HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Saturday 2025-07-05 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Saturday 2025-07-05 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Saturday 2025-07-05 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Friday 2025-07-04 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Friday 2025-07-04 09:55

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thursday 2025-07-03 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Tuesday 2025-07-01 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Monday 2025-06-30 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Monday 2025-06-30 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Sunday 2025-06-28 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Friday 2025-06-27 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Friday 2025-06-27 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh

Friday 2025-06-27 05:40

Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Thursday 2025-06-26 10:46

Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; Luật Phòng bệnh; Luật Dân số

Thursday 2025-06-26 06:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt THPT năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên

Thursday 2025-06-26 01:01

Bộ Y tế công bố Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Wednesday 2025-06-25 01:38

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Phú Thọ

Wednesday 2025-06-25 01:20

Đại hội Đảng bộ Cục An toàn thực phẩm, nhiệm kỳ 2025-2030

Wednesday 2025-06-25 01:10

Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì

Tuesday 2025-06-24 10:01

Asset Publisher Asset Publisher

Đậu mùa khỉ có dễ lây không?

05/10/2022 | 12:28 PM

 | 

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ buộc phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện.

Trao đổi với Sức khỏe và Đời sống về khả năng lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trước thông tin TP.HCM ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cho biết người dân không nên hoang mang, cần bình tĩnh.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhưng nó khó lây hơn những bệnh truyền nhiễm khác. Đậu mùa khỉ không dễ lây lan như COVID-19 hay bệnh cúm thông thường, thậm chí khả năng lây thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, do đó khả năng thành dịch là rất thấp.

"Virus đậu mùa khỉ chỉ lây truyền trong một số cộng đồng nhất định, khả năng thành dịch là rất thấp. Nó chỉ lây truyền tốt với động vật gặm nhấm và loại khỉ trong môi trường tự nhiên còn trong môi trường xã hội mình thì ít có khả năng lây lan", PGS.TS Đỗ Văn Dũng khẳng định.

Đối với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc khoảng cách gần, cọ xát, da có trầy xước, quan hệ tình dục... với người bị bệnh đậu mùa khỉ thì mới có thể bị lây truyền.

Đậu mùa khỉ ở TP.HCM có dễ lây không? - Ảnh 1.

Người bị đậu mùa khỉ có triệu chứng đau dữ dội, sốt, phát ban đỏ, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện. Ngoài ra người bị đậu mùa khỉ còn có triệu chứng sốt, phát ban đỏ, đau cơ, đau đầu, mụn nước, sang thương, đặc biệt là nổi hạch.

Về điều trị gồm có điều trị giảm đau và hỗ trợ. Ở một số bệnh nhân cơ thể suy giảm miễn dịch lại mắc bệnh đậu mùa khỉ, họ có nguy cơ tử vong. Do vậy người bệnh cần điều trị hỗ trợ và có thể điều trị một số loại thuốc kháng virus trên bệnh nhân.

Làm sao phát hiện sớm mắc bệnh đậu mùa khỉ?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, để phát hiện bệnh đậu mùa khỉ cần phải thông qua 3 yếu tố. Thứ nhất là dịch tễ: Phải là những người có nguy cơ tiếp xúc gần, cọ xát, da có trầy trợt và sang thương, quan hệ tình dục... với người bị đậu mùa khỉ thì mới lây bệnh, còn người chưa bao giờ tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ thì không thể mắc được. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với người nước ngoài, chung phòng, chung giường với người lạ, người có phát ban thì có cơ sở nghi ngờ.

Thứ hai là triệu chứng: Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương đối là "cổ điển", tức là đầu tiên có sốt, sau đó phát ban đỏ, đặc biệt là nổi hạch, mụn nước….Thông thường khi xuất hiện các biểu hiện này người bệnh sẽ đi khám, những trường hợp không đi khám là rất cá biệt.

Thứ ba là xét nghiệm:

Với người bình thường thì căn cứ trên dịch tễ và dấu hiệu lâm sàng.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cũng lưu ý, với những người nhiễm đậu mùa khỉ qua quan hệ tình dục, họ có thể không có triệu chứng trên người mà sẽ ở cơ quan sinh dục trước. Trong trường hợp này cần hết sức lưu ý vì có thể nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Herpes, giang mai...

Đậu mùa khỉ ở TP.HCM có dễ lây không? - Ảnh 3.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến