HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’
Sunday 2025-04-27 08:13Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định: "Việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và lực lượng tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ...
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách
Sunday 2025-04-27 04:06Ngày 26/4, tại Hải Dương đã diễn ra Chương trình "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" năm 2025. Chương trình sẽ được diễn ra trong 2 ngày (26 - 27/4). Hơn 1000 người dân sẽ được khám, sàng lọc...
Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak
Sunday 2025-04-27 03:59Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các bệnh viện trên địa bàn TPHCM làm hết khả năng trong phạm vi chuyên môn, xây dựng đầy đủ phương án ứng phó với mọi tình huống có thể xảy...
Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp
Saturday 2025-04-26 01:00Hội nghị khoa học Điện quang can thiệp Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ XIX được tổ chức tại Đà Nẵng vào hôm nay 25/4, có sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ....
Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam
Friday 2025-04-25 09:39Sáng ngày 25/4/2025, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào
Friday 2025-04-25 05:38Nhận lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Lào từ ngày 24-25/04/2025.
Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Thursday 2025-04-24 07:40Sáng ngày 24/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã trao Quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm chức vụ Phó Cục trưởng Cục Khoa học...
Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn
Thursday 2025-04-24 07:33Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế long trọng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh
Thursday 2025-04-24 05:46Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì cuộc họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh. Chiều ngày 24/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc
Thursday 2025-04-24 00:52Chiều ngày 23/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có buổi tiếp Đoàn công tác tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc do ông Tưởng Địch Phi, Phó Tỉnh trưởng,...
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ
Wednesday 2025-04-23 01:20Sáng ngày 22/4/2025, tại Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì lễ tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ.
Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật
Saturday 2025-04-19 13:18Chiều ngày 18/4/2025, Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam phát động chương trình “Tiếp sức đến trường” năm 2025, hướng đến trao 1.200 suất học bổng cho học sinh khuyết tật tại 12 tỉnh, thành trên cả...
Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'
Saturday 2025-04-19 13:15Đó là nhấn mạnh của GS.TS. Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị thường niên CLB Giám đốc BV các tỉnh phía Bắc diễn ra ngày 19/4/2025 tại Hải Dương với...
Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị
Friday 2025-04-18 05:45Các đồng chí lãnh đạo tham dự Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW ngày 18-3-2025 của Bộ Chính trị Sáng 17/4/2025, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Văn...
Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025
Friday 2025-04-18 05:40Chiều ngày 17/4/2025, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
Friday 2025-04-18 02:08Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra và làm việc với các bên liên quan về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại Dự án đầu tư...
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035
Thursday 2025-04-17 05:36Ngày 17/4/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn...
Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1
Wednesday 2025-04-16 09:58Hôm nay (16/4), đoàn công tác của Bộ Y tế sắp có chuyến thăm và làm việc tại Quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK-1 đã tổ chức lễ trao quà của đoàn đến Quân chủng Hải quân để phục vụ công...
Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)
Wednesday 2025-04-16 02:32Nhân kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư tới người khuyết tật và các tổ chức của...
Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Wednesday 2025-04-16 02:2115/4/2025, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Asset Publisher
'Tảng băng chìm' bệnh thận mạn: Cần sự chung tay hành động vì sức khỏe thận
10/04/2025 | 11:02 AM



Gần 850 triệu người đang chịu gánh nặng của bệnh thận mạn tính trên toàn cầu, chiếm hơn 10% dân số thế giới. Tại Việt Nam, ước tính có tới 8,7 triệu người trưởng thành đang phải sống chung với căn bệnh này, tương đương gần 12,8% dân số trưởng thành.
Thông tin được cung cấp bởi Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho hay, trong số hàng triệu người bệnh thận mạn tính (CKD) có đến hơn 90% hoàn toàn không nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình cho đến khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn, gây ra những gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.
Căn bệnh phổ biến nhưng dễ bỏ sót
Bệnh thận mạn tính thường được ví như một "kẻ giết người thầm lặng" bởi diễn tiến âm thầm với triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo dự báo của các chuyên gia y tế, CKD sẽ sớm trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 trên toàn cầu vào năm 2040 nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.
Tại Việt Nam, ước tính có tới 8,7 triệu người trưởng thành đang phải sống chung với căn bệnh này, tương đương gần 12,8% dân số trưởng thành...
Tại Việt Nam, gánh nặng do CKD gây ra càng rõ nét hơn với 12,8% dân số trưởng thành mắc bệnh thận mạn, một tỷ lệ tương đương với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Trong số hàng triệu bệnh nhân CKD, có khoảng 800.000 người đã tiến triển đến giai đoạn cuối (ESKD), giai đoạn mà chức năng thận suy giảm nghiêm trọng và cần phải điều trị thay thế thận như lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Đáng lưu ý, Việt Nam hiện có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 30.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của bệnh nhân cần lọc máu trên cả nước.
Tuy nhiên, nghịch lý là theo các nghiên cứu, có đến 90% số người mắc CKD không hề biết mình mang bệnh. Chính thực tế này khiến cho bệnh có thể diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, cho đến khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, thiếu máu, loãng xương… Lúc này, việc điều trị trở nên phức tạp, tốn kém và hiệu quả cũng giảm đi đáng kể.
Trong khi đó, nếu bệnh nhân được sàng lọc và chẩn đoán sớm từ các tuyến y tế cơ sở ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, họ có thể được can thiệp và điều trị bằng các phương pháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém, điển hình như việc sử dụng nhóm thuốc ức chế SGLT-2i. Hiện nhóm thuốc này đã được đề cập trong "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận" do Bộ Y tế ban hành vào tháng 8/2024.
Chi phí điều trị bằng thuốc trong giai đoạn sớm về lâu dài cũng sẽ được bù đắp do giảm thiểu biến cố cũng như làm chậm tiến triển bệnh đến giai đoạn phải sử dụng các phương pháp điều trị thay thế thận tốn kém như lọc máu hay ghép thận.
Bệnh thận mạn – Gánh nặng không chỉ của riêng bệnh nhân
Với số lượng người mắc bệnh thận mạn gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, căn bệnh này đang tạo ra một gánh nặng ngày càng lớn cho các hệ thống y tế trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Chi phí điều trị CKD, đặc biệt là chi phí cho các liệu pháp thay thế thận (RRT) như lọc máu và ghép thận, chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách y tế của mỗi quốc gia.
Dự báo cho thấy, tỷ lệ ngân sách y tế dành cho điều trị CKD và RRT sẽ phải tăng lên đáng kể trong những năm tới, từ mức trung bình 4,7% hiện nay lên tới 9,2% vào năm 2026. Điều này cho thấy, nếu không có những giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và kiểm soát CKD, hệ thống y tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ quá tải và nguồn lực y tế sẽ ngày càng bị phân bổ không cân đối.
Hai hệ lụy khác tuy ít được nhắc tới nhưng hiện cũng đang được thế giới chú ý và đang có những nỗ lực chung để làm giảm bớt các tác động.
Đó là sự tác động tiêu cực của CKD đến nền kinh tế: Bệnh thận mạn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn tác động trực tiếp đến năng suất lao động và thu nhập của họ và cả người thân đang chăm sóc họ. Một khảo sát cho thấy, một số người chăm sóc bệnh nhân CKD phải dành từ 4 - 35 giờ mỗi tuần để hỗ trợ người thân, bao gồm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thăm khám tại bệnh viện và hỗ trợ về mặt tâm lý; sự hỗ trợ này càng trở nên cấp thiết khi bệnh tiến triển vào các giai đoạn muộn.
Một khía cạnh vô cùng quan trọng là tác động của CKD đến môi trường. Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm, lọc máu sử dụng hơn 169 tỷ lít nước và tạo ra 1 tỷ kg chất thải.
Thay đổi vì sức khỏe thận và một tương lai bền vững hơn
Trong bối cảnh bệnh thận mạn đang trở thành một vấn đề y tế chung toàn cầu, nhiều tổ chức y tế, doanh nghiệp và bệnh viện đã và đang nỗ lực triển khai các chương trình hành động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tầm soát bệnh sớm và cải thiện chất lượng điều trị CKD.
Điển hình như đề xuất đưa bệnh thận mạn vào danh mục ưu tiên trong Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2026-2035 của Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tại Tọa đàm "Gánh nặng bệnh mạn tính và tiềm năng ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý bệnh" vào tháng 11 vừa qua. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy bệnh thận mạn đang dần nhận được sự chú ý cần thiết từ các cấp quản lý và cộng đồng.
Kiosk CAREME đặt tại các bệnh viện, một trong các sáng kiến chuyển đổi số của các bệnh viện và AstraZeneca.
Bên cạnh đó, đối với các hướng tiếp cận khác hướng đến cộng đồng, sáng kiến chuyển đổi số trong khuôn khổ chương trình "CAREME – Yêu lấy mình" do Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và AstraZeneca đồng xây dựng là một ví dụ tích cực.
Chỉ tính riêng năm 2024, hơn 200.000 cá nhân đã được sàng lọc các yếu tố nguy cơ liên quan đến thận, cho phép xác định sớm gần 10.000 bệnh nhân. Đáng chú ý, 10% trong số những bệnh nhân này cho thấy kết quả UACR/eGFR ban đầu dương tính điều này cho thấy việc sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời, giúp họ tránh được các biến chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối (ESKD).
Gần đây nhất, chiến dịch truyền thông "Thay đổi vì sức khỏe thận" với mục tiêu lấy bệnh nhân làm trung tâm cho phép người bệnh tiếp cận ngay với các dịch vụ chăm sóc và điều trị được khuyến cáo để làm chậm tiến triển bệnh thận mạn và ngăn ngừa suy thận cũng đã được AstraZeneca tổ chức cùng các đối tác thực hiện.
Bệnh thận mạn, tựa như một "tảng băng chìm", vẫn đang là một thách thức lớn đối với y tế Việt Nam. Nếu không có sự quan tâm đúng mức và hành động kịp thời, những hệ lụy âm thầm của căn bệnh này sẽ ngày càng trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây áp lực lên hệ thống y tế và tác động đến kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động thay đổi tình hình nếu có một chiến lược rõ ràng và sự chung tay của toàn xã hội.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Related news
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’
- Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách
- Bộ Y tế yêu cầu tập trung nhân lực, thiết bị cấp cứu nạn nhân vụ lật xe khách ở Tam Đảo, hạn chế tử vong
- Điều kiện cấp giấy phép hành nghề tâm lý lâm sàng
- Thủ tướng Chính phủ: 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
- Chính phủ cập nhật Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia