HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Toàn cầu của CDC Hoa Kỳ

Sunday 2024-06-02 05:03

Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A cho 6 triệu trẻ em

Saturday 2024-06-01 11:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Truy xuất sau một số vụ ngộ độc thực phẩm, phát hiện cơ sở trà trộn nguyên liệu trôi nổi

Saturday 2024-06-01 01:00

GAVI hỗ trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam

Friday 2024-05-31 13:37

Đoàn công tác của Bộ Y tế tham gia phiên toàn thể Kỳ họp lần thứ 77 Đại hội đồng Y tế thế giới

Friday 2024-05-31 11:32

Đoàn công tác Bộ Y tế tiếp tục tham gia các phiên họp kỳ họp lần thứ 77 Đại hội đồng Y tế thế giới

Friday 2024-05-31 11:25

Bàn giao nhà công vụ cho Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo

Thursday 2024-05-30 03:59

Việt Nam kêu gọi các nước tăng cường hợp tác về y tế

Thursday 2024-05-30 00:49

Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc tại Điện Biên

Wednesday 2024-05-29 13:53

Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Wednesday 2024-05-29 13:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 77

Wednesday 2024-05-29 10:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tham dự Kỳ họp lần thứ 77 Đại Hội đồng Y tế Thế giới

Wednesday 2024-05-29 02:34

Tăng cường các nguồn lực phát triển bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội

Tuesday 2024-05-28 07:11

Lễ ký kết Thỏa thuận viện trợ dự án hỗ trợ kỹ thuật "Nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K" do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại

Tuesday 2024-05-28 03:36

Chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động

Tuesday 2024-05-28 01:41

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5

Monday 2024-05-27 01:27

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm bệnh nhân vụ cháy nhà trọ phố Trung Kính

Sunday 2024-05-26 10:44

Lan toả sâu rộng đến từng đoàn viên công tác tuyên giáo - nữ công tại công đoàn cấp cơ sở

Sunday 2024-05-26 01:34

Phát triển nguồn nhân lực y dược cổ truyền chất lượng cao, khoa học và gắn với nhu cầu thực tiễn

Saturday 2024-05-25 04:25

Hội nghị trực tuyến Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 38-CT/TW của Ban bí thư về “ Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Saturday 2024-05-25 04:14

Asset Publisher Asset Publisher

Ca mắc ho gà tăng 8 lần và những biến chứng nguy hiểm cần biết

27/04/2024 | 20:57 PM

 | 

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh ho gà dẫn đến những biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, số mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Hà Nội, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 19 - 26/4), trên địa bàn thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Như vậy, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.

Ca mắc ho gà tăng 8 lần và những biến chứng nguy hiểm cần biết- Ảnh 2.

Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, các cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch.

Trong số 21 quận, huyện ghi nhận ca bệnh ho gà từ đầu năm đến nay, Thạch Thất có nhiều ca nhất (7); tiếp đến là Cầu Giấy, Hà Đông và Phúc Thọ - mỗi nơi có 5 ca; Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Trì - mỗi nơi có 4 ca; Đông Anh và Long Biên - mỗi nơi có 3 ca; các quận, huyện còn lại mỗi nơi có 1-2 ca.

Theo CDC Hà Nội, ca bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 60%); trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em.

Các triệu chứng ho gà thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy.

Bệnh ho gà dẫn đến những biến chứng như: Suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Đa phần trường hợp bệnh nặng tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi. Người lớn bị ho gà thường xuất hiện các triệu chứng ho không quá đặc biệt khiến lầm tưởng là những đợt ho thông thường và trở thành nguồn lây nhiễm chính cho trẻ nhỏ trong nhà.

Liên quan đến bệnh ho gà, thời gian gần đây, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã có nhiều văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine. Theo đó, đối với bệnh được dự phòng bằng vaccine (sởi, ho gà, bạch hầu...) cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh.

Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh: Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi trùng, dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em hay người lớn đều có thể lây nhiễm nếu không được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, các cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.

Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến