HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Friday 2025-07-11 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Friday 2025-07-11 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Friday 2025-07-11 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thursday 2025-07-10 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Wednesday 2025-07-09 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Tuesday 2025-07-08 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Tuesday 2025-07-08 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Tuesday 2025-07-08 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Monday 2025-07-07 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Monday 2025-07-07 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Sunday 2025-07-06 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Saturday 2025-07-05 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Saturday 2025-07-05 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Saturday 2025-07-05 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Friday 2025-07-04 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Friday 2025-07-04 09:55

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thursday 2025-07-03 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Tuesday 2025-07-01 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Monday 2025-06-30 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Monday 2025-06-30 07:34

Asset Publisher Asset Publisher

Kích thích từ trường xuyên sọ: Cánh cửa hy vọng cho bệnh nhân tâm thần kháng trị

12/07/2025 | 10:27 AM

 | 

Khi thuốc men trở nên bất lực trong điều trị các rối loạn tâm thần dai dẳng như trầm cảm kháng trị, tâm thần phân liệt hay rối loạn lo âu, một phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật đang mở ra hy vọng mới: Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS), đặc biệt là dạng lặp lại gọi là rTMS.

Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, phương pháp này đã được triển khai điều trị cho nhiều bệnh nhân. Theo ThS.BS Nguyễn Thành Long, điểm nổi bật của TMS là không xâm lấn, không gây mê, không đau đớn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo suốt quá trình và có thể ra về ngay sau buổi trị liệu. Thiết bị phát sóng từ trường đặt sát da đầu giúp điều hòa hoạt động của vùng não bị rối loạn, góp phần cải thiện triệu chứng.

Một buổi TMS thường kéo dài 20–40 phút. Bệnh nhân được kiểm tra sức khỏe, loại bỏ đồ kim loại, đeo nút tai và ngồi hoặc nằm thư giãn trong khi bác sĩ đặt thiết bị lên vùng đầu cần kích thích. Trong lúc trị liệu, bệnh nhân chỉ cảm thấy nhẹ như “gội đầu bằng năng lượng từ”, không cần gây mê hay theo dõi đặc biệt sau khi thực hiện.

TMS hiện được chỉ định cho nhiều bệnh lý, bao gồm: trầm cảm kháng trị, tâm thần phân liệt, đau mạn tính, đau đầu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD), rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, sang chấn tâm lý (PTSD), động kinh, ù tai và phục hồi sau đột quỵ.

Theo các nghiên cứu, 50–70% bệnh nhân trầm cảm kháng trị đã cải thiện rõ rệt sau liệu trình rTMS. Ngoài ra, nhiều người bệnh đau mạn tính, lo âu, PTSD... cũng ghi nhận chất lượng sống được nâng cao và giảm phụ thuộc thuốc.

Tuy nhiên, kỹ thuật này chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân mang thiết bị kim loại hoặc điện tử trong đầu, như stent mạch não, máy kích thích não sâu, ốc tai điện tử... Các trường hợp có máy tạo nhịp tim, từng phẫu thuật sọ não hay phụ nữ có thai cũng cần được cân nhắc kỹ trước khi điều trị.

ThS.BS Thành Long khuyến cáo: Trong khi thực hiện TMS, người bệnh cần giữ bình tĩnh, không di chuyển đầu, và báo ngay nếu có cảm giác khó chịu, tê, đau đầu... Sau trị liệu, có thể gặp các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, ngứa ran vùng mặt, nhưng đa số sẽ tự khỏi sau vài giờ. Nếu xuất hiện bất thường nghiêm trọng như co giật hoặc thay đổi ý thức, cần báo bác sĩ ngay.

Với tính an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ, TMS đang được kỳ vọng là một bước tiến mới trong điều trị các rối loạn tâm thần khó trị, giúp người bệnh tìm lại sự cân bằng và cải thiện cuộc sống.  Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến