HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thursday 2024-12-26 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Asset Publisher Asset Publisher

'Số hoá' giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh thế nào?

08/12/2023 | 09:49 AM

 | 

 

Bộ Y tế đang xúc tiến phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an nhằm 'số hoá' giấy chuyển tuyến.

Xung quanh nội dung đang được người dân quan tâm, báo Sức khỏe & Đời sống đã trao đổi với ThS Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế.

- Vì sao cần phải thực hiện quy định phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến, thưa bà?

ThS Trần Thị Trang: Sau 15 năm ban hành Luật BHYT, chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Tỷ lệ bao phủ BHYT đến nay đã đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số; số lượt khám chữa bệnh BHYT cũng gia tăng với 150,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2022 và quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng; mỗi năm quỹ BHYT chi khoảng hơn 110 nghìn tỷ đồng cho khám chữa bệnh.

'Số hoá' giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh thế nào?- Ảnh 1.

ThS Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị đổi mới công tác đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong Dự án Luật BHYT sửa đổi do Bộ Y tế tổ chức mới đây.

Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao.

Để đạt được kết quả như vậy, một trong những yếu tố quan trọng là việc tổ chức đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh.

Trường hợp tình trạng bệnh tật vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, cơ sở thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên phù hợp. Trường hợp người bệnh điều trị ở tuyến trên đã ổn định nhưng cần tiếp tục theo dõi, căn cứ tình trạng bệnh tật (đã ổn định…) và điều kiện thực tế (ví dụ cơ sở tuyến trên quá tải…), cơ sở có thể chuyển người bệnh về tuyến dưới để tiếp tục điều trị, chăm sóc. Cơ sở cấp cho người bệnh giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định.

Quy định phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm ổn định, cân đối và bền vững hệ thống khám chữa bệnh và công tác khám chữa bệnh.

Có thể khẳng định giấy chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng, cần thiết trong việc cung cấp các thông tin cơ bản như: cơ sở đã điều trị, lý do bệnh nhân chuyển tuyến, tình trạng bệnh, lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án... giúp cơ sở tiếp nhận có thông tin kịp thời, tổng quát về người bệnh, đồng thời cung cấp thông tin thể hiện quyền lợi, mức hưởng của người tham gia BHYT để phục vụ việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

- Thế nhưng trên thực tế vẫn có ý kiến cho rằng việc thực hiện chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến cũng phát sinh vướng mắc, bất cập, thưa bà?

ThS Trần Thị Trang: Trên thực tế ngoài những vai trò của việc phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến như tôi đã nói ở trên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận trong quá trình thực hiện việc này cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính.

Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại, chưa đáp ứng sự hài lòng của người dân. Vì thế, cần hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện.

Từ ngày 1/1/2016 việc thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa và bệnh viện tuyến huyện và từ 01/01/2021 việc thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng tạo ra nhiều vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.

Toàn quốc có gần 10 nghìn trạm y tế xã, phường có khám chữa bệnh ban đầu nhưng năm 2022 giảm chỉ còn chiếm 14% lượt khám chữa bệnh BHYT. Tăng số lượt khám chữa bệnh nội trú trái tuyến tại tuyến tỉnh…

- Vậy để tạo thuận lợi cho người dân khi khám chữa bệnh BHYT, những bất cập kể trên sẽ được 'hoá giải' như thế nào?

ThS Trần Thị Trang: Bộ Y tế đang nghiên cứu 2 hướng. Thứ nhất, quy định trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Nếu vì yêu cầu chuyên môn mà không chuyển bệnh nhân khi vượt quá năng lực của cơ sở, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bệnh, thậm chí có thể gây tai biến cho người bệnh thì cơ sở phải chịu trách nhiệm. Các quy định về chế tài kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, có thể là đình chỉ hoạt động hoặc có những biện pháp khác theo quy định về chuyển tuyến.

Thứ hai, Bộ Y tế đang cố gắng nghiên cứu để có thể thực hiện theo lộ trình về tiêu chí đối với một số trường hợp cụ thể, trường hợp bệnh nặng như thế nào, đến mức nào… thì phải chuyển tuyến trên, đảm bảo công khai, minh bạch trong chuyển tuyến.

Tiến tới áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Hiện nay trong đề án 06 của Chính phủ, Bộ Y tế đang xúc tiến chuẩn bị phối hợp với Bộ Công an để ứng dụng các giấy chuyển tuyến, khám lại vào hệ thống VssID hoặc VNeID, người bệnh chỉ cần điện thoại, mã BHYT, mã giấy chuyển tuyến khi đến bất cứ cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên được chuyển đến trình là có thể khám chữa bệnh. Các bệnh viện thực hiện ký số thay cho ký giấy thông thường.

Đồng thời, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sĩ gia đình với cơ chế chuyển tuyến thuận tiện, bác sĩ gia đình có thể chuyển người bệnh lên tuyến trung ương phù hợp với tình trạng bệnh.

Để làm được việc này, cần phải số hóa việc quản lý sức khỏe người dân, cung cấp thông tin chuyển tuyến cũng như công khai các danh mục chuyên môn kỹ thuật... Đây cũng là giải pháp để người bệnh biết được thông tin và các cơ sở khám chữa bệnh cũng thuận lợi hơn trong việc chuyển tuyến, giảm tối đa các phiền hà cho người bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới. Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới có đủ năng lực, được đầu tư có thể triển khai kỹ thuật và sử dụng thuốc của tuyến trên.

'Số hoá' giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh thế nào?- Ảnh 2.Khám chữa bệnh cho người dân tại trạm y tế xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Ví dụ như khi được phê duyệt danh mục kỹ thuật, bệnh viện tuyến huyện, thậm chí là tuyến tỉnh, nơi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải căn cứ vào danh mục này và năng lực của cơ sở để cân nhắc việc chuyển ngang bệnh nhân tới các cơ sở y tế cùng hạng mà có kỹ thuật đó, để người dân vẫn được hưởng đúng tuyến khám chữa bệnh BHYT.

Khi đó, người bệnh không nhất thiết phải có giấy chuyển tuyến và không phải chuyển đến cơ sở không có kỹ thuật và dịch vụ đó. Hoặc trường hợp cơ sở không có đủ thuốc chuyên khoa để điều trị cho người bệnh thì người bệnh cũng có thể lên tuyến trên.

Ngoài ra, Bộ đang xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư 20 cập nhật danh mục thuốc BHYT theo hướng mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc BHYT cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính, một số thuốc mới, chi phí lớn cho các bệnh mãn tính có thể khám, chẩn đoán ban đầu ở tuyến trung ương và về cấp phát, lĩnh thuốc lâu dài ở tuyến xã.

Cùng đó, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của các tuyến...

PV: Trân trọng cảm ơn Vụ trưởng Trần Thị Trang!

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến