HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thursday 2024-12-26 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Asset Publisher Asset Publisher

Kỳ tích cứu sống người phụ nữ đột quỵ não đã qua giờ vàng

09/12/2024 | 16:29 PM

 | 

 

Bà N.T.T.T (50 tuổi, ở quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) đột quỵ não đã qua giờ vàng, ở TP. Cần Thơ, từ liệt tứ chi đã tự đi lại sinh hoạt bình thường là kỳ tích mà Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ nhận được sau 1 năm điều trị đột quỵ bằng thuốc. Đây là một trong những bước tiến mà Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ nói riêng, ngành Y ĐBSCL đạt được trong thời gian gần đây.

Bà T. (ở giữa) trong lần tái khám gần nhất với bác sĩ Dương Hoàng Linh

Trước đó, vào tháng 6/2023, sức khỏe của bà T yếu dần. Nghĩ là bệnh cảm thông thường nên bà chỉ điều trị uống thuốc tại nhà. Hôm đó, bà T vào nhà vệ sinh thì tay chân yếu đi rồi té ngã đập đầu chảy máu, ngất xỉu tại chỗ. Do bà ở nhà một mình nên không ai biết. Khi người nhà về mới phát hiện rồi đưa bà đến bệnh viện gần nhà, sau đó chuyển tới Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ để tìm cơ hội điều trị.

Thời điểm này là sau 4 ngày, các biểu hiện của đột quỵ của bà T đã nặng hơn, nói khó, nuốt khó, tứ chi liệt hoàn toàn.

Bác sĩ Dương Hoàng Linh – Đơn vị Can thiệp DSA Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ – người trực tiếp điều trị cho người phụ nữ này cho biết, tại thời điểm cấp cứu, bệnh nhân đã được bác sĩ kiểm tra, đánh giá thăng điểm NIHSS ở mức 26 điểm. Mức điểm càng cao chứng tỏ mức độ suy giảm thần kinh càng nặng.

Kết quả chụp MRI ghi nhận bệnh nhân T. bị tổn thương nhồi máu não hai bên vùng cầu não, thăng não. Động mạch nền dẫn truyền vận động từ vỏ não chi phối xuống tay chân bị tắc nghẽn hoàn toàn. Đối với đột quỵ nhồi máu não đây là trường hợp khá hiếm gặp. Đột quỵ nhồi máu não cấp thông thường bệnh nhân sẽ yếu liệt hoặc bên trái hoặc bên phải. Đối với trường hợp này, bà T. đã bị liệt cả 2 tay 2 chân.

“Bệnh nhân đến điều trị bỏ lỡ thời gian vàng trong 4,5 giờ đầu. Vì thế phương án sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong đột quỵ nhồi máu não không thể áp dụng. Với thang điểm NIHSS là 26, tình trạng khiếm khuyết thần kinh của bệnh nhân ở mức tiên lượng nặng. Chúng tôi chỉ định cho bệnh nhân chụp DSA mạch máu não kiểm tra có thể can thiệp hay không. Với kết quả chụp DSA, ê kíp khá bất ngờ với mạch máu của bệnh nhân. Động mạch nền đã tắc hoàn toàn và kích thước bị teo nhỏ hơn bình thường. Nếu can thiệp nguy cơ biến chứng trong quá trình can thiệp rất cao”, bác sĩ Dương Hoàng Linh cho biết.

Với tình trạng tiên lượng không mấy khả quan, những tưởng cơ hội phục hồi của nữ bệnh nhân trở về con số không. Bác sĩ đã theo sát tình trạng bệnh, điều trị nội khoa tối ưu tích cực. Bên cạnh đó là sự phối hợp chăm sóc, động viên từ người nhà.

Sau 1 năm trở lại tái khám, bà T. đã tự bước đi trên đôi chân của mình. Bà đã có thể trả lời những câu hỏi của bác sĩ rõ ràng. Hơn hết, bà T. đã tự sinh hoạt cá nhân và làm được những công việc nhẹ nhàng.

“Tại thời điểm bắt đầu điều trị, chúng tôi đã tư vấn chi tiết cho người nhà. Nêu rõ lợi ích cũng như nguy cơ của can thiệp nội mạch và điều trị nội khoa. Với sự đồng thuận của gia đình, bệnh nhân được điều trị nội khoa tối ưu. Sau 1 năm điều trị, chúng tôi chỉ định bệnh nhân chụp MRI để kiểm tra khảo sát mạch máu não. Một điều bất ngờ là động mạch nền trước khi điều trị bị tắc hoàn toàn. Nhưng hiện tại động mạch nền đã tái lập lại một phần. Điều này cho thấy bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc. Về lâu dài có thể giảm thiểu nguy cơ đột quỵ tái phát.

Đây là kết quả chúng tôi gọi là kỳ tích! Gây ngạc nhiên cho bệnh nhân, người nhà và với bác sĩ đã từng thăm khám cho bệnh nhân. Kết quả phục hồi này nhờ vào phương pháp điều trị tối ưu phù hợp, cơ thể bệnh nhân đáp ứng tốt. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, động viên rất lớn từ gia đình” – bác sĩ Dương Hoàng Linh chia sẻ.

Theo chuyên gia này, trường hợp của bệnh nhân T. có thể nói là một kỳ tích với người nhà và bác sĩ điều trị. Điều này cho thấy, bệnh nhân bị đột quỵ có thể hồi phục trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, không phải trường hợp đột quỵ nhồi máu não trễ giờ vàng cũng có thể gặp kỳ tích.

Vì thế, cách tốt nhất là phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể chất. Bên cạnh đó là kiểm tra sức khỏe, tầm soát định kì các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường,…

Đặc biệt, khi có những biểu hiện kinh điển như yếu liệt tay chân, miệng méo, nói đớ,… người dân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ. Bệnh nhân được đưa đến điều trị sớm trong cửa sổ thời gian vàng thì khả năng phục hồi sau đột quỵ sẽ tốt hơn và nhanh chóng trở về trạng thái bình thường hơn.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến