HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thursday 2024-12-26 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Asset Publisher Asset Publisher

Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong cơ sở mầm non

08/12/2024 | 11:00 AM

 | 

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng còn yếu. Đây cũng là độ tuổi trẻ xa gia đình, bắt đầu đến trường đi học. Hiện nay, hầu hết các trường mầm non đều triển khai ăn bán trú, nên thời gian trẻ sinh hoạt tại trường rất dài. Vì vậy, chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho trẻ ngay trong trường học là hoạt động cần thiết để trẻ được phát triển toàn diện cả về trí thực và thể lực.

Đưa kĩ năng rửa tay với xà phòng vào nội dung bài học thường quy để trẻ được thực hành và nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.

Môi trường giáo dục mầm non là không gian kín. Trẻ ăn, ngủ, học hành, sinh hoạt trong không gian này trong thời gian dài. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi rút, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho trẻ, đặc biệt là những trẻ mới băđi học.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Từ - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh, chính việc sinh hoạt tập thể trong không gian kín và thời gian dài được coi là nguyên nhân chính nảy sinh nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh lây qua tiếp xúc giọt bắn, chất tiết của người bệnh ra môi trường, đồ vật xung quanh. Vì vậy, môi trường giáo dục mầm non là môi trường có nguy cơ lây nhiễm cho các cháu từ 3 – 5 tuổi rất cao. Khi có một trẻ bị bệnh, xu hướng lây lan sang các trẻ khác cùng lớp hoặc cùng trường là rất cao, đặc biệt là đối với các bệnh lây qua đường hô hấp có khả năng phát tán vi rút, vi khuẩn rất nhanh.

Công tác vệ sinh đồ dùng, giáo cụ trong lớp học được thực hiện theo ngày, theo tuần với sự tham gia của cả cô và trò.

Trường mầm non Phong Khê, thành phố (TP) Bắc Ninh hiện có 354 học sinh với 15 nhóm lớp. Trước thực tế biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt, điều kiện môi trường của phường Phong Khê khá ô nhiễm do khói bụi của làng nghề giấy; nhà trường đã triển khai nhiều biện pháp để chủ động phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Cho biết cụ thể hơn về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hải – Hiệu trưởng trường mầm non Phong Khê, TP Bắc Ninh chia sẻ, hàng năm ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dự tính các phương án xử trí với các tình huống mà bệnh dịch xâm nhập, bùng phát, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên trong trường. Đặc biệt, kế hoạch chú trọng vào công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm thường quy tại tất cả các khu vực trong từng lớp học và khuôn viên nhà trường để hạn chế tối đa nguy cơ vi rút, vi khuẩn xâm nhập. Song song với đó, nhà trường phối hợp tốt với Trạm Y tế phường trong công tác đảm bảo sức khỏe cho học sinh và công tác tuyên truyền cho phụ huynh học sinh trong vấn đề phòng chống dịch bệnh. Nhà trường cũng quán triệt với giáo viên chủ nhiệm các lớp chú trọng rà soát tình hình sức khỏe trẻ. Quan sát nếu trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt cao, mệt mỏi, nổi nốt…thì sẽ báo với y tế nhà trường để cho trẻ đến phòng y tế nghỉ ngơi, cách li tạm thời và liên hệ với gia đình đến đón trẻ về để tránh nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khác. Ngoài ra, nhà trường cũng cùng với ngành y tế tăng cường tuyên truyền cho các phụ huynh về vấn đề tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ cho trẻ để đảm bảo miễn dịch giúp trẻ phòng chống bệnh tốt hơn.

Song song với tăng cường vấn đề vệ sinh, nhà trường cũng chú trọng vấn đề nâng cao thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao cho học sinh.

Trong các giờ học của tất cả các khối lớp, giáo viên chủ nhiệm đều lồng ghép các kĩ năng liên quan đến phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng rửa tay đúng cách. Không những được dạy kiến thức về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch, về việc virus, vi khuẩn xâm nhập và lây lan ra sao; các em học sinh còn được xem video với hình ảnh trực quan và đặc biệt là được giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực hành rửa tay bằng xà phòng – một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống dịch chủ động.

Cô giáo Nguyễn Thúy Hường – Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A3, trường mầm non Phong Khê, TP Bắc Ninh chia sẻ, lớp có 31 học sinh sinh hoạt trong không gian kín từ ăn, ngủ, học đến vệ sinh đều trong một khuôn viên. Ngay từ khi đến lớp, cô Hường đã chú trọng việc mở toàn bộ cửa ra vào và các cửa sổ để lớp học thông thoáng, không khí lưu thông. Đồ dùng, giáo cụ trong lớp có kế hoạch vệ sinh theo ngày, theo tuần. Đặc biệt, công việc này không chỉ được thực hiện bởi các giáo viên mà còn tích hợp cho các bé cùng thực hành để nâng cao ý thức và trách nhiệm của trẻ, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh phòng bệnh. Đối với phụ huynh, ngoài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nói chung, giáo viên cũng lưu ý các gia đình nếu con bị ốm, nhất là mắc các bệnh truyền nhiễm thì ngoài việc đưa trẻ đi khám, chữa bệnh sớm còn cần báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc báo lên nhóm lớp để nhà trường nắm được, để các phụ huynh khác chủ động theo dõi sức khỏe của con, phát hiện và đưa trẻ đi khám sớm phòng trường hợp trẻ bị lây bệnh từ trẻ ốm. Với trường hợp có trẻ bị bệnh, việc đầu tiên là vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ bệnh và các trẻ khác, song song với đó là theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của các trẻ khác để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, nóng sốt…từ đó xử trí, cách li trẻ với các trẻ khác để tránh lây lan trong lớp.

Phòng Y tế là nơi cách li và chăm sóc y tế tạm thời khi có trẻ ốm trước khi trẻ được đưa đến cơ sở y tế hoặc đón về nhà.

Không chỉ chú trọng đến điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể và giữ bàn tay sạch; trẻ còn được chú trọng đến vấn đề đảm bảo dinh dưỡng qua các bữa ăn đầy đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không những vậy, trẻ còn được chú trọng đến vấn đề rèn luyện thể chất thông qua các nội dung vận động thể lực và sinh hoạt tập thể.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Từ - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong các khuyến cáo phòng chống dịch cho trẻ, ngoài các biện pháp triển khai tại trường học thì vấn đề tiêm vắc xin phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng. Bởi nếu không được dự phòng bằng vắc xin với các bệnh, cơ thể trẻ chưa có miễn dịch với bệnh thì trong điều kiện môi trường giáo dục khép kín như mầm non, nguy cơ nhiễm bệnh nếu có mầm bệnh là rất cao. Vì vậy, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm cho trẻ tham gia tiêm đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, nếu có điều kiện cũng cần cho trẻ bổ sung miễn dịch chủ động thông qua các loại vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ. Việc tiêm vắc xin có thể không đảm bảo chắc chắn trẻ sẽ không mắc bệnh; nhưng nếu được tiêm vắc xin, trẻ có miễn dịch thì khi mắc bệnh, các triệu chứng cũng sẽ nhẹ nhàng hơn và thời gian khỏi bệnh nhanh hơn. Cùng với đó, khuyến cáo các phụ huynh cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bệnh. Khi trẻ có biểu hiện bệnh hoặc xác định bị bệnh, cần chủ động cách li con để tránh lây lan ra cộng đồng.

Để phòng chống bệnh tật nói chung và phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho trẻ nói riêng cần có rất nhiều yếu tố. Trong đó, đặc biệt cần thiết là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong vấn đề tạo miễn dịch chủ động, chăm sóc dinh dưỡng, tạo dựng môi trường sống lành mạnh và giáo dục ý thức giữ gìn bàn tay sạch cho trẻ để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nguồn: Sở Y tế Bắc Ninh

news - Sở Y tế - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến