Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chứng kiến ký cam kết thông qua Lời kêu gọi hành động về K=K tại Australia

22/07/2023 | 08:47 AM

 | 

Được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn đại biểu của Bộ Y tế Việt Nam tham dự Hội nghị AIDS Quốc tế năm 2023 diễn ra tại Brisbane, Australia từ ngày 21-26/7/2023.

Trước khi diễn ra Hội nghị chính thức vào ngày 23/7, tại Hội nghị IAS về khoa học HIV vào ngày 22/7 đã diễn ra lễ ký kết thông qua Lời kêu gọi hành động về K=K ( Không phát hiện = Không lây truyền).

K=K: Thay đổi cơ bản quan điểm về điều trị HIV

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, Việt Nam cũng như các quốc gia ở đây đã trải qua gần 4 thập kỷ ứng phó với HIV/AIDS. Nếu như trước đây khi nói đến HIV/AIDS nhiều người nghĩ ngay đến căn bệnh tử thần cũng như sự kỳ thị rất lớn với những người nhiễm HIV/AIDS. Với sự ra đời của thuốc kháng virus ARV đã giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, lâu dài.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, năm 2017, tại Hội nghị AIDS toàn cầu, giới khoa học trên thế giới đã công bố bằng chứng khoa học cho thấy, nếu một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV, tuân thủ điều trị và đạt tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ không có khả năng lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục mà chúng ta thường gọi tắt là U=U hay ở Việt Nam gọi là K=K tức là Không phát hiện = Không lây truyền.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chứng kiến ký cam kết thông qua Lời kêu gọi hành động về K=K tại Brisbane, Úc - Ảnh 1.PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ ký kết thông qua Lời kêu gọi hành động về K=K

Có thể nói bằng chứng khoa học này hết sức quan trọng làm thay đổi cơ bản quan điểm về điều trị HIV đó là Điều trị cũng là Dự phòng. Đồng thời nó cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với tất cả mọi người nhằm: Thúc đẩy người có hành vi nguy cơ cao chưa nhiễm HIV chủ động đi xét nghiệm sớm hoặc xét nghiệm định kỳ để nếu có HIV sẽ được điều trị ARV sớm. Với người nhiễm HIV họ sẽ tiếp cận điều trị ARV sớm, tuân thủ điều trị để đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện.

"Đặc biệt, nó giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, sống một cuộc sống của chính mình cũng như cộng đồng và người cung cấp dịch vụ không kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV" - Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên của PEPFAR và khu vực Đông Nam Á triển khai nhiều chiến dịch truyền thông K=K từ năm 2019

Thông tin với bạn bè quốc tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho hay, với ý nghĩa đó, ngay sau khi bằng chứng khoa học được công bố, Việt Nam không những tích cực phổ biến các thông điệp này tới người cung cấp dịch vụ HIV, người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao mà cả cộng đồng người dân nói chung và trở thành quốc gia đi đầu trong việc đổi mới, vận động chính sách đưa K=K trong chiến lược quốc gia phòng, chống HIV.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chứng kiến ký cam kết thông qua Lời kêu gọi hành động về K=K tại Brisbane, Úc - Ảnh 2.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng các thành viên của đoàn công tác Bộ Y tế trò chuyện với các đại biểu tại lễ ký kết

Việt Nam là quốc gia đầu tiên của PEPFAR và khu vực Đông Nam Á đã triển khai nhiều chiến dịch truyền thông K=K từ năm 2019 đến nay, bao gồm từ cấp trung ương đến cấp địa phương thông qua các văn bản các cấp. Đặc biệt thông điệp đã được phổ biến mạnh mẽ qua Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống AIDS với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm cùng các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Việt Nam cũng hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng để đảm bảo rằng thông điệp K=K được mọi người đón nhận.

"Tôi hi vọng việc ký kết này sẽ đưa khu vực các nước châu Á – Thái Bình Dương trở thành khu vực đi đầu trong đổi mới toàn cầu về HIV. Tôi cho rằng cần tiếp tục triển khai, phổ biến mạnh mẽ hơn nữa các thông điệp như K=K để cán bộ y tế, cộng đồng đích và người dân đều hiểu về lợi ích của điều trị cũng như giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Đó cũng là các giải pháp để Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu "Kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030" - Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nói.

 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chứng kiến ký cam kết thông qua Lời kêu gọi hành động về K=K tại Brisbane, Australia

Ngay sau phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) - PGS.TS Phan Thị Thu Hương đã thay mặt đoàn Việt Nam ký CAM KẾT áp dụng những tiến bộ đã đạt được trong khoa học về HIV liên quan đến không phát hiện được và ức chế virus HIV, thường được gọi là K = K, thông qua việc ký/đồng thuận Lời kêu gọi Hành động đa quốc gia K=K.

K=K đã mang lại hy vọng cho hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi HIV và thay đổi ý nghĩa của việc sống chung và yêu cùng với HIV trên toàn cầu. Với K=K, những người sống chung với HIV đang điều trị và đã đạt được tình trạng không phát hiện được hoặc ức chế được virus có thể sống một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và không truyền HIV cho bạn tình của họ.

Ngoài ra, K=K đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe của những người sống chung với HIV, ví dụ như giảm kỳ thị HIV, cải thiện hình ảnh bản thân, cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng khả năng tự chủ và thoải mái trong việc chia sẻ tình trạng nhiễm với bạn tình.

Với việc CAM KẾT thực hiện Lời kêu gọi Hành động đa quốc gia K=K, chúng tôi cam kết đưa K=K thành một thành phần không thể thiếu trong các chiến lược HIV quốc gia của chúng tôi trong dự phòng, xét nghiệm, điều trị ức chế virus HIV để đẩy mạnh xét nghiệm, điều trị HIV và đạt được ức chế tải lượng virus.

9 nội dung của bản cam kết về nội dung K=K vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam bao gồm:

1.Xây dựng các chiến lược quốc gia cho các chương trình K=K bền vững và hiệu quả trên toàn quốc với các thông tin đóng góp từ các cộng đồng và cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất;

2. Đưa khoa học về K=K vào các hướng dẫn về HIV và các truyền thông chính thức;

3. Thực hiện các chính sách để giải quyết bất bình đẳng, giảm bớt các rào cản và tăng khả năng tiếp cận điều trị, chăm sóc và chẩn đoán;

4. Đưa K=K như một hợp phần bắt buộc trong các nghiên cứu, dịch vụ, chính sách và chương trình dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV hiện có;

5. Sử dụng K=K trong các nỗ lực quảng bá và giáo dục sức khỏe để tạo cầu và tăng cường sử dụng các dịch vụ xét nghiệm, dự phòng, chăm sóc và các dịch vụ liên quan;

6. Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức về K=K cho các nhóm đích và công chúng nói chung để giảm kỳ thị;

7. Cải thiện khả năng tiếp cận và tiếp nhận điều trị HIV và xét nghiệm tải lượng virus để đảm bảo tiếp cận công bằng với các lợi ích của K=K, đặc biệt là những cơ sở có nguồn lực hạn chế;

8. Công nhận K=K là phương pháp dự phòng HIV cơ bản và/hoặc áp dụng các chiến lược dự phòng phối kết hợp ưu tiên chẩn đoán nhanh, kết nối ngay với chăm sóc và hỗ trợ tuân thủ điều trị cho người có HIV;

9. Đào tạo, hỗ trợ và yêu cầu đội ngũ chăm sóc và dự phòng HIV, bao gồm bác sĩ lâm sàng, đồng đẳng viên và các cán bộ chuyên môn hỗ trợ khác để truyền tải thông điệp K=K chính xác và ngắn gọn trong quá trình cung cấp dịch vụ./.

Đăng Thuý (từ Brisbane, Úc)


Asset Publisher Asset Publisher

Tài liệu Hội nghị Cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Y tế năm 2024

Saturday 2025-01-04 08:58

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Saturday 2025-01-04 08:00

Thông tin mới vụ 2 ca tử vong ngoại viện, nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa

Saturday 2025-01-04 05:15

Điểm mới tại Hội nghị Y học TP.HCM 2024 với báo cáo chuyên sâu về dây chằng cổ chân

Saturday 2025-01-04 05:11

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ tạng hiến của người cho chết não

Saturday 2025-01-04 05:09

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam

Saturday 2025-01-04 05:07

Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân

Saturday 2025-01-04 05:05

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Saturday 2025-01-04 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Friday 2025-01-03 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Friday 2025-01-03 06:25

Phẫu thuật nội soi cho cụ 88 tuổi bị viêm ruột thừa kèm tràn dịch màng tim nguy hiểm

Friday 2025-01-03 01:40

Hơn 20.000 bệnh nhân ung thư đã không phải xin giấy chuyển tuyến BHYT ngay ngày đầu năm 2025

Friday 2025-01-03 01:38

Điện Biên công bố dịch bệnh sởi quy mô cấp xã tại Pú Xi

Friday 2025-01-03 01:36

Tăng cường tiếp cận thuốc hiếm cho bệnh nhân mắc bệnh hiếm bằng cách nào?

Friday 2025-01-03 01:34

Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Friday 2025-01-03 01:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Friday 2025-01-03 01:00

Thăm dò ý kiến