Ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mang tính cách mạng trong y học
09/11/2024 | 09:53 AM
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC - HOSTEP
Sáng ngày 07/11/2024, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, đã diễn ra lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, đại diện Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Công ty Cổ phần Công nghệ Tế bào gốc Hòa Lạc (HSC) và các đơn vị liên quan
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong chiến lược phát triển công nghệ tế bào gốc ở Việt Nam, góp phần xây dựng nền y học hiện đại, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao, phục vụ thiết thực cho sức khỏe của nhân dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ
Nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học là nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành ưu tiên hàng đầu. Cụ thể hóa Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, và Nghị quyết 189/NQ-CP ngày 16/11/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết trên, Ban cán sự Đảng Bộ Y tế đã có Kế hoạch số 29-KH/BCSĐ ngày 29/9/2023, trong đó nêu rõ các nhiệm vụ chính được xác định và triển khai như: Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế; phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực y tế thành ngành kinh tế - kỹ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bộ Y tế hiện đang triển khai xây dựng các đề án phát triển công nghệ sinh học để hiện thực hóa những mục tiêu, nhiệm vụ này.
Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực tiên phong trong y học tái tạo và y học cá thể hóa. Đây là công nghệ có khả năng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên tế bào gốc từ cơ thể, tạo ra những giải pháp điều trị mới cho các bệnh lý mà hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt là các bệnh lý thoái hóa, ung thư, và các tổn thương nghiêm trọng. Tế bào gốc, với khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành nhiều loại tế bào chuyên biệt, có thể thay thế và phục hồi các mô, cơ quan bị tổn thương. Ứng dụng tế bào gốc đã mở ra những hướng điều trị mới mẻ và mang tính cách mạng trong y học, đặc biệt trong các lĩnh vực như tái tạo mô, xương, sụn, và thần kinh.
Tại Việt Nam, công nghệ tế bào gốc đang được đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng, tuy nhiên vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiếu hụt cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, nguồn nhân lực chuyên sâu, và các nền tảng nghiên cứu tiên tiến. Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP được thiết kế và sẽ xây dựng theo tiêu chuẩn cGMP (Current Good Manufacturing Practice) của FDA - tiêu chuẩn nghiêm ngặt hàng đầu trong ngành dược và công nghệ sinh học - là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ không chỉ của công ty Cổ phần Công nghệ Tế bào gốc Hòa Lạc (HSC) mà còn cả chuyên ngành tế bào gốc Việt Nam về chất lượng sản phẩm; thành công của dự án sẽ góp phần phát triển công nghệ sinh học, dược sinh học, y học tái tạo cập nhật với thế giới để phụ vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trước những tiềm năng to lớn của công nghệ tế bào gốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đưa ra một số định hướng nhằm tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của chuyên ngành này tại Việt Nam, đặc biệt với vai trò tiên phong của các đơn vị như Tổ hợp Công nghệ Tế bào gốc HSC-HOSTEP:
Một là, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế: Công nghệ tế bào gốc đòi hỏi cơ sở vật chất tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như GMP, cGMP. Do đó, Bộ Y tế khuyến khích các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp tiếp tục tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống ngân hàng lạnh, phòng thí nghiệm chuyên sâu và hệ thống sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm tế bào gốc mà còn giúp các đơn vị trong nước dễ dàng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu;
Hai là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và hợp tác quốc tế: Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực phát triển nhanh chóng và liên tục có những đổi mới từ các nước phát triển. Hợp tác quốc tế sẽ giúp chúng ta tiếp thu các tiến bộ khoa học, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao công nghệ mới. Chúng tôi kỳ vọng rằng quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, các tập đoàn y sinh học trên thế giới sẽ tiếp tục được mở rộng để tăng cường năng lực nội tại, tiếp thu các công nghệ tiên tiến và phù hợp hóa các quy trình điều trị tế bào gốc cho người Việt Nam;
Ba là, xây dựng hệ sinh thái nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tế bào gốc: Để phát triển bền vững, chúng ta cần một đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia y tế có năng lực chuyên sâu về tế bào gốc. Bộ Y tế khuyến khích các trung tâm đào tạo phổ biến kiến thức, giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ với các Trường đại học Y Dược, các viện nghiên cứu sẽ giúp xây dựng một hệ sinh thái nhân lực chuyên nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu nội địa vừa tham gia các dự án nghiên cứu khu vực và quốc tế;
Bốn là, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm tế bào gốc: Các sản phẩm và liệu pháp từ tế bào gốc không chỉ có giá trị nghiên cứu mà còn mang lại giá trị kinh tế lớn thông qua việc ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bộ Y tế hy vọng các đơn vị sẽ tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, phát triển các dòng sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, từ đó đóng góp vào thị trường y tế, tạo nên các liệu pháp và sản phẩm tế bào gốc "Made in Vietnam" có tính cạnh tranh cao;
Và cuối cùng là, thúc đẩy chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Công nghệ tế bào gốc chứa đựng các giá trị trí tuệ cao, vì vậy Bộ Y tế sẽ tăng cường các chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các phát minh, sáng chế trong lĩnh vực này. Đặc biệt, khuyến khích việc đăng ký bảo hộ các sáng chế, ứng dụng nghiên cứu nhằm bảo vệ thành quả nghiên cứu, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của Việt Nam trên bản đồ công nghệ tế bào gốc toàn cầu.
“Với các định hướng và sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và giới nghiên cứu, chuyên ngành tế bào gốc sẽ sớm trở thành một trong những lĩnh vực trọng điểm trong hệ thống y tế Việt Nam” Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh./.
Related news
- Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
- Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao
- Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng
Asset Publisher
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
Thursday 2024-12-26 07:15Sáng ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế...
Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
Thursday 2024-12-26 03:22“Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới và sáng tạo trong kỷ nguyên số về khoa học và công nghệ” là chủ đề Hội nghị Khoa học và Công nghệ Tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ 22, do Bộ Y tế phối hợp Trung...
Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Thursday 2024-12-26 02:17Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy...
Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
Thursday 2024-12-26 01:51Chiều 25/12, tin từ BVĐK tỉnh Bình Dương, các bác sĩ của BV vừa cấp cứu thành công sản phụ vỡ tử cung. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân N.T.D, 36 tuổi, tiền căn 3 lần sinh mổ ....
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói
Thursday 2024-12-26 01:48Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị khiếm thính. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ giảm thính lực cao trên...
Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
Thursday 2024-12-26 01:46Ngày 25/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 07 nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vào điều kiện thực tế...
Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới
Thursday 2024-12-26 01:44Quy mô dân số của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 100 triệu người và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội cho đất nước tiếp tục duy trì tăng trưởng và phát triển....
Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới
Thursday 2024-12-26 01:39Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn, trong đó có đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Như...
Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”
Wednesday 2024-12-25 12:32Hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”. Ngày...
Bệnh viện Bình Dân lần đầu tiên phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành
Wednesday 2024-12-25 08:48Bệnh viện Bình Dân vừa lần đầu tiên áp dụng phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành cho bệnh nhân bị nhão hoành. Phương pháp này giúp bệnh nhân không cần mở lồng ngực, giảm tổn thương...
Phẫu thuật, tái lưu thông ruột cho bệnh nhân tắc ruột dính
Wednesday 2024-12-25 08:46Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được chẩn đoán tắc ruột dính, có chỉ định phẫu thuật gỡ dính, lập lại lưu thông ruột. Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Cặp vợ chồng đón tin vui sau 11 năm hiếm muộn
Wednesday 2024-12-25 08:44Hơn một thập kỷ tìm con, người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng...
Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn
Wednesday 2024-12-25 08:41Khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn, giúp người bệnh hạn...
Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Wednesday 2024-12-25 08:38Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái V.T.T, 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải...
Chìa khóa vàng giúp bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
Wednesday 2024-12-25 08:37Ung thư là bệnh ác tính, nguy hiểm, nguy cơ tái phát cao nhưng “chìa khóa vàng” để điều trị thành công là giai đoạn mắc. Bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú tại vị trí...
Người đàn ông được phẫu thuật cắt bỏ khối u từ dấu hiệu đau không ngờ
Wednesday 2024-12-25 08:35Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận trường hợp là chị N.M.P (38 tuổi, ở Sơn La) đến khám do đau tức hốc mắt phải và phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u máu. ...
Sinh 3 an toàn ở tuổi gần 50
Wednesday 2024-12-25 08:33Mang thai ở tuổi đã cao, chị Phạm Thị Hải V. (49 tuổi, Hà Nội) đã trải qua một hành trình đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giúp sản phụ...
Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách ở người bệnh tổn thương tuỷ sống
Wednesday 2024-12-25 08:29Bác sĩ Bùi Việt Dũng, Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước...
Người đàn ông ở Hà Nội bị hôn mê sau khi tắm khuya
Wednesday 2024-12-25 08:26Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đêm ngày 6/12/2024 khi bắt đầu đợt không khí lạnh gần đây nhất, ông Đ.V.Đ 45 tuổi, Hà Nội không có tiền sử bệnh lý, đã phải cấp cứu...
Xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh: Bước chuẩn bị quan trọng của vợ chồng cho con sinh ra khỏe mạnh
Wednesday 2024-12-25 08:24Bất thường bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, y học hiện đại cho ra đời các phương pháp xét nghiệm di truyền có thể sàng lọc, phát hiện sớm các bất...