HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Friday 2025-04-25 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Friday 2025-04-25 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thursday 2025-04-24 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thursday 2025-04-24 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thursday 2025-04-24 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thursday 2025-04-24 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Wednesday 2025-04-23 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Saturday 2025-04-19 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Saturday 2025-04-19 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Friday 2025-04-18 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Friday 2025-04-18 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Friday 2025-04-18 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thursday 2025-04-17 05:36

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Wednesday 2025-04-16 09:58

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Wednesday 2025-04-16 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Wednesday 2025-04-16 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Tuesday 2025-04-15 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Tuesday 2025-04-15 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Tuesday 2025-04-15 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Monday 2025-04-14 01:28

Asset Publisher Asset Publisher

Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách ở người bệnh tổn thương tuỷ sống

25/12/2024 | 15:29 PM

 | 

 

Bác sĩ Bùi Việt Dũng, Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước tiểu trong bàng quang, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, thậm chí đe doạ tính mạng. Chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách là ‘chìa khoá’ giúp cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu cần lưu ý:

- Giữ vệ sinh đường tiết niệu: Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trước và sau khi tiểu hoặc thực hiện thông tiểu, người bệnh cần được vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Đối với dụng cụ thông tiểu cần được vô trùng hoàn toàn và thay thế định kỳ. Tránh sử dụng các dụng cụ tái sử dụng mà không được tiệt trùng đúng cách, vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

- Uống đủ nước mỗi ngày: Đây là thói quen đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tổn thương tuỷ sống. Lượng nước được khuyến cáo hàng ngày là từ 1,5-2 lít để giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả, tăng khả năng lọc thải và giảm nguy cơ lắng cặn tạo sỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý hạn chế các loại đồ uống gây kích thích bàng quàng như: café, nước ngọt có ga, rượu bia. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất để hỗ trợ sức khoẻ đường tiết niệu.

- Thực hiện thông tiểu sạch cách quãng: Việc đặt thông tiểu sạch cách quãng được xem là giải pháp cần thiết giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và hạn chế dò rỉ nước tiểu. Phương pháp này sử dụng ống thông vô trùng để dẫn nước tiểu ra ngoài bàng quang một cách định kỳ (thường 4–6 giờ/lần). Người nhà hoặc người bệnh cần được hướng dẫn kỹ lưỡng bởi các nhân viên y tế để thực hiện phương pháp này đúng cách và thành thạo, đảm bảo bàng quang luôn được làm trống định kỳ, tránh ứ đọng nước tiểu - nguyên nhân chính gây nhiễm trùng. Đồng thời, phương pháp này giúp cản thiện đáng kể chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh tổn thương tủy sống.

Nghiên cứu chỉ ra rằng thông tiểu sạch cách quãng giảm đáng kể biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu so với đặt thông tiểu lâu ngày. Đây là một bước quan trọng mà cả người bệnh và người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu lâu dài.

- Phục hồi chức năng: Đối với rối loạn tiểu tiện do nguyên nhân thần kinh nói chung, tổn thương tủy sống nói riêng, đặt thông tiểu là biện pháp để bảo vệ đường tiểu trong có đặt sonde tiểu ngắt quãng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham gia một số biện pháp điều trị, can thiệp giúp cải thiện chức năng bàng quang và cơ thắt niệu đạo, cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện, giảm bớt các rối loạn. Người bệnh có thể thực hiện 1 số bài tập cơ sàn chậu dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc tập luyện bằng phản hồi sinh học (biofeedback) nhằm cải thiện chức năng vận động của cơ thắt và cơ sàn chậu; kích thích điện thần kinh cải thiện hoạt động của cơ thành bàng quang, giảm đau bàng quang.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến