Các tổ chức quốc tế tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế ứng phó với dịch bệnh tại Việt Nam
13/07/2024 | 07:56 AM
Toàn cảnh buổi làm việc.
Sáng ngày 12/7/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã có buổi làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) về công tác chuẩn bị ứng phó với dịch sởi tại Việt Nam. Cùng tham dự có đại diện các Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Đại sứ quán Úc, các chuyên gia trong lĩnh vực y tế của các tổ chức quốc tế và một số đơn vị liên quan.
TS.BS Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng báo cáo tại buổi làm việc.
Tại buổi làm việc các đại biểu đã nghe báo cáo của Cục Y tế dự phòng về Kết quả đánh giá nguy cơ, kế hoạch phòng chống Sởi năm 2024. Theo đó 63 tỉnh, thành phố đã tổ chức thực hiện đánh giá nguy cơ dịch Sởi. Kết quả cho thấy 07/63 tỉnh được đánh giá có nguy cơ rất cao là Hà Tĩnh, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang. 07/63 tỉnh được đánh giá là có nguy cơ cao là Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau. 9 tỉnh nguy cơ trung bình và 40 tỉnh nguy cơ thấp.
Các biện pháp chuyên môn phòng, chống dịch Sởi được thực hiện kịp thời. Với công tác giám sát: Các đơn vị chuyên môn tiếp tục rà soát các biện pháp giám sát, phòng, chống dịch Sởi theo hướng dẫn tại Quyết định số 4485/QĐ-BYT ngày 05/12/2022 của Bộ Y tế, phát hiện sớm các trường hợp mắc Sởi và thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để nhằm hạn chế lây lan theo quy định.
Với công tác tiêm chủng, tiếp tục duy trì tổ chức tiêm chủng thường xuyên các mũi vaccine Sởi cho trẻ dưới 1 tuổi đạt > 90%; tỷ lệ tiêm vaccine Sởi – Rubella cho trẻ từ 18 tháng đạt 95% trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ vaccine chứa thành phần Sởi. Tiêm chiến dịch để phòng, chống Sởi, dự kiến triển khai tại 14 tỉnh (miền Bắc 02 tỉnh; miền Nam 11 tỉnh, Tây Nguyên: 01 tỉnh), (11/14 tỉnh nguy cơ cao và rất cao đề xuất triển khai chiến dịch, 03/14 tỉnh được đánh giá nguy cơ cao nhưng không đề xuất triển khai chiến dịch, 03 tỉnh nguy cơ trung bình (Nghệ An, Trà Vinh, Đồng Tháp) đề xuất triển khai chiến dịch) và 120 huyện (miền Bắc 2 huyện; miền Nam 101 huyện, Tây Nguyên: 17 huyện).
Về đối tượng dự kiến: tại Miền Bắc: 1-10 tuổi. Miền Nam: Khác nhau theo từng địa phương (Từ 6 đến 10 tuổi, 9 tháng đến 5 tuổi, 11 tháng – 7 tuổi, 3 – 10 tuổi). Tây Nguyên: Từ 9 tháng đến 5 tuổi.
Tổng số đối tượng dự kiến là: 1.393.159. Nhu cầu vaccine: khoảng 100.000 liều vaccine Sởi và 1,58 triệu liều vaccine Sởi - Rubella.
Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất đặc biệt mong muốn Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF và các tổ chức quốc tế hỗ trợ Bộ Y tế vaccine để triển khai tiêm chủng vaccine phòng chống dịch Sởi.
Các đại biểu phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng nghe các ý kiến của đại diện các đơn vị liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch tại Việt Nam, tập trung vào các vấn đề về số liệu đánh giá nguy cơ, hoạt động giám sát sinh phẩm, hoạt động tiêm chủng tại Việt Nam và khả năng cung ứng vaccine tại Việt Nam. Cùng với đó là những nghiên cứu khoa học đánh giá về bệnh sởi và các biện pháp dự phòng tại Việt Nam.
Tiến sỹ Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Tiến sỹ Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao việc thực hiện đánh giá nguy cơ bệnh sởi trên tất cả các tỉnh để xác định nguy cơ, vướng mắc và xây dựng kế hoạch chuẩn bị và ứng phó, Theo bà “việc đánh giá nguy cơ là bằng chứng/dữ liệu bổ sung quan trọng để hiệu chỉnh biện pháp ứng phó đối với những gì chúng ta biết đã là nguy cơ đáng kể – tức là nguy cơ bùng phát bệnh sởi trên diện rộng” Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Y tế trong việc giải quyết những vướng mắc trong việc mua vaccine phục vụ cho tiêm chủng thường xuyên. Tuy nhiên, cũng nhận thấy những thách thức trong việc mua sắm vaccine để ứng phó với đợt bùng phát cũng như các nhu cầu ứng phó khẩn cấp khác bao gồm vitamin A, vật tư điều trị khác cũng như vật tư phòng xét nghiệm. Chính vì vậy, WHO rất lo ngại về việc gia tăng các ca/chùm ca bệnh bệnh sởi ở một số tỉnh và khả năng bùng phát trên diện rộng nếu các hành động y tế công cộng khẩn cấp không được thực hiện, đặc biệt là trong năm học mới sắp tới khi trẻ em đi học lại.
Theo Tiến sỹ Angela Pratt, Việt Nam cần thực hiện những hành động khẩn cấp: Tiêm vaccine ứng phó dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi các chùm ca bệnh/ổ dịch hiện tại; Thực hiện một chiến dịch tiêm chủng nhằm đẩy nhanh việc tiếp cận tất cả trẻ em đã bỏ lỡ tiêm chủng thường xuyên trong vài năm qua và thu hẹp khoảng cách về miễn dịch đã biết;tăng cường giám sát và năng lực/sự sẵn sàng của phòng xét nghiệm; chuẩn bị sẵn sàng cho việc quản lý ca bệnh đặc biệt là cung cấp vitamin A liều cao.
Bà Rana Flowers, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc.
Bà Rana Flowers, trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam khẳng định, UNICEF sẽ luôn đồng hành cùng Bộ Y tế Việt nam trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Bà cho rằng chiến dịch tiêm chủng dự kiến tập trung vào 14 tỉnh có nguy cơ là hợp lý. Tuy vậy tại Việt Nam trẻ em sẽ đi học lại vào tháng 9 thì liệu có xảy ra điều gì đột biến tại thời điểm đó không? Chúng ta cần chuẩn bị một chiến dịch từ bây giờ. Cùng với đó, cần có giải pháp trong cơ chế phân cấp mua sắm trong tình huống khẩn cấp và bùng phát dịch bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương khẳng định trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có những chỉ đạo sát sao để cung ứng đủ vaccine cho chương trình tiêm chủ mở rộng, đảm bảo miễn dịch cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Đối với chiến dịch tiêm chủng, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những vùng có dịch bệnh thì địa phương sẽ phải chủ động mua vaccine và thuốc điều trị để ứng phó với dịch. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ rất khó khăn nếu chúng ta không bổ sung độ tuổi tiêm chủng đối với bệnh bạch hầu. Năm nay chúng tôi hy vọng UNICEF và Đại sứ quán Úc sẽ hỗ trợ Việt nam thực hiện chiến dịch tiêm chủng với 14 tỉnh có nguy cơ cao. Và sẽ bổ sung độ tuổi cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng để từ năm sau là tất cả trẻ ở độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng. Và như vậy chúng ta có thể tiêm thường xuyên hàng năm và không cần phải tiêm theo chiến dịch nữa. Đây sẽ là kế hoạch lâu dài và bền vững, tránh được việc phải rà soát và tiêm chiến dịch hàng năm thì rất bị động.
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị, Bộ Y tế đã họp và báo cáo Chính phủ chỉ đạo các địa phương là phải đảm bảo 4 tại chỗ, đảm bảo thuốc, vật tư để chẩn đoán, dự phòng cũng như điều trị dịch bệnh. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mới ký công điện về phòng, chống dịch bệnh mùa hè trong đó chú trọng đến các hoạt động cụ thể để phòng, chống các dịch bệnh. Truyền thông đúng và trúng đến người dân để người dân đi tiêm đúng lịch, đủ liều, nếu chưa được tiêm đúng lịch, đủ liều thì phải đi tiêm vét, tiêm bù theo hướng dẫn của các cơ quan y tế. Đề nghị các tổ chức quốc tế trước khi công bố ra thế giới thông tin liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam cần làm việc với Bộ Y tế để thống nhất các số liệu để đảm bảo tính chính xác và thống nhất trước khi thông tin và truyền thông. Trong thời gian tới để đáp ứng được công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, mong rằng WHO, UNICEF và Đại sứ quán Úc hỗ trợ Bộ Y tế để tổ chức chiến dịch tiêm chủng tại 14 tỉnh có nguy cơ theo kết quả đánh giá của WHO. Việc mua vaccine thì lãnh đạo Bộ Y tế cũng rất quyết liệt, và đã chuẩn bị sẵn sàng cho công tác mua sắm. Với những biện pháp quyết liệt như vậy thì năm 2024 sẽ vẫn còn những vướng mắc do thay đổi chính sách nhưng đến năm 2025 Việt Nam sẽ đảm bảo tốt nhất việc cung ứng vaccine.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu kết luận buổi làm việc.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ sự biết ơn tới các tổ chức quốc tế đã chủ động phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng. Sau dịch COVID-19 thì nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát các dịch bệnh trong đó có dịch sởi. Nguyên nhân là do dịch COVID-19 tác động và làm gián đoạn hoạt động tiêm chủng. Bộ Y tế Việt Nam luôn cố gắng chủ động các giải pháp. Qua buổi làm việc hôm nay, chúng ta thống nhất với nhau về cách làm cungx như phương thức phối hợp.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực, cố gắng khôi phục lại Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Năm 2024 đã ban hành Nghị định 13 tháng 2/2024 trong đó quyết định Trung ương sẽ tiếp tục mua vaccine cho các địa phương, và từ đó thì Bộ Y tế làm việc với các đơn vị để chuẩn bị đấu thầu. Cùng với đó, để đảm bảo tính dài hạn Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị đưa vào kế hoạch 2025.
Với công tác tiêm bù, tiêm vét cho đến nay theo đánh giá thì chúng ta thực hiện tốt. Cục Y tế dự phòng đã có đánh giá và đưa ra 14 tỉnh nguy cơ cần thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Yêu cầu Cục Y tế dự phòng sớm làm việc với các chuyên gia quốc tế để thống nhất kế hoạch triển khai chiến dịch theo thời gian phù hợp. Đồng thời cần bổ sung đối tg trẻ em trong cộng đồng để tiêm chủng kịp thời
Thực tế hiện nay, việc chi ngân sách, các địa phương rất lúng túng khi dịch xảy ra. Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Vụ Kế hoạch - Tài chính cần có văn bản hướng dẫn về cơ chế mua sắm khi có tình huống dịch xảy ra. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo Cục Y tế dự phòng cần sớm dự thảo kế hoạch của chiến dịch tiêm chủng và làm việc, tham vấn ý kiến của các chuyên gia quốc tế. Cùng với đó, Bộ trưởng cũng mong Đại sứ quán Úc, WHO và UNICEF sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế trong chiến dịch tiêm chủng tới đây./.
Related news
- Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm
- Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
- Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao
- Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam
Asset Publisher
Gia đình 2 người bệnh chết não hiến tạng của người thân để hồi sinh cho 12 cuộc đời
Friday 2024-12-27 01:20Hai gia đình người bệnh chết não ở Phú Thọ đã đồng lòng đưa ra quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo có cơ hội được "hồi sinh" cuộc sống mới. ...
Nhập viện cấp cứu vì uống Oresol chữa tiêu chảy không đúng cách
Friday 2024-12-27 01:19Việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ. Trẻ nhập viện vì mất nước nặng và rối loạn ý thức. Thời gian...
Bến Tre tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh thủy đậu
Friday 2024-12-27 01:17Ngày 26/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đã ký công văn gửi Sở Y tế và các đơn vị, ban ngành liên quan về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống...
Bộ Y tế đề xuất quy định mới áp dụng tiêu chuẩn GMP với các thuốc có nguy cơ cao
Friday 2024-12-27 01:15Theo Bộ Y tế, thực hành tốt sản xuất (GMP) thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm thuốc, nguyên liệu làm thuốc luôn được sản xuất và...
Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Friday 2024-12-27 01:11Hội thảo khoa học y dược cổ truyền toàn quốc lần thứ 3 là một trong các hoạt động hưởng ứng sự kiện kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Hội thảo...
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
Thursday 2024-12-26 07:15Sáng ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế...
Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
Thursday 2024-12-26 03:22“Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới và sáng tạo trong kỷ nguyên số về khoa học và công nghệ” là chủ đề Hội nghị Khoa học và Công nghệ Tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ 22, do Bộ Y tế phối hợp Trung...
Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Thursday 2024-12-26 02:17Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy...
Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
Thursday 2024-12-26 01:51Chiều 25/12, tin từ BVĐK tỉnh Bình Dương, các bác sĩ của BV vừa cấp cứu thành công sản phụ vỡ tử cung. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân N.T.D, 36 tuổi, tiền căn 3 lần sinh mổ ....
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói
Thursday 2024-12-26 01:48Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị khiếm thính. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ giảm thính lực cao trên...
Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
Thursday 2024-12-26 01:46Ngày 25/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) thông qua 07 nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vào điều kiện thực tế...
Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới
Thursday 2024-12-26 01:44Quy mô dân số của Việt Nam đã chính thức vượt mốc 100 triệu người và đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đây là cơ hội cho đất nước tiếp tục duy trì tăng trưởng và phát triển....
Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới
Thursday 2024-12-26 01:39Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn, trong đó có đề cập đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Như...
Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”
Wednesday 2024-12-25 12:32Hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”. Ngày...
Bệnh viện Bình Dân lần đầu tiên phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành
Wednesday 2024-12-25 08:48Bệnh viện Bình Dân vừa lần đầu tiên áp dụng phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành cho bệnh nhân bị nhão hoành. Phương pháp này giúp bệnh nhân không cần mở lồng ngực, giảm tổn thương...
Phẫu thuật, tái lưu thông ruột cho bệnh nhân tắc ruột dính
Wednesday 2024-12-25 08:46Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được chẩn đoán tắc ruột dính, có chỉ định phẫu thuật gỡ dính, lập lại lưu thông ruột. Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Cặp vợ chồng đón tin vui sau 11 năm hiếm muộn
Wednesday 2024-12-25 08:44Hơn một thập kỷ tìm con, người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng...
Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn
Wednesday 2024-12-25 08:41Khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn, giúp người bệnh hạn...
Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Wednesday 2024-12-25 08:38Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho hay khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái V.T.T, 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải...
Chìa khóa vàng giúp bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm
Wednesday 2024-12-25 08:37Ung thư là bệnh ác tính, nguy hiểm, nguy cơ tái phát cao nhưng “chìa khóa vàng” để điều trị thành công là giai đoạn mắc. Bệnh phát hiện ở giai đoạn đầu, khối u còn khu trú tại vị trí...