HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025

Thursday 2025-05-08 08:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân

Thursday 2025-05-08 04:08

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM

Thursday 2025-05-08 03:37

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

Wednesday 2025-05-07 09:25

Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế

Wednesday 2025-05-07 09:19

Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự

Tuesday 2025-05-06 09:41

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định

Monday 2025-05-05 05:38

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4

Wednesday 2025-04-30 14:03

Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM

Tuesday 2025-04-29 09:07

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Tuesday 2025-04-29 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Monday 2025-04-28 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Sunday 2025-04-27 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Sunday 2025-04-27 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Sunday 2025-04-27 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Saturday 2025-04-26 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Saturday 2025-04-26 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Friday 2025-04-25 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Friday 2025-04-25 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thursday 2025-04-24 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thursday 2025-04-24 07:33

Asset Publisher Asset Publisher

Hội thảo khoa học "Công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe"

07/11/2019 | 10:42 AM

 | 

Chiều 7/11/2019, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam (trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học "Công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe".

 

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực y khoa, nông nghiệp, công nghệ sinh học như PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; PGS.TS Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam; GS.TS Lê Huy Hàm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam...

PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, chúng ta đang đối diện với một vấn đề rất mới: công nghệ sinh học và thực phẩm biến đổi gien. Dù là một thành tựu khoa học tiến bộ của thế giới trong suốt nhiều chục năm qua và được nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Canada và nhiều quốc gia phát triển khác chấp nhận nhưng tại Việt Nam, công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gien và những ứng dụng của công nghệ sinh học hiện còn chưa được nhiều người biết đến, đặc biệt là tại Việt Nam.

Không thể phủ nhận rằng, công nghệ sinh học nói chung và thực phẩm biến đổi gien nói riêng đã đem lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần làm tăng năng suất, giảm chi phí nông nghiệp, đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp an ninh lương thực trên toàn cầu.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan ngại về những ý kiến cho rằng công nghệ sinh học có thể gây ra các hiện tượng như dị ứng, ức chế miễn dịch, kháng kháng sinh hay ung thư và nhiều nỗi lo “vô hình khác”…

Đoàn chủ tọa Hội thảo

Theo các thống kê tại Hội thảo, đất nông nghiệp trên thế giới đang ngày càng bị thu hẹp, kéo theo là sản lượng nông nghiệp cũng dần giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do dân số toàn cầu ngày một tăng nhanh, mà còn bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng...

Các nhà khoa học dẫn số liệu chỉ ra rằng, mỗi khi Trái đất nóng lên 1 độ C, các loại nông sản chính như gạo, ngô, lúa mỳ sẽ mất khoảng 10-25% năng suất. Trong khi đó, tình hình hạn hán đang ngày càng diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, gây ra tổn thất về nông sản trên toàn cầu ước tính gần 30 tỷ USD.

Do đó, dự kiến đến năm 2050, để chống chọi với những áp lực nêu trên, sản lượng của các loại nông sản chính buộc phải tăng lên 119% so với hiện nay. Giải pháp tối ưu để bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định kinh tế và môi trường bền vững là áp dụng các công nghệ sinh học vào gieo trồng, chăm sóc nông sản.

PGS. TS. Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, PGS. TS. Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã đưa ra các thông tin cập nhật về An ninh lương thực, thực phẩm, thực phẩm biến đổi gen và vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm. PGs. Ts Phạm Văn Hoan đã đưa ra các tranh luận và bằng chứng về tính an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen lên sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nhiều tổ chức lớn và uy tín trên thế giới như WHO, FAO, FDA, EPA đều khẳng định rằng: TPBĐG là an toàn, có giá trị dinh dưỡng tương tự như thực phẩm không biến đổi gen và chưa thấy có ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ con người. PGs. Ts Phạm Văn Hoan nhấn mạnh: “CNSH đã được ứng dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất và đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, thực phẩm và môi trường. Trong đó, nổi bật hơn cả là lĩnh vực y dược, tạo hiệu quả cao trong phục vụ chẩn đoán và điều trị. Riêng lĩnh vực dược phẩm, CNSH được ứng dụng để sản xuất Cytokine, Enzyme, Hormone, Yếu tố đông máu, Vaccine, Kháng thể đơn dòng, Chất ức chế enzyme, Chất ức chế miễn dịch,…”

GS. TS Lê Huy Hàm – Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, GS. TS Lê Huy Hàm – Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam nhập khoảng 7-8 triệu tấn ngô, khoảng 5-7 triệu tấn đậu tương và sản phẩm đậu tương; trong khi đó năm 2017, Trung Quốc nhập 95 triệu tấn đậu tương và hàng chục triệu tấn ngô. Theo GS. TS Lê Huy Hàm, công nghệ gen đã giúp Châu Mỹ sản xuất ra lượng lương thực lớn với giá cả hợp lý như vậy. Nếu không có công nghệ gen, Châu Á và Việt Nam cũng không được hưởng giá lương thực, thực phẩm như hôm nay chúng ta đang có.  

Năm 2018, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các loại nông sản ứng dụng công nghệ sinh học đang ngày càng trở nên phổ biến. Ấn Độ hiện là nước có tỷ lệ trồng bông biến đổi gien cao nhất khu vực này, cụ thể là 11,6 triệu héc-ta (chiếm 95% tổng sản lượng bông).

Ở Việt Nam trong khoảng mười năm trở lại đây, cây trồng biến đổi gien nói chung, thực phẩm biến đổi gien nói riêng đang ngày càng phổ biến. Năm 2018 vừa qua, các giống ngô biến đổi gien trồng ở nước ta ước tính đạt 49 nghìn héc-ta (chiếm 5% tổng sản lượng ngô).

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo các đại biểu đã đưa ra một số một số quan điểm về công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe như:

 Công nghệ sinh học là một trong các lựa chọn để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định kinh tế và môi trường bền vững. Công nghệ sinh học đã được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, y học và dược phẩm giúp giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết trong cuộc sống của con người. Đặc biệt, công nghệ sinh học có tiềm năng và triển vọng vô cùng to lớn trong phát triển nông nghiệp, được coi là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm toàn cầu;

 Cây trồng biến đổi gen giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đem lại lợi ích kinh tế cao và đã được nhiều nghiên cứu và các tổ chức uy tín trên thế giới công bố là an toàn đối với sức khoẻ con người. Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, cây trồng biến đổi gen nói chung và thực phẩm biến đổi gen nói riêng đã xuất hiện và ngày càng phổ biến hơn.

 

Các nhà khoa học đã đưa ra một số khuyến nghị về công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe sau: Cần tiếp tục thông tin, giáo dục và truyền thông để người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn, khoa học về công nghệ sinh học và thực phẩm biến đổi gen; Trong thời gian tới, cần có các biện pháp đánh giá, quản lý nguy cơ và rủi ro của cây trồng công nghệ sinh học đối với con người và môi trường. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống quản lý, sản xuất cây trồng công nghệ sinh học an toàn, hiệu quả và bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam./.


Thăm dò ý kiến