024-12-11 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Wednesday 2024-12-11 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Wednesday 2024-12-11 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Tuesday 2024-12-10 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Tuesday 2024-12-10 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Saturday 2024-12-07 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Saturday 2024-12-07 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Friday 2024-12-06 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Friday 2024-12-06 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thursday 2024-12-05 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thursday 2024-12-05 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Wednesday 2024-12-04 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Tuesday 2024-12-03 10:49

Asset Publisher Asset Publisher

Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân

16/12/2024 | 10:44 AM

 | 

 

Tại Việt Nam, với 10.000 người dân chỉ có 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng. Trong khi đó, mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 0,5 -1 người/10.000 dân.

Mảnh ghép không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh

Phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng và là một trong các trụ cột của hệ thống y tế. Hiện nay, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng do xu hướng già hóa dân số, nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính.

Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của người bệnh.

Đặc biệt, phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, giúp cho người bệnh hồi phục lại tối đa chức năng cơ thể thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường.

Mục đích chính của phương pháp trong phục hồi chức năng là làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, từ đó, giúp người bệnh hoà nhập hoặc tái hoà nhập với xã hội. Những chức năng này có thể thuộc về chức năng thể chất hoặc tâm thần (khả năng vận động, nhận thức, tư duy,…).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm hoặc mất đi chức năng như: tai nạn, dị tật bẩm sinh, hậu quả của các bệnh lý nặng,… Mỗi trường hợp bệnh, khuyết tật sẽ phù hợp với một hình thức phục hồi khác nhau. Mục tiêu điều trị là hồi phục sức khỏe tối đa cho người bệnh, giúp họ lấy lại được khả năng tự hoạt động. Ở từng trường hợp, phục hồi chức năng sẽ đóng vai trò khác nhau như:

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động như liệt, yếu chân tay... giúp người bệnh có thể tự đi lại, tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Phục hồi chức năng cho người đột quỵ có thể tự sinh hoạt (tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo) mà không cần người khác giúp đỡ.

Phục hồi chức năng phổi cho người bệnh có thể hô hấp được tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Phục hồi chức năng tim cho người bị bệnh tim mạch không gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động thể dục thể thao....

Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân- Ảnh 1.

Bệnh nhân tập phục hồi chức năng tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ngoài ra, phương pháp phục hồi chức năng còn giúp người bệnh:

Ngăn ngừa thương tật thứ cấp. Thường là những di chứng xảy ra sau một bệnh lý nhất định. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh: teo cơ, co rút, cứng khớp, loét, loãng xương, cốt hoá lạc chỗ...

Tăng cường khả năng hoạt động còn lại của cơ thể, giảm thiểu tối đa hậu quả khuyết tật, tàn tật cho người bệnh.

Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình.

Với những lý do trên, phục hồi chức năng là một lĩnh vực mang tính cộng đồng cao, giúp người bệnh có những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, góp phần tăng cao ý thức phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ khuyết tật.

Nhân lực phục hồi chức năng còn thấp hơn khuyến cáo

Theo TS.BS Vương Ánh Dương (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế), báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng trên 10.000 dân (0,25 người/10.000 dân), thấp hơn mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (từ 0,5 - 1 người/10.000 dân).

Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân- Ảnh 2.

Tỷ lệ nhân viên y tế phục hồi chức năng ở Việt Nam đang ở mức thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Hiện nay, cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng. Mạng lưới hệ thống phục hồi chức năng bao gồm: 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ Y tế, 38 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh (trong đó có 10 bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng); 25 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành. Ở tuyến trung ương có 100% bệnh viện đa khoa, 75% bệnh viện chuyên khoa. Tuyến tỉnh có 90% bệnh viện đa khoa, 40% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Tuyến huyện có 70% bệnh viện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% Trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện đang quản lý 14 bệnh viện/trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng và 230 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng có hoạt động phục hồi chức năng.

Trong khi đó, phục hồi chức năng ngày càng chứng tỏ vai trò trong điều trị bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, sau ung thư, đột quỵ, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, các bệnh mạn tính...Do vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, các trường, các cơ sở cần tích cực đào tạo liên tục, cung cấp nguồn nhân lực. Khi chất lượng của mạng lưới phục hồi chức năng được nâng cao sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến