Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
31/10/2024 | 11:26 AM
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp tiếp thu ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP
Sáng ngày 30/10/2024, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp tiếp thu ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, một số đơn vị có liên quan và một số chuyên gia.
Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Đinh Thị Thu Thủy báo cáo tại cuộc họp
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết đến ngày 17/10/2024, Bộ Y tế nhận được 07 nhóm ý kiến từ các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp; trong đó: 07/07 tổ chức nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị định. 04/07 tổ chức bao gồm WHO, UNICEF, IGN, HealthBridge Canada ủng hộ hoàn toàn sự cần thiết và cung cấp thêm bằng chứng để giữ nguyên quy định bắt buộc tăng cường i-ốt vào muối; sắt, kẽm vào bột mì. 03/07 tổ chức Hiệp hội ngành hàng thực phẩm, Amcham, VASEP có ý kiến đối với Hồ sơ dự thảo Nghị định.
Với các nhóm ý kiến khác nhau, Bộ Y tế đã có tiếp thu và giải trình theo từng nhóm vấn đề dựa trên khuyến cáo của WHO, cơ sở thực tiễn và các nghiên cứu, điều tra dịch tễ.
Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp phát biểu ý kiến và đưa ra các kiến nghị tại cuộc họp
Tại cuộc họp, đại diện của các Hiệp hội doạn nghiệp đưa ra những kiến nghị khác nhau về việc phân loại các sản phẩm cần khuyến khích và nhóm sản phẩm cần hạn chế sử dụng I ốt, việc gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp trong việc đưa I ốt vào các sản phẩm chế biến, việc ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của các sản phẩm truyền thống gây khó cho doanh nghiệp.
Đại diện Unicef phát biểu tại cuộc họp
Các tổ chức quốc tế, các cơ quan, đơn vị của Bộ Y tế theo chức năng nhiệm vụ đã giải đáp những thắc mắc của các doanh nghiệp, đưa ra những minh chứng cụ thể theo nghiên cứu khoa học của nhiều nước trên thế giới về việc cần thiết và bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vì sức khỏe người dân. Theo báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Theo Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l; trong khi mức khuyến cáo của WHO cho trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ là 100-199 mgc/l, cho phụ nữ có thai là 150-249 mcg/l. Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%; trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số trung vị i-ố tniệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO. Với kết quả này, khẳng định quần thể người dân Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Đây là căn cứ để dự thảo sửa đổi Nghị định 09 không thay đổi Khoản 1 Điều 6; cần tiếp tục thực hiện muối dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm cần phải được tăng cường I-ốt.
Các chuyên gia phát biểu, đưa ra những bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy sự cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Dinh dưỡng cho biết, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.
Đồng thời, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng. Như vậy, các kiến nghị chưa chính xác, chưa có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ trong 08 năm. Và trong 08 năm đó, Việt Nam hầu như không có cải thiện về sức khoẻ của người dân liên quan đến các VCDD: I-ốt, sắt, kẽm.
Với nội dung đã nêu, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo theo Nhóm ý kiến của WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng, Viện Chiến lược và Chính sách y tế và các tổ chức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Đề xuất giữ nguyên quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP và chỉ sửa một số nội dung cho phù hợp với Nghị định 15/2018/NĐ-CP, đồng thời khẳng định các doanh nghiệp phải tuân thủ Nghị định 09/2016/NĐ-CP vì hiện tại Nghị định này vẫn đang có hiệu lực thi hành.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu kết luận
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sau khi nghe Vụ Pháp chế báo cáo và ý kiến tham luận của các đại biểu dự họp; thống nhất nguyên tắc đã là văn bản quy phạm pháp luật là chúng ta phải thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì trên ý kiến của các tổ chức cá nhân chúng ta xem xét, điều chỉnh theo đúng quy trình, quy định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tế. Như vậy Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành nên chúng ta phải thực hiện. Với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ và phải đặt mục tiêu sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết.
Ban soạn thảo, tổ biên tập cần lưu ý về câu từ sao phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và khả thi. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải hài hòa với các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực tiễn Việt Nam dựa trên các số liệu khoa học.
Thứ trưởng đề nghị Vụ Pháp chế - đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định khẩn trương hoàn thiện Dự thảo nghị định trình chính phủ trong tháng 11, hoàn thiện biên bản cuộc họp tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu. Các đơn vị chuyên môn ( Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai…) rà soát lại các số liệu đã nghiên cứu và có văn bản báo cáo chính thức với Bộ Y tế (gửi về Vụ Pháp chế) trước ngày 1/11/2024. Trên cơ sở các ý kiến của các hiệp hội và tổ chức doanh nghiệp, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời từng nội dung, trong đó nội dung nào tiếp thu và nội dung nào giải trình. Trên cơ sở đó, Vụ Pháp chế dự thảo báo cáo của Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng kết quả của buổi làm việc này và đề xuất phương án trước ngày 10/11/2024.
Giao Viện nghiên cứu Chiến lược và chính sách y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan (Viện dinh dưỡng, Cục ATTP, Cục YTDP…) làm việc cụ thể với các doanh nghiệp đã thực hiện các dịch vụ kĩ thuật để chứng minh, giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cuối cùng, Thứ trưởng cũng gửi lời cảm ơn các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia đã cùng Bộ Y tế hoàn thiện thể chế, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam trong tình hình mới./.
Related news
- Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
- Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao
- Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam
- Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng
Asset Publisher
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
Thursday 2024-12-26 07:15Sáng ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế...
Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
Thursday 2024-12-26 03:22“Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới và sáng tạo trong kỷ nguyên số về khoa học và công nghệ” là chủ đề Hội nghị Khoa học và Công nghệ Tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ 22, do Bộ Y tế phối hợp Trung...
Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Thursday 2024-12-26 02:17Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy...
Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
Thursday 2024-12-26 01:51Chiều 25/12, tin từ BVĐK tỉnh Bình Dương, các bác sĩ của BV vừa cấp cứu thành công sản phụ vỡ tử cung. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân N.T.D, 36 tuổi, tiền căn 3 lần sinh mổ ....
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói
Thursday 2024-12-26 01:48Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị khiếm thính. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ giảm thính lực cao trên...
Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
Thursday 2024-12-26 01:46Ngày 25/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 07 nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vào điều kiện thực tế...
Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới
Thursday 2024-12-26 01:44Quy mô dân số của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 100 triệu người và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội cho đất nước tiếp tục duy trì tăng trưởng và phát triển....
Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới
Thursday 2024-12-26 01:39Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn, trong đó có đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Như...
Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”
Wednesday 2024-12-25 12:32Hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”. Ngày...
Bệnh viện Bình Dân lần đầu tiên phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành
Wednesday 2024-12-25 08:48Bệnh viện Bình Dân vừa lần đầu tiên áp dụng phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành cho bệnh nhân bị nhão hoành. Phương pháp này giúp bệnh nhân không cần mở lồng ngực, giảm tổn thương...
Phẫu thuật, tái lưu thông ruột cho bệnh nhân tắc ruột dính
Wednesday 2024-12-25 08:46Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được chẩn đoán tắc ruột dính, có chỉ định phẫu thuật gỡ dính, lập lại lưu thông ruột. Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Cặp vợ chồng đón tin vui sau 11 năm hiếm muộn
Wednesday 2024-12-25 08:44Hơn một thập kỷ tìm con, người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng...
Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn
Wednesday 2024-12-25 08:41Khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn, giúp người bệnh hạn...
Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Wednesday 2024-12-25 08:38Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái V.T.T, 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải...
Chìa khóa vàng giúp bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
Wednesday 2024-12-25 08:37Ung thư là bệnh ác tính, nguy hiểm, nguy cơ tái phát cao nhưng “chìa khóa vàng” để điều trị thành công là giai đoạn mắc. Bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú tại vị trí...
Người đàn ông được phẫu thuật cắt bỏ khối u từ dấu hiệu đau không ngờ
Wednesday 2024-12-25 08:35Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận trường hợp là chị N.M.P (38 tuổi, ở Sơn La) đến khám do đau tức hốc mắt phải và phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u máu. ...
Sinh 3 an toàn ở tuổi gần 50
Wednesday 2024-12-25 08:33Mang thai ở tuổi đã cao, chị Phạm Thị Hải V. (49 tuổi, Hà Nội) đã trải qua một hành trình đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa. Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giúp sản phụ...
Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc hệ tiết niệu đúng cách ở người bệnh tổn thương tuỷ sống
Wednesday 2024-12-25 08:29Bác sĩ Bùi Việt Dũng, Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước...
Người đàn ông ở Hà Nội bị hôn mê sau khi tắm khuya
Wednesday 2024-12-25 08:26Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đêm ngày 6/12/2024 khi bắt đầu đợt không khí lạnh gần đây nhất, ông Đ.V.Đ 45 tuổi, Hà Nội không có tiền sử bệnh lý, đã phải cấp cứu...
Xét nghiệm di truyền sàng lọc trước sinh: Bước chuẩn bị quan trọng của vợ chồng cho con sinh ra khỏe mạnh
Wednesday 2024-12-25 08:24Bất thường bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Hiện nay, y học hiện đại cho ra đời các phương pháp xét nghiệm di truyền có thể sàng lọc, phát hiện sớm các bất...