HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bác sĩ, nhân viên y tế trực Tết, chúc mừng “công dân nhí” chào đời đêm Giao thừa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Wednesday 2025-01-28 18:32Đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các bác sĩ, nhân viên y tế...
Thủ tướng thăm chúc tết và kiểm tra công tác ứng trực khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương: Lan tỏa giá trị cốt lõi của ngành Y tế
Monday 2025-01-27 15:47Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính thăm chúc tết và k iểm tra công tác ứng trực Tết, sẵn sàng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương Chiều 27/01/2025, Thủ tướng...
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi động viên các bác sĩ, nhân viên y tế và tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K
Sunday 2025-01-26 00:14Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 25/01/2025 (tức 26 Tết), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc Tết, động viên người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Friday 2025-01-24 12:23Trưa ngày 24/01/2025 (25 Tháng Chạp năm 2024), Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và...
Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Friday 2025-01-24 03:18Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025” tại Trung tâm Điều dưỡng người...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Friday 2025-01-24 00:38Hôm nay - 24/1, tức 25 Tháng Chạp, trong ngày làm việc cuối cùng của năm Giáp Thìn, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia và đoàn công tác Bộ Y tế đã đến...
Thứ trưởng Lê Đức Luận chúc Tết, trao quà tặng bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Bạch Mai
Thursday 2025-01-23 08:19Chiều nay - 22/1 tức 23 Tháng Chạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã tới thăm, chúc Tết và trao quà cho 50 bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Nhi khoa, Trung tâm Cấp cứu A9 và Trung tâm...
Bệnh viện Hữu Nghị sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Thursday 2025-01-23 00:11Sáng ngày 22/01/2025 (tức ngày 23 tháng Chạp năm 2024), Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến thăm và kiểm tra công tác trực Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025...
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế tết Ất Tỵ 2025
Wednesday 2025-01-22 06:45Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm trưởng đoàn thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội Chiều ngày...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiễn bệnh nhân ung thư về quê đón Tết trên “Chuyến xe yêu thương miễn phí” tại Bệnh viện K Tân Triều
Wednesday 2025-01-22 01:10Trưa ngày 21/1/2025 (tức ngày 22 tháng Chạp năm 2024), tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Bộ Y tế) phối hợp Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng, Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị tổ...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm chúc Tết Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Wednesday 2025-01-22 01:07Chiều ngày 21/01/2024 tức 22 Tháng Chạp, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, kiểm tra công tác trực Tết tại Viện Vệ...
Bộ Y tế chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia và nhà khoa học ngành Y tế
Tuesday 2025-01-21 15:18Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia và nhà khoa học ngành Y tế khu vực phía Bắc. Sáng ngày...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Monday 2025-01-20 07:16Sáng ngày 20/01/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm Trường đoàn đã đến thăm chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần hơn với người dân
Monday 2025-01-20 04:03Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, các hoạt động như khám chữa bệnh miễn phí, tư vấn sức khỏe tận nơi và chương trình "Tiếp cận y tế toàn diện" đã góp phần đáng kể trong việc...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, tặng quà chúc Tết một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Monday 2025-01-20 03:26Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 19/01/2025 tức ngày 20 Tháng Chạp, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà bà con xã An Viên,...
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam
Sunday 2025-01-19 07:05Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại BV Quân y 175, BV Tâm thần Trung ương 2, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, kiểm tra, chúc Tết Bệnh viện Xanh Pôn
Friday 2025-01-17 14:22Chiều ngày 17/01/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra, chúc Tết người bệnh, các cán...
Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi khoa, phòng phải có một đội phòng cháy chữa cháy'
Friday 2025-01-17 01:49Nguy cơ cháy nổ trong dịp Tết tăng cao, bệnh viện cần mời chuyên gia kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác PCCC. Mỗi khoa, phòng phải thành lập 1 đội PCCC được huấn luyện để kịp...
Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia
Friday 2025-01-17 01:33Chiều 16/1, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức - Thứ trưởng Bộ Y tế đã gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và nhà khoa học ngành y tế. Tài buổi gặp...
Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Thursday 2025-01-16 09:15Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Sáng ngày 16/01/2025, tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương,...
Asset Publisher
Chăm sóc F0 tại nhà cần lưu ý gì, dùng thuốc hạ sốt nào?
10/01/2022 | 20:00 PM
Hiện nay, với nhiều ca F0 được chăm sóc và điều trị tại nhà, rất nhiều người băn khoăn về việc F0 cần những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Có cần mua máy trợ thở, máy đo nồng độ SpO2 không?
Máy đo SpO2: Nếu máy dễ dàng mua được và không quá đắt thì nên mua 1 chiếc để ở nhà. Bình thường máy có giá dao động khoảng 100.000-500.000/chiếc. Nếu thấy máy đắt quá hoặc khó mua thì cũng không nhất thiết phải có bằng được máy này.
Trên thế giới, ngay cả trong hướng dẫn chuyên sâu, các hiệp hội tim mạch, hô hấp, hồi sức cấp cứu... cũng tiến tới lựa chọn các phương pháp chẩn đoán đơn giản sẵn có như đếm nhịp thở, đếm mạch, đo nhiệt độ... thay vì phải dùng máy móc và xét nghiệm phức tạp.
Mục đích của phương pháp này là để bất cứ ai, bất cứ ở đâu cũng có thể theo dõi được người bệnh và phát hiện các dấu hiệu một bệnh nhân đang chuyển nặng.
Do đó có thể theo dõi F0 bằng những chỉ số đơn giản mà ai cũng làm được (xem phần 2).
Lưu ý thêm: Đo SpO2 bằng ứng dụng trên điện thoại không có giá trị. Đã có nhiều nghiên cứu về các ứng dụng này trên cả hai nền tảng IOS và Android cho thấy nó không đáng tin cậy.
Máy trợ thở: Loại máy này cần có bác sĩ có kinh nghiệm vận hành, sử dụng; cần có hệ thống cung cấp oxy... Những thứ này đều có trong bệnh viện, do đó không cần mua máy trợ thở. Khi bệnh nhân trở nặng cần đến hệ thống máy trợ thở, thì đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng mọi cách.
2. Phát hiện bệnh nhân F0 đang chuyển nặng thế nào?
Khi đang cách ly tại nhà, có thể áp dụng những phương pháp đơn giản để theo dõi sức khỏe sau đây:
2.1. Đếm mạch:
Vị trí đặt ba ngón tay lên cổ tay (như hình trên), sẽ thấy mạch đập dưới tay mình.
Người lớn mạch 60 - 100 lần/phút là hoàn toàn bình thường. Trên 100 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút, nên báo y tế.
Trẻ em: Mạch của trẻ nhỏ khó đếm hơn, do đó có thể đặt tay vào giữa nếp bẹn hoặc bên cạnh cổ của trẻ để tìm mạch đập.
+ Trẻ sơ sinh: Bình thường 100 - 160 lần/phút.
+ Trẻ 1 - dưới 6 tháng: 90 - 150 lần/phút.
+ Trẻ 6 - 12 tháng: 80 - 140 lần/phút.
+ Trẻ 1 - 3 tuổi: 80 - 130 lần/phút.
+ Trẻ 3 - 5 tuổi: 80 - 120 lần/phút.
+ Trẻ 6 - 10 tuổi: 70 - 110 lần/phút.
+ Trẻ 11 - 14 tuổi: 60 - 105 lần/phút
+ Từ 15 tuổi là 60 - 100 lần/phút.
Các chỉ số trên chỉ để tham khảo, dấu hiệu nặng của trẻ dễ phát hiện hơn khi đếm nhịp thở.
2.2. Đếm nhịp thở:
Nằm thư thái tối thiểu 5-10 phút, sau đó nhờ người khác đếm số lần lồng ngực phồng lên xẹp xuống. Hoặc có thể đặt điện thoại tự quay khung hình từ cằm xuống đến bụng, quay trong 3-5 phút, sau đó xem lại hoặc gửi cho bác sĩ.
Người lớn và trẻ lớn trên 15 tuổi có nhịp thở bình thường 16 - 20 lần/phút. Trên 25 hoặc dưới 15 lần/phút, cần phải báo y tế.
Trẻ em có nhịp thở nhanh hơn người lớn. Cụ thể:
+ Trẻ sơ sinh thở 30 - 50 lần/phút.
+ Trẻ 2 - 11 tháng thở 25 - 40 lần/phút.
+ Trẻ 1 - 5 tuổi thở 20 – 30.
+ Trẻ 6 - 10 tuổi thở 15 - 30 lần/phút.
2.3. Đo nhiệt độ:
Dùng nhiệt kế kẹp nách trong tối thiểu 10 phút. Có thể dùng nhiệt kế bắn tai hoặc trán, đo ở tai là chính xác nhất.
+ Từ 36.1°C đến 37.2°C là bình thường.
+ Sốt từ 37.3°C đến 38.5° C, lúc này người bệnh cần được chườm, lau cơ thể bằng khăn ấm, dùng miếng dán hạ sốt (nếu có).
+ Sốt từ 38.5°C trở lên, uống thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng. Ví dụ người lớn 50kg, có thể uống một viên đến 1.5 viên 500mg, tùy theo mức độ sốt. Nếu không thể dùng được paracetamol, có thể dùng thuốc khác thay thế như ibuprofen hoặc asprin, tuy nhiên nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Liều thuốc hạ sốt cho trẻ em cũng tính theo cân nặng, nếu trẻ sốt trên 38.5°C. Cho trẻ uống gói thuốc hạ sốt hoặc đặt viên đặt hậu môn có thành phần paracetamol, với liều 10-15 mg/kg cân nặng. Ví dụ, trẻ nặng 10kg có thể pha một gói paracetamol 150mg với khoảng 30ml nước ấm cho trẻ uống, hoặc đặt hậu môn một viên thuốc đạn efferalgan 150mg. Chỉ đặt hậu môn khi trẻ không thể uống được, bị nôn trớ... vì đặt hậu môn nhiều có thể gây rối loạn bài tiết phân. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Lưu ý:
- Khi sốt, nhịp tim (mạch) và nhịp thở sẽ tăng lên, muốn đếm chính xác cần hạ sốt cho bệnh nhân.
- Quan sát: Nếu sắc mặt, màu môi, đầu các ngón tay hồng hào là bình thường. Nếu thấy mặt tái, vã mồ hôi, môi và đầu ngón tay tím... là dấu hiệu nguy hiểm.
- Có thể chụp hình 1/2 gương mặt từ mắt xuống cằm, hai mặt của bàn tay (nhìn thấy hết ngón tay), gửi cho bác sĩ xem giúp.
* Nếu người bệnh có dấu hiệu: Mệt nhẹ, ho khan, đau họng, mất khứu giác, nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, sốt không liên tục, mạch 60-100, thở 15-20 lần/phút... là triệu chứng nhẹ. Lúc này bệnh nhân cần ăn uống đủ chất, nhiều rau quả, uống nước cam, sinh tố, vitamin C, vitamin 3B...
* Nếu người bệnh mệt nhiều hơn, thở 21-25 lần/phút, mạch 100 đến dưới 120 lần/phút, mặt môi tái...
Trẻ em: Nhịp tim và nhịp thở tăng trên 10 nhịp so với giá trị bình thường (phần trên đã nêu) là bắt đầu khó thở.
Lúc này tại nhà nếu có oxy phải cho thở oxy và báo y tế địa phương. Cố gắng đưa bệnh nhân đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Trường hợp người bệnh mệt lả, lơ mơ li bì, tím tái, thở hổn hển co rút lồng ngực, người lớn thở trên 30 lần/phút hoặc dưới 10 lần/phút, mạch trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút hoặc không sờ thấy mạch là dấu hiệu nguy kịch. Người bệnh lúc này cần được can thiệp y tế khẩn cấp, nếu không sẽ đe dọa tính mạng.
3. Dùng thuốc hạ sốt tylenol hay paracetamol?
Thực ra hai thuốc này là một, đều chứa thành phần paracetamol (giảm đau, hạ sốt). Không nhất thiết vì nghe quảng cáo mà phải tìm bằng được tylenol. Hoạt chất paracetamol rất phổ biến, chất lượng các loại thuốc không khác nhau nhiều. Và paracetamol dù cho tên biệt dược là gì, của hãng nào sản xuất… nếu sử dụng quá liều, thì đều gây tổn thương gan cấp, đe dọa tính mạng như nhau.
Việc tự ý sử dụng thuốc hạ sốt giảm đau là một vấn đề đã được cảnh báo thường xuyên, nhưng không bao giờ là cũ. Vẫn còn rất nhiều người tự ý sử dụng thuốc hạ sốt quá liều sẽ dẫn đến ngô độc nguy hiểm. Bệnh nhân COVID-19 có đến 80% thể nhẹ và không triệu chứng, đa số người bệnh nhập viện cũng có thể hồi phục, nhưng suy gan cấp do paracetamol thì tỷ lệ tử vong cực kỳ cao. Do đó nếu bệnh không có triệu chứng thì không nên dùng thuốc
4. Người thân là F0 thì cần làm gì?
Nếu ở cùng nhà, khi một người mắc COVID-19 thì khả năng rất cao các thành viên khác cũng dương tính. Việc tuân thủ 5K trong một gia đình rất khó thực hiện, do vậy không nên cố chờ kết quả xét nghiệm nữa.
Việc cần làm lúc này là theo dõi sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình theo hướng dẫn phía trên. Khi thấy bất thường lập tức báo các bác sĩ theo dõi, y tế địa phương, yêu cầu hỗ trợ.
(Khuyến cáo trên đây dựa trên các tài liệu y khoa chính thống và phân độ bệnh nhân theo công văn 3416/QĐ-BYT).
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Related news
- Bác sĩ cúi đầu tri ân nghĩa cử cao đẹp của người hiến tạng, giúp 3 cuộc đời hồi sinh trong Tết Ất Tỵ
- 7 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, gần 600 người khám, cấp cứu do thức ăn tự chế biến, say bia, rượu
- Kỳ tích cứu sống bệnh nhi tim đã ngừng đập
- Bác sĩ mách mẹo để ngăn bệnh gout “ghé thăm” ngày Tết
- 205 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa trong 24 giờ qua
- Ca lấy đa tạng đầu tiên ở bệnh viện tuyến tỉnh: Thêm dấu ấn trên bản đồ ghép tạng Việt Nam
- Xuyên đêm giao thừa cấp cứu bệnh nhân