Cuối tháng 12/2021, cơ bản hoàn thành tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; thúc đẩy sản xuất thuốc, vaccine điều trị COVID-19
05/12/2021 | 20:07 PM



Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và bảo đảm thuốc điều trị, chậm nhất là cuối tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy mạnh việc tiêm mũi 3.
Sáng 5/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, đơn vị về thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước và nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và bảo đảm thuốc điều trị, chậm nhất là cuối tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, đồng thời đẩy mạnh việc tiêm mũi 3. Ảnh: Nhật Bắc
Cùng dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 khá cao so với thế giới
Báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến tại cuộc họp nhận định, thực tế đã cho thấy chiến lược vaccine của Việt Nam là phù hợp tình hình, kịp thời, đạt kết quả tốt. Mặc dù Việt Nam xuất phát chậm hơn nhiều nước trong tiêm vaccine nhưng với tốc độ tiêm chủng vừa qua, đến nay tỷ lệ người từ 18 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt hơn 94%, tiêm mũi 2 đạt 69%, đây là tỷ lệ khá cao so với thế giới.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng số vaccine đã nhận và dự kiến tiếp nhận đến hết năm 2021 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ đã có cam kết là khoảng hơn 200 triệu liều. Đến hết ngày 3/12, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 150 triệu liều vaccine, trong đó có gần 71,5 triệu liều mua từ nguồn ngân sách nhà nước và hơn 79 triệu liều từ nguồn viện trợ, tài trợ.
Các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, cũng như tại các nước trên thế giới, việc thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn tại Việt Nam khó tránh khỏi các sự số, rủi ro, tuy nhiên tỷ lệ gặp sự cố, rủi ro... liên quan tới tiêm vaccine tại Việt Nam là thấp hơn nhiều nước trên thế giới, kể cả tại những nước phát triển như Mỹ.
Về thuốc điều trị, tính đến ngày 2/12, Bộ Y tế đã tổng hợp nhu cầu sử dụng và tiến hành phân bổ theo đề xuất của các đơn vị, địa phương các loại thuốc gồm Remdesivir (đã phân bổ hơn 514.000 lọ); Favipiravir (có quyết định phân bổ 2 triệu viên); Casirimab + Imdevimab (170 lọ thuốc); thuốc Molnupiravir đang được sử dụng theo đề cương thử nghiệm lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt…
Cũng tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế đã báo cáo về tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm sản xuất vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc điều trị bổ sung, triệu chứng…
Thông tin cho biết hiện nay, Việt Nam đang chuyển giao công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm các loại vaccine phòng COVID-19 gồm: Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, Shionogi và một số loại vaccine của Cuba, Ấn Độ...
Cùng với đó, việc nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19 cũng đã được tiến hành từ năm 2020, cả các nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng. Đáng chú ý, hiện có 6 nhà máy trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 với năng lực sản xuất ít nhất 1 triệu liều/ngày, nếu được cấp phép đáp ứng nhu cầu thuốc Molnupiravir cho công tác phòng, chống dịch của cả nước.
Tiêm chủng vaccine là một điểm sáng của Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc xuất hiện biến chủng mới Omicron đã làm dịch bệnh trên thế giới càng diễn biến phức tạp và khó lường, khó dự báo hơn.
Thủ tướng chủ trì họp với các bộ, ngành, đơn vị về thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước và nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị COVID-19.
Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy hiệu lực bảo vệ của các loại vaccine đã được cấp phép vẫn cao và các hãng đang tiếp nghiên cứu để bảo đảm và nâng cao hơn nữa hiệu lực bảo vệ của vaccine. Trước biến chủng mới, nhiều nước triển khai quyết liệt trở lại các biện pháp phòng dịch; ngày càng nhiều nước triển khai và đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi thứ 3.
Đã có hơn 20 nước tiêm cho trẻ em từ 3-11 tuổi, trong đó có nhiều nước phát triển. WHO khuyến cáo rằng việc tiêm cho trẻ em từ 3-11 tuổi có lợi ích cao hơn rủi ro, tuy nhiên, nên ưu tiên cho người già và người có bệnh nền, khi đã đủ vaccine thì tiêm cho trẻ em.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, có thể đánh giá tiêm chủng vaccine là một điểm sáng của Việt Nam khi số lượng vaccine cam kết và tốc độ tiêm vaccine đã vượt mục tiêu và kế hoạch, các nước đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm đạt tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới.
Trong tháng 12/2021, phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên
Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, chúng ta đã triển khai quyết liệt chiến lược vaccine và đạt nhiều kết quả tốt, nhưng trước những diễn biến mới của dịch bệnh trong nước và trên thế giới, cần có đánh giá toàn diện và triển khai bài bản, khoa học, kịp thời hơn nữa việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh.
Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là những giải pháp hết sức cơ bản, quan trọng, cấp bách trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh COVID-19, tổ chức tiêm vaccine là công việc có quy mô lớn, tính chất phức tạp, chưa có tiền lệ, phải làm trong thời gian ngắn, nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng, điều quan trọng là phát hiện nhanh, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, tích cực về vấn đề này, việc tổ chức thực hiện cần đồng bộ, thông suốt, tổng thể, liên thông, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm vaccine phòng, chống dịch COVID-19 hết sức chi tiết, cụ thể về số lượng, chủng loại, độ tuổi tiêm, thời gian tiêm, phương án tiêm, việc tiêm trộn giữa các loại vaccine…, tránh bị động, lúng túng và phù hợp với kế hoạch/chương trình tổng thể phòng chống dịch.
"Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine và đáp ứng nhu cầu thuốc điều trị, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, đề cao ý thức người dân trong phòng chống dịch", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu, phấn đấu chậm nhất trong tháng 12 phải cơ bản hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; rà soát lại các đối tượng chưa tiêm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để đạt mục tiêu này.
Đồng thời, có lộ trình triển khai tích cực, hoàn thành sớm nhất việc tiêm cho người từ 12-17 tuổi; đẩy mạnh việc tiêm mũi 3, trong đó ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng tuyến đầu. Nếu cần thiết, các cơ quan chức năng tăng cường lực lượng chi viện, hỗ trợ các địa phương trong tiêm chủng như chúng ta đã làm trước đó.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về một số nội dung liên quan tới vaccine, trong đó có khả năng, chủ trương, phương án tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên trên cơ sở khoa học, an toàn, phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và thực tiễn các nước.
Thủ tướng cũng giao các cơ quan rà soát lại việc vận chuyển, bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, đánh giá các sự cố xảy ra, bảo đảm khách quan, chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để người dân yên tâm tiếp tục tiêm....
Việc phân bổ và tiêm vaccine phải bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; công khai.
Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan tới nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất, cấp phép… thuốc điều trị
Về thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan bám sát, tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan tới nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất, cấp phép…
Bộ Y tế chủ động dự báo nhu cầu về số lượng, loại thuốc điều trị COVID-19 cho cả nước để có phương án mua, kể cả mua tập trung và phân bổ, sử dụng phù hợp với yêu cầu điều trị...; Đối với các loại thuốc thiết yếu phải có cơ số dự phòng cho tình huống dịch diễn biến xấu.
Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ theo đề xuất của các đơn vị, địa phương các loại thuốc Remdesivir với hơn 514.000 lọ.
Về sản xuất vaccine và thuốc trong nước nói chung, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều văn bản, kết luận về vấn đề này, Bộ Y tế và các cơ quan cần tích cực triển khai, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, kể cả hỗ trợ tài chính, cho việc chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất trong nước trên nguyên tắc bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh: Về thủ tục hành chính thì rút gọn nhất có thể, tạo thuận lợi và hỗ trợ tối đa nhưng về mặt chuyên môn thì phải bảo đảm các yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt theo quy định; các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về quyết định của mình với tinh thần vô tư, trong sáng, tất cả vì tính mạng, sức khỏe người dân, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng...
Nguồn: SKĐS
Related news
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
- 'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'
- Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin
- Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF
- Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ
Asset Publisher
Y tế Hà Nội thay đổi tích cực sau khi triển khai Chỉ thị 06/CT-BYT
Sunday 2025-07-06 03:11Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, ngành y tế Hà Nội đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. Thay đổi tích cực sau khi triển khai Chỉ thị 06/CT-BYT ...
Người béo phì nhiễm trùng nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao
Sunday 2025-07-06 03:08Theo nhiều bác sĩ, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng. Mới đây, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) điều trị thành công...
Phẫu thuật khẩn cấp cứu sản phụ viêm ruột thừa cấp và thai nhi
Sunday 2025-07-06 03:07Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng vừa phẫu thuật khẩn cấp cứu sản phụ bị viêm ruột thừa cấp đang mang thai 37 tuần. Đây là ca phẫu thuật kép lấy thai nhi thành công và cắt...
Quy định mới của Bộ Y tế về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần
Sunday 2025-07-06 03:04Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành Thông tư 21 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần. Thông tư này có hiệu lực từ ngày...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
Saturday 2025-07-05 14:25Chiều ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với nội dung "Tình hình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy, xây dựng chính...
Khám ngoài giờ: Những nỗ lực vì sự tiện lợi cho người bệnh
Saturday 2025-07-05 14:15Kể từ ngày 1/8/2024, Bệnh viện Bạch Mai, một trong những cơ sở y tế hàng đầu cả nước, đã chính thức triển khai dịch vụ khám chữa bệnh linh hoạt từ 7h sáng đến 20h hàng ngày. Sau gần một...
Phát hiện giun dài 8cm từ mụn trên ngực bệnh nhân 23 tuổi
Saturday 2025-07-05 13:36Bệnh viện Đặng Văn Ngữ mới đây đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân 23 tuổi, sinh viên đại học, đến khám sau khi một con giun được ghi nhận chui ra từ một nốt mụn trên cơ thể. Bệnh...
Kê đơn thuốc dài ngày theo Thông tư 26: Bước tiến vì người bệnh mạn tính
Saturday 2025-07-05 13:31Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2025 quy định chi tiết việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người có thẻ bảo hiểm y tế đã chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều...
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em
Saturday 2025-07-05 13:21Là bệnh viện đa khoa hạng I tuyến tỉnh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Tại đây, các em nhỏ được thăm...
Đại tiện ra máu suốt 2 tháng, người phụ nữ phát hiện ung thư di căn
Saturday 2025-07-05 13:19Liên tục đại tiện ra máu, chủ quan vì nghĩ là trĩ, một phụ nữ ở Long An phải đối mặt với căn bệnh ung thư trực tràng di căn. Ê-kíp phẫu thuật cắt bỏ khối u cho người bệnh. Ảnh:...
Thiếu niên 14 tuổi liệt nửa người vì căn bệnh 'người già'
Saturday 2025-07-05 13:15Thiếu niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch, các bác sĩ nhanh chóng xác định em bị đột quỵ, phải can thiệp gấp. Khoảng 9 tháng trước, em N.N.D. (14 tuổi) trú tại tỉnh Phú Thọ bị vỡ...
Sở Y tế tỉnh Ninh Bình sau hợp nhất có 58 đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Saturday 2025-07-05 13:09Chiều 30/6, Sở Y tế tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị bàn giao hợp nhất Sở Y tế ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Quang cảnh Hội nghị. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh...
Cứu sống cháu bé bị co giật trên cao tốc
Saturday 2025-07-05 13:06Nhận được đề nghị trợ giúp, cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng tăng cường của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã kịp thời triển khai phương án hỗ trợ, sử dụng xe đặc...
Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
Saturday 2025-07-05 13:04Ngày 1/7/2025, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới thể hiện nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo sức...
Sở Y tế TP.HCM: Đặc điểm hệ thống y tế của Thành phố Hồ Chí Minh mới kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025
Saturday 2025-07-05 13:02Kể từ ngày 1/7/2025, Ngành Y tế TPHCM mới sẽ có 2 chi cục và 124 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm 32 bệnh viện đa khoa, 28 bệnh viện chuyên khoa, 11 trung tâm không giường bệnh, 15 Trung tâm bảo...
Bệnh suy thận ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Saturday 2025-07-05 12:58Hiện nay, tình trạng người bệnh suy thận ngày càng trẻ hóa, số người cần phải lọc máu có xu hướng gia tăng, đáng nói, phần lớn phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối. Căn bệnh trở thành mối đe...
Nhiều bệnh nhân được BHYT chi trả hàng tỷ đồng viện phí
Saturday 2025-07-05 12:52Thời gian qua, nhiều người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bị mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng đã được quỹ BHYT chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh (KCB). ...
Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Cụ thể hơn, minh bạch hơn, vì người bệnh
Saturday 2025-07-05 12:40Thông tư 26/2025/TT-BYT vừa ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng....
Bệnh viện Bạch Mai chủ động triển khai Thông tư 26: Kê đơn cần cá thể hóa, không máy móc
Saturday 2025-07-05 12:32Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người có thẻ bảo hiểm y tế. Những điểm mới như cho phép kê đơn tối đa 90 ngày, đơn...
Bộ Y tế mở rộng thời gian kê đơn lên 90 ngày: Đáp ứng thực tiễn và giảm tải bệnh viện
Saturday 2025-07-05 12:21Ngày 30/6/2025, Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cho phép bác sĩ được kê đơn thuốc tối đa 90...